BS. Hoàng Quốc Tưởng mách các mẹ 5 loại “thuốc” siêu rẻ mà lại cực hiệu quả giúp trẻ tăng sức đề kháng
Thay vì chi ra quá nhiều tiền để mua các loại thuốc bổ đắt tiền, bố mẹ nên lưu ý 5 loại “thuốc” này.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp con người phòng chống lại bệnh tật. Theo WHO, 95% trẻ từ 0 đến 6 tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện là nguyên nhân khiến bé dễ nhiễm bệnh. Trong đó, các bệnh như ho, sốt, sổ mũi rất thường gặp ở trẻ nhỏ.
Vì vậy việc làm thế nào để giúp bé phòng chống nhiễm bệnh, nhiễm virus,… là điều được các mẹ đặc biệt quan tâm, nhưng không phải mẹ nào cũng biết thực hiện đúng cách tăng sức đề kháng cho con để đạt hiệu quả tối đa.
Trả lời câu hỏi phải làm sao để tăng sức đề kháng cho trẻ 18 tháng hay bị ốm, ho, sốt; bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhi đồng 2, đồng thời cũng là bác sĩ Nhi khoa được nhiều mẹ Việt tin tưởng và yêu mến cho biết, muốn tăng sức đề kháng cho con, bố mẹ phải lưu ý 5 loại “thuốc” dưới đây:
- Thứ nhất, chích ngừa. Các bố mẹ cần phải nhớ và tuân thủ lịch chích ngừa cho bé, nhất là những mũi chích nhắc lại. Trong đó các mũi cúm phải nhắc lại mỗi năm.
- Thứ hai, chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng. Trong độ tuổi này cần phải tập trung vào nhóm tinh bột, ngũ cốc và chất xơ. Ngoài ra còn có sữa và chất đạm, nhưng thông thường hai nhóm chất này luôn được các bố mẹ bổ sung hàng ngày cho bé, thậm chí còn cho con ăn nhiều hơn nên chỉ cần chú trọng ba chất kia là được.
- Thứ ba, giấc ngủ của con. Phải cho con ngủ đủ giấc theo khuyến cáo cho từng độ tuổi.
- Thứ 4, tập luyện thể thao . Tuy nhiên, bố mẹ nên tập luyện cùng con để rèn luyện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho bản thân.
- Thứ 5, hãy để con được ốm.
Trong đó, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng nhấn mạnh: “Nói như vậy không phải là do bác sĩ vô tâm hay không có lương tâm mà mỗi lần bị như vậy là con sẽ kháng thể để chống chọi lại bệnh tật. Bố mẹ nên hiểu rằng, không có một đứa trẻ nào lớn lên mà không bị ốm.”
Video đang HOT
Cách điều trị trẻ bị ho và sốt nhẹ:
Khi trẻ bị ho và sốt nhẹ, bố mẹ cần làm những cách dưới đây để giúp trẻ mau khỏe:
- Cho trẻ uống nhiều nước: Bố mẹ nên cho bé uống nhiều hơn bình thường để bù nước do sốt và loại bỏ các loại độc tố dễ dàng hơn. Đồng thời, nước cũng sẽ giúp giảm triệu chứng đau họng, ngứa rát cổ và làm dịu các cơn ho. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ còn bú mẹ, mẹ nên cho bé bú nhiều lần, chia làm nhiều cữ hơn.
- Chườm khăn ấm: Dù bé sốt nhẹ nhưng nhiệt độ cơ thể vẫn cao hơn bình thường, chườm khăn hạ sốt bằng loại khăn mát (không dùng khăn lạnh cho trẻ), chườm tại vị trí có mạch máu đi qua như hai nách, hai bẹn, hai bên cổ.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài kèm theo sốt thường rất dễ mất sức. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ sẽ giúp nâng cao sức đề kháng. Nên cho bé ăn ở dạng loãng như súp, cháo và nước ép hoa quả cho bé dễ nuốt.
- Điều trị bằng thuốc: Việc sử dụng thuốc nên theo chỉ định của dược sĩ, bác sĩ bởi tùy từng độ tuổi của trẻ mà sẽ có loại thuốc, liều dùng thuốc khác nhau.
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nếu thấy trẻ bị ho và sốt nhẹ liên tục không giảm, bố mẹ không nên chủ quan mà cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn.
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng là bác sĩ chuyên khoa Nhi, hiện đang công tác tại bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM.
Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân và được rất nhiều độc giả tin tưởng, yêu thích.
Dị ứng thời tiết cần chữa trị kịp thời
Dị ứng thời tiết nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp có thể để lại những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Vào những lúc giao mùa hay những ngày nóng lạnh thất thường, cơ thể chúng ta tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường gây ra hiện tượng dị ứng thời tiết. Mỗi cá thể khác nhau sẽ phản ứng khác nhau trước tác nhân gây dị ứng và mức độ dị ứng cũng khác nhau sẽ biểu hiện trên cơ thể.
Biểu hiện thế nào?
Đối với dị ứng thời tiết khi trời nóng, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi nên da của chúng ta sẽ luôn trong trạng thái ẩm ướt dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, làm bệnh dị ứng ngày càng nặng hơn.
Một số trường hợp dị ứng thời tiết khác còn đi kèm theo các vấn đề hô hấp, mũi họng... khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Với các biểu hiện:
Da ửng đỏ xuất hiện kèm theo ngứa dai dẳng, có dấu hiệu mề đay trên da. Tùy thuộc vào sức khỏe, sức đề kháng và mức độ dị ứng của người bệnh, mỗi đợt da ửng đỏ sẽ có thời gian bùng phát nhất định.
Người bị dị ứng có biểu hiện da ửng đỏ xuất hiện kèm theo ngứa dai dẳng, có dấu hiệu mề đay trên da.
Nổi mề đay: Song song xuất hiện với dấu hiệu mẩn ngứa. Các trường hợp này thường xuất hiện dấu hiệu phù, mảng mề đay dày cộm, có màu trắng hoặc hồng. Sau khoảng thời gian ngắn khi da tiếp xúc với các yếu tố thời tiết như mưa lạnh, độ ẩm không khí cao... da sẽ nổi mề đay.
Chàm bội nhiễm: Các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt.
Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng này dễ gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung...
Khò khè, ho hoặc khó thở: Các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định tránh chuyển nặng đe dọa tính mạng, đặc biệt hay gặp ở trẻ hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.
Người bị dị ứng nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C và uống nhiều nước để điều hòa cơ thể và tăng miễn dịch.
Dị ứng thời tiết kiêng gì?
Bên cạnh phương pháp điều trị dị ứng thời tiết bằng các loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc kháng thụ thể H2, doxepin, prednisolone, corticoid...Việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt... cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng bệnh này. Những thói quen cần duy trì bao gồm:
Uống nhiều nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại những tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài.
Không sử dụng thuốc lá, bia rượu, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa.
Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ ổn định để tránh khỏi tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Ăn nhiều rau củ quả, trái cây có chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để điều hòa cơ thể.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
Có thể sử dụng thêm những thuốc bổ chứa vitamin B1, B6, B12.
Hạn chế lao động nặng nhọc dưới trời nắng để giảm tiết mồ hôi.
Khi thấy da của mình có dấu hiệu dị ứng sẩn ngứa thì cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi bị dị ứng và đi đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da.
Mặc những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi.
Bệnh nhân cũng được khuyên nên kiêng ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng...
Dị ứng thời tiết bao gồm dạng cấp tính và mạn tính. Nếu bệnh ở trạng thái cấp tính, sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng ngứa, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu những dấu hiệu này không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sẽ chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mạn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong.
BS. Hoàng Quốc Tưởng: "Hoàn toàn không bắt buộc phải có thêm vitamin K2, chỉ cần bổ sung vitamin D3 cho trẻ là đủ" Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng, đối với những trẻ dưới 1 tuổi, nếu bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc sữa công thức không tới 1 lít/ngày thì sẽ bổ sung vitamin D3 với liều lượng 400 đơn vị/ngày. Như vậy là đủ! Nỗi lo con thiếu chất là vấn đề chẳng của riêng ai. Trong đó, câu hỏi về việc có nên...