Bộ Y tế báo cáo về đề xuất tiêm vắc xin cho học sinh cấp 3
Ngày 6/9, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc gửi Văn phòng Chính phủ về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh trung học phổ thông.
Theo đó, Bộ sẽ có hướng dẫn khi nguồn cung vắc xin đáp ứng đủ.
Theo đó, ngày 27/8, Bộ Y tế nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ về việc trả lời đề xuất, kiến nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế có ý kiến như sau:
Thứ nhất, thực hiện Nghị quyết số 21 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin và Quyết định số 3355 của Bộ Y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 thì đến hết tháng 4/2022, Bộ Y tế dự kiến cung ứng được 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.
Bộ Y tế đã rất tích cực tiếp cận các nguồn vắc xin, nhưng hiện nay, số lượng vắc xin cung ứng cho Việt Nam còn rất hạn chế. Số lượng này mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu phòng chống dịch theo Nghị quyết số 21 của Chính phủ và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng.
Hiện nay số lượng vắc xin phòng Covid-19 về Việt Nam rất hạn chế.
Trên cơ sở diễn biến dịch tại các địa phương, số lượng vắc xin cung ứng và căn cứ đối tượng được tiêm quy định tại Nghị quyết số 21, Quyết định số 3355, Bộ Y tế đã hướng dẫn địa phương, đơn vị triển khai thực hiện tiêm cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
Thứ hai, Bộ Y tế đang tích cực tìm kiếm nguồn cung ứng vắc xin để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch. Khi nguồn cung ứng vắc xin đáp ứng đủ, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn và phân bổ vắc xin về các địa phương. Khi đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt danh sách đối tượng tiêm cụ thể trong đó có đối tượng dưới 18 tuổi bao gồm cả học sinh.
Bộ Y tế: Thuốc lá điện tử, shisha 'kịch độc', xâm nhập trường học
Bộ Y tế đã ban hành Công văn 3518/BYT-KCB quy định cấm mua, bán, sử dụng thuốc lá điện tử, shisha tại các cơ sở giáo dục. Đồng thời đưa ra nhiều khuyến cáo.
Các cô gái liên tục rít, nhả khói tại quán cà phê trên đường Phạm Ngũ Lão (Q.1) - ẢNH MINH HỌA: BÍCH NGÂN
Ngày 28.4, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 3518/BYT-KCB gửi Bộ GD-ĐT về tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha). Đáng chú ý là quy định cấm mua, bán, sử dụng thuốc lá điện tử, shisha tại các cơ sở giáo dục.
Sản phẩm chưa được cấp phép nhập khẩu
Tại Công văn 3518/BYT-KCB, Bộ Y tế cho biết, các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha (sau đây gọi chung là sản phẩm thuốc lá mới) rất có hại cho sức khỏe của cả người hút và những người xung quanh, là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc nicotine, gây các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa. Sử dụng thuốc lá điện tử còn gây chấn thương do cháy nổ thiết bị để hút.
Sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và lối sống của giới trẻ. Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh khiến người dùng ở nhóm tuổi này dễ bị nghiện nicotine hơn và vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai.
Cũng theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá mới hiện là những sản phẩm chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành. Tuy nhiên qua một số điều tra cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng. Theo nghiên cứu do Viện Chiến lược và chính sách y tế tiến hành năm 2020, tỷ lệ hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8 đến lớp 12 là 8,35% và đặc biệt cao hơn ở độ tuổi học sinh lớp 10 đến lớp 12 là 12,6%.
Cấm để thuốc lá điện tử "len lỏi" vào trường học
Tại Công văn 3518/BYT-KCB, Bộ Y tế cho biết, thuốc lá điện tử đang xâm nhập vào các trường học, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, sinh viên, đồng thời gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT cùng phối hợp thực hiện các hoạt động. Cụ thể, bên cạnh việc tiếp tục phổ biến về tác hại của thuốc lá điếu và các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, cần phổ biến rộng rãi về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới cho toàn thể học sinh, sinh viên, học viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc tại các cơ sở giáo dục. Chỉ đạo các Sở Giáo dục và đào tạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến tác hại của việc sử dụng thuốc lá mới tới sinh viên, học sinh các cấp. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha tại các cơ sở giáo dục.
Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm quy định cấm bán thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá mới phía ngoài cổng cơ quan, đơn vị, trường học theo quy định của luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Bộ Y tế cho biết thêm, sẽ tiếp tục phối hợp để cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan đến tác hại của việc sử dụng thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng để phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền tại các cơ sở giáo dục.
Loạt bài điều tra Thuốc lá điện tử độc hại bán như "rau" do nhóm PV Trác Rin, Duy Tính, Bích Ngân - Báo Thanh Niên thực hiện
Thuốc lá điện tử gây tổn thương phổi: Mỹ tìm ra nguyên nhân
Liên quan đến việc các sản phẩm thuốc lá điện tử được bày bán tràn lan, ngoài việc công khai bán ở các cửa hàng, thuốc lá điện tử còn được bày bán trên cả đường phố, trong quán cà phê...trước đó Báo Thanh Niên đã đăng loạt bài điều tra Thuốc lá điện tử độc hại bán như "rau" (từ 22 - 24.2.2021). Phản hồi về loạt bài điều tra này, nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, xử lý mạnh tay. Thậm chí, với mức độ độc hại, gây nhiều hệ lụy về sau thì cân nhắc cấm hoàn toàn.
Ngăn ngừa sử dụng thuốc lá điện tử, shisha tại trường học Hiện nay, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Thuốc lá điện tử đang xâm nhập vào các trường học, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, sinh viên. Bộ Y tế đã có văn bản về việc tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa sử...