Bị “cướp” mất giọng nói vì thói quen cả triệu người khó bỏ
Ung thư thanh quản là căn bệnh chủ yếu ở vùng đầu cổ và đang ngày càng tăng. Nếu như trước đây thi thoảng có một ca thì hiện nay tuần nào Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cũng mổ cho 1, 2 ca ung thư thanh quản.
PGS. Nguyễn Thị Hoài An
Căn bệnh của thuốc lá
Anh Nguyễn Huy Ng. 45 tuổi, Thái Bình, phải sử dụng tới míc phóng đại định hình âm thanh mới có thể thốt ra được vài câu méo mó, khó nghe. Theo vợ anh Ng, năm ngoái anh bị khàn giọng nhưng chữa kháng sinh không đỡ. Anh Ng. đi khám tại Bệnh viện tỉnh Thái Bình. Bác sĩ nghi ngờ ung thư thanh quản vì có sùi ở thanh quản. Sinh thiết chẩn đoán ung thư thanh quản.
Anh Ng. lên Hà Nội khám lại và làm lại sinh thiết chẩn đoán dương tính với ung thư thanh quản. Căn bệnh chiếm đa số trong các bệnh ung thư ở đầu cổ.
Nghe tới bệnh ung thư, anh Ng. cảm thấy suy sụp vô cùng. Ca phẫu thuật kéo dài 3 tiếng nhưng bác sĩ không thể giữ được dây thanh mà phải cắt bỏ hoàn toàn vì ung thư xâm lấn rộng. Sau phẫu thuật, anh Ng. không thể nói được.
Anh trong số hàng trăm bệnh nhân đang điều trị tại đây, đều không thể nói được. Nhiều người bị ung thư thanh quản lâu năm phải học cách nói bằng giọng thực quản. Tuy nhiên, để nói bằng giọng thực quản cũng chẳng dễ dàng gì với những người như anh Ng. Học nói 6 tháng, anh không thể nói được nên chỉ còn dựa vào chiếc mic phóng đại để người khác có thể nghe được anh nói.
Video đang HOT
Căn bệnh ung thư thanh quản đã “cướp” đi giọng nói của cả triệu người nếu không phát hiện sớm. Điều đáng nói, căn bệnh này chủ yếu do hút thuốc lá. Nam giới hút thuốc lá từ khi còn trẻ và sau tuổi 40 có nguy cơ mắc ung thư thanh quản rất cao. Căn bệnh này cũng được xếp vào căn bệnh của nhiều nam giới do thuốc lá.
Bỏ thuốc để phòng bệnh
PGS. Nguyễn Thị Hoài An là người từng công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, ung thư thanh quản là bệnh lý ác tính đứng thứ hai trong các loại ung thư về tai, mũi, họng. Loại ung thư này thường xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi, đặc biệt là những đối tượng có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc hóa chất, môi trường…
Bác sĩ An cho biết, các nghiên cứu đã chỉ ra những người đã ngừng hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư thanh quản cũng như ung thư phổi, khoang miệng, tụy, bàng quang và thực quản. Hơn nữa, từ bỏ thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ hai vùng đầu mặt cổ ở những bệnh nhân đã bị ung thư thanh quản.
Những người hút thuốc lá có nguy cơ phát triển loại ung thư này cao hơn người không hút. Nguy cơ này thậm chí cao hơn ở những người hút thuốc và uống nhiều rượu. Những người bỏ hút thuốc lá có thể làm giảm hẳn nguy cơ phát triển ung thư thanh quản, cũng như ung thư phổi, miệng, tuyến tụy, bàng quang và thực quản. Hơn nữa, bỏ thuốc lá còn giúp những người đã bị ung thư thanh quản giảm nguy cơ mắc ung thư thanh quản lần thứ hai hoặc một loại ung thư mới ở một vị trí khác.
Việc từ bỏ hút thuốc và uống rượu bia có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe cũng như giảm nguy cơ ung thư thanh quản. Đây cũng là lời khuyên cho những ai muốn phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Người dân đặc biệt là nam giới cần cần thay đổi thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt. Trong đó tuyệt đối không lạm dụng rượu bia, thuốc lá, không ăn những thức ăn khó tiêu làm tăng tiết dịch dạ dày.
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân khàn giọng trên 3 tuần nhưng không khỏi nên đi nội soi kiểm tra. Việc phát hiện sớm giúp tiên lượng phục hồi tốt.
Ung thư thanh quản đang có xu hướng tăng nhanh, biến chứng lớn, tiên lượng bệnh xấu. Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư thanh quản hướng điều trị thường là phẫu thuật cắt bỏ dây thanh, nguy cơ mất giọng thường chiếm tỉ lệ rất cao.
Theo BS. An, triệu chứng của ung thư thanh quản phụ thuộc chủ yếu vào kích thước và vị trí của khối u. Hầu hết các trường hợp ung thư thanh quản đều bắt đầu ở dây thanh âm. Những khối u này hiếm khi gây đau đớn nhưng chúng hầu như luôn gây ra hiện tượng khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói. Khối u ở vùng phía trên dây thanh âm có thể gây nổi cục ở cổ, đau họng hoặc đau tai.
Vì thế, các chuyên gia cho biết, bên cạnh việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, từ bỏ hoàn toàn thuốc lá, mỗi người không nên bỏ qua việc tầm soát ung thư định kỳ để giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh ung thư thanh quản.
Theo infonet
Thêm lý do cho những người muốn cai nghiện thuốc lá quyết tâm hơn
Trong môi trường có khói thuốc lá, một số chủng vi khuẩn đã phát triển đột biến DNA làm tăng sức đề kháng với kháng sinh và trở nên "hung dữ và cứng đầu hơn."
Ảnh minh họa. (Nguồn: foobot.io)
Tân Hoa xã dẫn một nghiên cứu mới ở Anh cho thấy khói thuốc lá giúp tăng cường sức đề kháng của một số siêu vi khuẩn. Đây sẽ là một lý do nữa để những người muốn cai thuốc lá có thêm động lực.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Bath dựa trên kháng thuốc lâm sàng và đa dạng di truyền đã chọn ra 6 trong số các chủng siêu vi khuẩn phổ biến Staphylococcus aureus kháng methicillin.
Kết quả cho thấy mặc dù không phải tất cả các chủng đều phản ứng như nhau với khói thuốc lá, nhưng một số chủng đã phát triển đột biến DNA làm tăng sức đề kháng với kháng sinh và trở nên "hung dữ và cứng đầu hơn."
Trong một bài báo được công bố trên Tạp chí Khoa học Anh số mới nhất, các nhà nghiên cứu đã viết: "Chúng tôi mong đợi khói thuốc lá ảnh hưởng đến siêu vi khuẩn, nhưng tôi không nghĩ khói thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến mức độ kháng thuốc của (vi khuẩn) ở mức độ này."
Siêu vi khuẩn đề cập đến vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh. Chúng được sinh ra bởi đột biến gene và bệnh nhân thiếu thuốc điều trị hiệu quả sau khi bị nhiễm trùng.
Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 700.000 người trên toàn thế giới chết vì nhiễm trùng các vi khuẩn kháng thuốc như siêu vi khuẩn.
Staphylococcus aureus kháng methicillin là một siêu vi khuẩn lâm sàng phổ biến do đột biến của Staphylococcus aureus thường thấy ở microbiota mũi người.
Staphylococcus aureus kháng methicillin phổ biến trong bệnh viện, nơi công cộng, nơi tập trung những người có vết thương hở, các thiết bị xâm lấn như ống thông và người hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Nghiên cứu cho thấy khói thuốc lá tác động lên Staphylococcus aureus, khiến tốc độ đột biến DNA tăng lên, và các đột biến nhỏ xuất hiện, "rất hung dữ và cứng đầu."
Các nhà nghiên cứu nói rằng môi trường phòng thí nghiệm không thể mô phỏng hoàn toàn quá trình con người hít phải khói thuốc lá, nhưng thí nghiệm "dường như cho chúng ta một giả thuyết rằng môi trường bất lợi do hút thuốc gây ra phản ứng tế bào vi khuẩn, khiến chúng thích nghi hơn với điều kiện khắc nghiệt và tăng độc tính"./.
Lan Phương
Theo Vietnamplus
Cai thuốc lá bằng... cây xanh Có rất nhiều lợi ích của việc kết nối với thiên nhiên. Nhìn thấy không gian xanh từ nhà bạn có liên quan đến việc giảm cảm giác thèm rượu bia, thuốc lá và thực phẩm có hại - Ảnh minh họa: Shutterstock Nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Journal of Health & Place cho biết nhìn thấy không gian...