Cách bảo quản thực phẩm khi trời nồm ẩm
Khi trời nồm ẩm, các loại thực phẩm, rau củ quả, dưa cà cá muối rất nhanh bị thối, hỏng, nhũn nát, mủn, bốc mùi… gây bệnh, ngộ độc, đặc biệt là ung thư. Làm sao để thực phẩm không sinh độc tố?
Các chuyên gia Viện Dinh dưỡng cảnh báo, trời nồm ẩm rất thuận lợi cho nấm mốc tấn công thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt, gây nguy hại cho sức khỏe. Các hàng quán từ đồ tươi sống, thực phẩm chín, đồ khô… nhìn đâu cũng ướt át, mất vệ sinh trầm trọng đầy ruồi muỗi, vi khuẩn, nấm mốc “tấn công” khiến giảm giá trị dinh dưỡng, dẫn tới các bệnh về đường tiêu hoá, ngộ độc và nguy cơ ung thư cao, nhất là các thực phẩm hạt dễ nhiễm nấm mốc, sinh độc tố Alfatoxin gây ung thư.
Trong thời tiết nồm ẩm, nếu bảo quản kém, thực phẩm sẽ sinh ra các loại nấm như nấm xanh, nấm có mũ… đều chứa chất Aflatoxin – chất cực độc đối với sức khoẻ con người. Trong các loại lương thực thực phẩm như lạc, ngô, hạt sen… thì lạc chiếm tỷ lệ mốc và chứa chất độc này cao nhất.
Aflatoxin nguy hiểm vì gây hại chỉ với liều lượng rất nhỏ, 1kg thức ăn chỉ cần nhiễm 2 miligam (đủ dính đầu móng tay) cũng đã đủ làm hỏng gan.
Aflatoxin là một độc tố, bền vững với nhiệt độ cao. Rang lạc, ngô bị mốc ở nhiệt độ rất cao nhưng độc tố vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.
Thời tiết nồm ẩm còn khiến thực phẩm, đồ dùng bị mốc, mủn… Thớt gỗ, đũa ăn cơm 1 ngày không dùng là sờ vào thấy có nhớt. Thức ăn để qua đêm bên ngoài rất dễ sinh đốm mốc, chưa kể vi nấm, vi khuẩn phát triển ồ ạt mắt thường không nhìn thấy.
Nấm mốc phát triển trên rau củ quả, gạo đỗ, lạc… gây biến đổi màu sắc, mùi vị, giảm chất lượng, dinh dưỡng. Nấm mốc, vi khuẩn các loại nhanh chóng làm hư thối hoa quả, rau, hạt ngũ cốc.
Nồm ẩm khiến dưa, cà muối dễ khú, hỏng, thường sinh ra các chất thuộc nhóm chất nitrite và nitrate – có yếu tố gây ung thư thực nghiệm trên động vật.
Các “sát thủ” ung thư tiềm ẩn cũng tìm thấy trong thịt cá được chế biến bằng chất bảo quản để chống ôi thiu trong những ngày nồm ẩm, các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối – bị quy là liên quan đến sinh bệnh ung thư vòm mũi – họng.
Nhóm nguy cơ thứ hai là hạt ngũ cốc (gạo, hạt họ đậu, lạc…). Một lượng lớn lạc được tiêu thụ và tích trữ hằng ngày ở các quán nhậu rất dễ bị nấm mốc, phổ biến là nấm Aspergillus flavus tiết ra Aflatoxin – độc tố gây ngộ độc cấp tính, tích lũy trong cơ thể gây ung thư gan đang phổ biến ở Việt Nam. Chỉ cần hấp thụ 2,5mg Alfatoxin trong 3 tháng là gan có thể bị ung thư.
Rất nguy hiểm là lạc mốc được rang, hay luộc kỹ thì các bào tử mốc có thể bị tiêu diệt, riêng Alfatoxin vẫn nguyên là “sát thủ” ung thư bởi nó không bị phá huỷ hoàn toàn (ở nhiệt độ 150 độ C dù đun trong 30 phút).
Ai dễ bị tấn công
Trẻ em, trẻ sơ sinh, người già, người ốm yếu dễ bị ảnh hưởng của nấm mốc nhất.
Khi bị nhiễm nấm mốc sẽ gây ho, thường xuyên thấy mệt mỏi, mắt và họng bị kích thích, đau đầu, da dẻ mẫn cảm, hay buồn nôn, tiêu chảy mất nước gây đến suy kiệt cơ thể.
Video đang HOT
Các bào tử nấm còn gây viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến ho, viêm đường hô hấp, khó thở, mệt mỏi, viêm xoang, viêm phế quản, dị ứng…
Vệ sinh an toàn thực phẩm mùa nồm phải bắt đầu từ trong mỗi nhà, từ khâu bảo quản, đến chế biến, tới bàn ăn. Không để đồ ăn qua đêm bên ngoài, mà phải bảo quản trong tủ lạnh. Lỡ để quên qua đêm thì không nên tiếc nữa. Thực phẩm mua về, hoặc dùng xong cất ngay vào tủ lạnh. Nên cho thực phẩm vào tủ lạnh khi còn tươi nhất.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm được sử dụng tốt nhất khi chúng tươi sống. Sau một thời gian bảo quản, chúng cũng mất đi ít nhiều các chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, khi độ ẩm quá cao, các bào tử nấm mốc và vi khuẩn trong không khí phát triển mạnh. Do vậy, trong thời tiết nồm ẩm, nên hạn chế tối đa việc dự trữ nhiều thực phẩm trong tủ lạnh.
Cách bảo quản thực phẩm
Các loại thực phẩm có mùi như bơ, pho mát, cá… cần bọc nilon mới cho vào tủ lạnh.
Thực phẩm đã nấu chín chỉ nên để trong tủ lạnh từ 1, 2 ngày. Khuyến khích sử dụng hết thực phẩm sau khi đã được nấu chín, vì chỉ hơi ẩm cũng dễ xuất hiện các loại mốc tại các điểm hở nhỏ.
Rã đông thực phẩm cần phải dùng ngay.
Nơi bảo quản thực phẩm phải chống ẩm tốt và thông gió.
Dao thớt khi dùng xong nên rửa luôn, rửa sạch, treo hoặc kê lên để thớt nhanh khô.
Bát đũa nên “tãi” ra cho khô, không nên dồn đống khiến rửa từ sáng mà đến chiều ăn thấy đũa vẫn còn ẩm, ướt. Tốt nhất, trước khi dùng nếu thấy thớt, đũa vẫn còn ẩm thì hơ qua lửa để sấy khô đũa, thớt, diệt vi khuẩn, nấm mốc.
Sử dụng máy hút ẩm để đảm bảo ngôi nhà luôn khô ráo, tránh nấm mốc hay vi khuẩn vào những ngày trời nồm ẩm. Ngoài ra, bạn có thể dùng chất hút ẩm để loại bỏ không khí ẩm, nơi hay để thực phẩm để chống sự xâm nhập của nấm mốc.
Những bệnh lý dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm và cách phòng ngừa hiệu quả
Ra Tết, thời tiết tại miền Bắc xuất hiện tình trạng mưa phùn, nồm ẩm và khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, thời tiết nồm ẩm gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi ở người có sức đề kháng giảm.
Như mọi người vẫn biết, thời điểm ra tết là thời điểm trong giai đoạn chuyển mùa đông xuân. Đặc biệt lúc này có rất đông bệnh nhân tới khám bệnh. PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y Hà Hội cũng cho biết thêm, khi thời tiết nồm ẩm trở thành nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý hô hấp, tiêu chảy hay cảm cúm,... ở con người.
1. Cảm cúm xảy ra do thời tiết nồm ẩm
Có thể bạn chưa biết, tình trạng cảm cúm là một trong những căn bệnh phổ biến nhất không chỉ xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi mà người trưởng thành cũng dễ mắc cảm cúm khi thời tiết thay đổi.
Đặc biệt, cảm cúm là bệnh dễ mắc phải nhưng hầu hết mọi người đều bỏ qua thậm chí tự mua thuốc về điều trị. Cũng có nhiều người sử dụng cả kháng sinh với hi vọng bệnh có thể nhanh khỏi.
Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh sau này, bệnh cúm theo mùa còn có khả năng lây lan thành dịch và đặc biệt một số chủng cúm A gây ra như H5N1 hay H1N1 rất phổ biến.
Cảm cúm xảy ra do thời tiết nồm ẩm là bệnh thông thường với các triệu chứng như ho, sốt và đau đầu hoặc đau mình mẩy, xuất hiện tình trạng rét run và sau đó một vài ngày thì tình trạng trên được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên đối với một số trường hợp có thể trở nặng và đặc biệt có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh như chủng cúm A/H5N1 với tên gọi là cúm gia cầm và xuất hiện ở gia cầm có thể lây sang người.
Trong khi virus H5N1 có thể đi vào phổi, gây tàn phá phổi. Đặc biệt, trước năm 2005, tỷ lệ tử vong do bệnh cúm nguy hiểm này còn có thể lên tới 80%. Hiện nay, với sự cố gắng của nền y học trong nước và thế giới thì tỷ lệ tử vong do cúm gây ra còn khoảng 50%.
Cảm cúm xảy ra do thời tiết nồm ẩm là bệnh thông thường với các triệu chứng như ho, sốt và đau đầu hoặc đau mình mẩy - Ảnh Internet
Phân biệt bệnh cúm A/H5N1, H1N1, H3N2 thực tế là điều không dễ dàng. Đối với các triệu chứng lâm sàng của cúm sốt và đau đầu, sổ mũi hay ho khan thì các triệu chứng của 3 bệnh này hoàn toàn giống nhau. Chỉ khác nhau ở chỗ tới 2 đến 3 ngày sau bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn hoặc gặp phải tình trạng khó thở hơn và người thân cần nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm máu và chụp CT phổi nhằm xác định chính xác liệu bệnh nhân có mắc cảm cúm hay không và tình trạng bệnh liệu có đang tiến triển nặng hay không để xây dựng kế hoạch điều trị bệnh cụ thể.
Rất nhiều người chủ quan cho rằng cảm cúm mà mình đang mắc phải là bệnh cảm cúm thông thường mà không cần tới bệnh viện cho đến khi cơ thể không chịu nổi mới tới bệnh viện thì lúc đó cơ thể đã bị tàn phá quá nhiều đặc biệt kèm theo hội chứng suy sụp đa phủ tạng.
Thực tế, dù với hệ thống máy móc có tác dụng hỗ trợ tim, phổi hay gan thận có nhiều nhưng tỷ lệ người bệnh tử vong xảy ra cũng khá cao. Tuy người mắc cảm cúm có thể không nhất thiết phải tới bệnh viện ngay ngày đầu tiên nhưng bệnh nhân và người thân khi thấy bệnh trở nặng thì cần được nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để chẩn đoán và theo dõi kịp thời.
2. Bệnh hô hấp do thời tiết
Thời tiết thay đổi, khô và gió mùa về chuyển sang độ ẩm nhanh, bị mưa phùn và làm cho trẻ thích nghi không kịp có thể dẫn đến các bệnh lý cấp tính hô hấp như cảm cúm hoặc viêm đường phế quản và viêm phổi xảy ra.
Không những thế, khi thời tiết nồm ẩm, trở lạnh còn khiến cả người lớn và trẻ nhỏ mắc bệnh viêm đường hô hấp hay viêm phế quản và viêm phổi. Do đó, phụ huynh không nên chủ quan khi trẻ có các dấu hiệu như chảy mũi trong, sốt nhẹ hoặc ho mà tự ý điều trị. Bởi vì, diễn biến bệnh viêm phổi diễn ra rất nhanh, đối với các biểu hiện bệnh nhẹ nhưng khi tới bệnh viện đã có thể trở nên nghiêm trọng như bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng.
Đặc biệt, phụ huynh không nên tự ý cho con sử dụng kháng sinh mà nên đưa con đi khám nhằm điều trị đúng. Thời tiết lạnh, nên tăng cường về chế độ dinh dưỡng và giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, không nên để trẻ mặc quá nhiều quần áo, trẻ ra mồ hôi lạnh càng dễ gây ra tình trạng viêm phổi hơn.
Các bệnh có liên quan đến đường hô hấp dễ xảy ra do thời tiết nồm ẩm - Ảnh Internet
3. Bệnh tiêu chảy dễ gặp
Thời tiết nồm ẩm là sự thay đổi về môi trường từ nhiệt độ, độ ẩm gây ra nhiều tác động trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, tình trạng này dễ xảy ra đối với những người có sức khỏe yếu, không kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết thì dễ bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, thời tiết nồm ẩm còn là điều kiện môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh, vi khuẩn và virus phát triển sau đó lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Ngoài bệnh về đường hô hấp dễ xảy ra khi thời tiết nồm ẩm thì tiêu chảy cũng là bệnh dễ mắc trong mùa lạnh.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy ở mọi người khi thời tiết nồm ẩm là do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh hoặc ăn uống không khoa học. Ngoài ra còn kèm thêm ô nhiễm từ môi trường có thể khiến bệnh tiêu chảy phát sinh. Tiêu chảy do thay đổi thời tiết nồm ẩm gây ra còn có thể gây nhiều nguy hiểm cho người mắc bệnh vì nếu không kịp thời được phát hiện và điều trị thì dễ dẫn tới mất nước hoặc có thể gây ra tử vong cho người bệnh.
Khi gặp phải tình trạng tiêu chảy cấp do thời tiết nồm ẩm gây ra, mọi người cần không cho người bệnh bị mất nước bằng cách uống bổ sung dung dịch oresol sau mỗi lần đi ngoài.
Thực tế, việc có nên sử dụng kháng sinh hay không còn tùy thuộc vào nguyên tắc cần có chỉ định của thầy thuốc về liều lượng vì có nhiều trường hợp không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Thậm chí, có nhiều trường hợp việc sử dụng thuốc kháng sinh còn có thể khiến bệnh nặng hơn. Ngoài ra, nếu do dị ứng thức ăn thì không cần sử dụng thuốc đặc hiệu miễn không để người bệnh mất nước điện giải.
Thời tiết nồm ẩm có thể gây bệnh tiêu chảy - Ảnh Internet
4. Phòng bệnh khi thời tiết nồm ẩm bằng cách nào?
Có thể bạn chưa biết, thời tiết nồm ẩm thật sự là mối đe dọa cho sức khỏe con người. Vì vậy, mọi người cần chủ động quan tâm, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh trong dịp tết.
Một số lời khuyên từ các chuyên gia có tác dụng giúp bạn phòng bệnh khi thời tiết nồm ẩm hiệu quả:
- Tránh tiếp xúc với đối tượng đang có dấu hiệu nhiễm bệnh truyền nhiễm.
- Cần giữ ấm cho cơ thể khi đi xe, đi ra ngoài trời hoặc khi phải làm việc ngoài trời vào thời tiết ban đêm hoặc sáng sớm.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều hoa quả, cân đối các nhóm dưỡng chất, uống đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
- Nên tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch đối với một vài bệnh cụ thể như bệnh sởi, rubella, ho gà,...
- Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh gia đình và giữ nhà cửa thoáng, ấm. Ngoài ra, cũng cần giữ vệ sinh cá nhân và thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh tai mũi họng hằng ngày bằng nước muối.
- Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi mắc bệnh đường hô hấp, cảm cúm hay tiêu chảy cấp cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được kịp thời thăm khám và nhận điều trị.
Giảm lượng muối bằng chế độ ăn phù hợp Tại Việt Nam, theo điều tra năm 2015, mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày là 9,4 gram (nam 10,5 gram và nữ 8,3 gram). Nhưng chỉ có 16% số người khi được hỏi cho rằng bản thân mình có ăn mặn. Các chuyên gia khuyến cáo, việc giảm lượng muối ăn hằng ngày sẽ hạn chế các nguy cơ mắc bệnh. Nhiều tác...