Cách kiểm soát cholesterol xấu và tốt
Cholesterol không phải đều xấu. Trên thực tế, cholesterol là một chất béo thiết yếu. Nó cung cấp sự ổn định trong mọi tế bào của cơ thể.
Trong cơ thể con người có 2 loại lipoprotein mang cholesterol đến và đi từ tế bào. Một loại là lipoprotein tỷ trọng thấp, hay còn gọi là LDL, loại còn lại là lipoprotein tỷ trọng cao, chính là HDL. Thông thường sẽ phải làm xét nghiệm máu để định lượng các thành phần này.
Để di chuyển trong máu, cholesterol phải được vận chuyển bởi các phân tử trợ giúp gọi là lipoprotein. Mỗi lipoprotein có định tính riêng về cholesterol và mỗi loại hoạt động khác nhau với cholesterol mà nó chuyên chở.
HDL- cholesterol tốt
HDL là viết tắt của lipoprotein tỷ trọng cao. Mỗi hạt cholesterol HDL là một đốm màu siêu nhỏ bao gồm một vành lipoprotein bao quanh một tâm cholesterol. Hạt cholesterol HDL đậm đặc so với các loại hạt cholesterol khác, vì vậy nó được gọi là tỷ trọng cao.
HDL-cholesterol tốt, hoạt động giống như người quét đường, thu dọn LDL ra khỏi các động mạch và đưa về gan, nơi mà LDL sẽ bị phân giải và tống ra ngoài cơ thể. Nhưng HDL không loại bỏ hoàn toàn LDL, chỉ 1/4 đến 1/3 cholesterol trong máu bị HDL mang đi. Mức HDL khỏe mạnh có thể bảo vệ cơ thể trước nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngược lại lượng HDL thấp làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
HDL làm giảm, tái sử dụng và tái chế LDL bằng cách vận chuyển nó đến gan, nơi nó có thể được xử lý lại. HDL hoạt động như một đội bảo trì cho các bức tường bên trong (nội mạc) của các mạch máu. Tổn thương các bức tường bên trong là bước đầu tiên trong quá trình xơ vữa động mạch, gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. HDL chà tường sạch sẽ và giữ cho nó khỏe mạnh.
Các hoạt động thể chất giúp tăng lượng cholesterol tốt. Ảnh: TM
Video đang HOT
Nên làm gì nếu HDL thấp?
Trong trường hợp lượng HDL thấp, người bệnh sẽ thực hiện nhiều bước để tăng mức HDL và giảm nguy cơ bệnh tim như sau:
Tập thể dục: Các hoạt động thể chất giúp tăng lượng HDL. Hãy tập các bài tập vừa sức ít nhất 30 phút/ngày.
Giữ cân nặng khỏe mạnh: Bên cạnh việc cải thiện mức HDL, kiểm soát cân nặng, không để thừa cân béo phì để giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều HDL trong thực vật, các loại hạt và cá như cá hồi hoặc cá ngừ.
Cai thuốc lá, vì thuốc lá làm giảm HDL, khi ngừng hút, lượng HDL có thể tăng lên
LDL- cholesterol xấu
Nếu cơ thể bị tăng LDL, nghĩa là có quá nhiều LDL trong máu. Phần LDL dư thừa này, cùng với một số chất khác, tạo thành mảng bám. Những mảng bám này tụ trên thành động mạch, gọi là xơ vữa động mạch.
Bệnh mạch vành xảy ra khi mảng bám tích tụ trong thành các động mạch của tim, khiến các động mạch càng lúc càng xơ chai và hẹp lại. Lúc này, máu lưu thông sẽ bị hạn chế hoặc bị nghẽn. Bởi tim nhận oxy từ máu, tình trạng này làm tim không nhận đủ lượng oxy. Vấn đề này có thể gây ra chứng đau thắt ngực, hoặc khi dòng máu bị tắc hoàn toàn sẽ gây nhồi máu cơ tim.
Khi LDL cao nên kiêng ăn gì?
Nên ăn giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn; chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
Người bị mỡ máu cao cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn. Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt. Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá.
Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, bầu dục, gan, nội tạng động vật. Không nên ăn nhiều trứng, do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol. Người bệnh cần giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Ngoài ra, cũng nên hạn chế các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật…
Chất béo no không chỉ làm tăng hàm lượng cholesterol mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt trong khẩu phần ăn của bệnh nhân mỡ máu.
Hạn chế ăn tối muộn: Tối muộn là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, kết hợp tập thể dục điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể bị tiêu hao.
Những công dụng bất ngờ của quả bơ
Bơ là một loại siêu thực phẩm có thể đem nhiều lợi ích không thể ngờ, đây là những lý do để bạn thấy rất cần nên ăn bơ mỗi ngày.
Bơ chứa hàm chất béo không bão hoà rất cao có tác động tích cực đến hệ tim mạch. Vì chất béo không bão hoà giúp giảm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu), duy trì cholesterol HDL (cholesterol tốt).
Hơn nữa, ăn bơ có thể cải thiện độ nhạy insulin của bạn. Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu.
Ngoài ra, bơ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa chứng viêm.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy đưa bơ vào chế độ ăn hằng ngày sẽ đem đến Chỉ số khối cơ thể (BMI) khỏe mạnh. Vì bơ khá giàu chất xơ, nên tạo cảm giác no lâu và giảm ham muốn ăn quá nhiều. Mỗi quả chứa khoảng 14 gram chất xơ, và ăn hằng ngày sẽ giúp thu nhỏ vòng eo của bạn.
Theo WebMD, bơ là một nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời, giúp ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng. Chúng cũng chứa nhiều vitamin C và E, cộng với các chất thực vật tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Do chúng chứa nhiều chất phytochemical, như lutein và zeaxanthin ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Loại siêu thực phẩm này đem đến một đặc quyền cho làn da sáng, mắt sáng và tóc bóng mượt. Điều này có được là do bơ có các vitamin tan trong chất béo và axit béo không bão hòa đơn.
Bơ là nguồn cung cấp kali tuyệt vời rất hữu ích trong việc giảm huyết áp cao. Kali rất quan trọng trong cơ thể con người, vì điều chỉnh sự cân bằng nước và cân bằng axit trong máu và các mô.
Do đó, đối với hầu hết những người bị huyết áp cao, tăng lượng kali để giảm huyết áp là một cách đáng tin cậy hơn nhiều. Ngoài ra, kali cũng rất quan trọng cho sự phát triển bình thường và xây dựng cơ bắp.
Cơ thể thay đổi thế nào nếu bạn uống trà gừng mỗi ngày? Thói quen uống trà gừng liên tục trong thời gian dài có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Bảo vệ tim: Nhiều nghiên cứu cho rằng, gừng có thể ngăn ngừa bệnh tim nhờ giảm lượng cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt và giảm huyết áp. Kiểm soát cân nặng: Trà gừng cũng giúp bạn kiểm soát lượng cân nặng hợp lý...