Bị bệnh nhẹ nhưng vẫn thích vượt tuyến khám bệnh, vì sao?
Khảo sát mới đây của Bộ Y tế tại các bệnh viện tuyến T.Ư và tuyến TP.HCM cho thấy rất nhiều bệnh nhân lặn lội từ các tỉnh xa về TP.HCM khám, chữa bệnh thông thường.
Ký kết chuyển giao kỹ thuật của BV tuyến trên cho y tế cơ sở. – DUY TÍNH
Sáng 10.10, tại TP.HCM, Bộ Y tế tổ chức hội nghị nâng cao chất lượng trạm y tế (TYT) phường xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình dựa trên mô hình 26 TYT điểm của 8 tỉnh (phía nam 12 TYT của 4 tỉnh: TP.HCM, Long An, Lâm Đồng và Khánh Hòa).
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết thống kê của Bộ Y tế cho thấy có đến 70% người bệnh đến bệnh viện là khám, chữa bệnh (KCB) các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay các bệnh KLN như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…, ung thư… đang nổi lên.
Hiện tỉ lệ người bệnh tăng huyết áp không được phát hiện 56,9%; 43,1% người được phát hiện nhưng chỉ quản lý được 13,6%. Trong khi đó, hiện có 68,9% người được phát hiện bệnh đái tháo đường, chỉ có 31,1% người được phát hiện đái tháo đường nhưng có gần 29% người được quản lý điều trị.
Nguyên nhân làm các bệnh không lây nhiễm gia tăng là do con người dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động thệ lực, lạm dụng thuốc lá, rượu bia và ô nhiễm môi trường.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng khi đi khảo sát bà thấy nhiều bệnh nhân vượt tuyến KCB chỉ KCB thông thường…
Thống kê của Bộ cho thấy có đến 35,4% bệnh nhân đến KCB ở tuyến T.Ư có thể điều trị được ở tuyến tỉnh, huyện và 20% có thể điều trị được ở tuyến huyện. 41,5% bệnh nhân đến KCB ở tuyến tỉnh có thể điều trị được ở tuyến huyện và 11% có thể điều trị được ở TYT xã.
Những loại bệnh mạn tính, bệnh nhẹ thì hoàn toàn có thể theo dõi, điều trị tại tuyến dưới nhưng vì sao bệnh nhân vẫn vượt tuyến?
Lý giải việc này, PGS-TS Lương Ngọc Khuê cho rằng mặc dù điều trị các bệnh không lây nhiễm ở các tuyến là tương đối giống nhau nhưng người bệnh thích đi khám, điều trị ở các bệnh viện (BV) tuyến T.Ư, tuyến cuối được sử dụng nhiều các dịch vụ cận lâm sàng, điều mày gây gia tăng chi phí, bội chi quỹ bảo hiểm y tế.
Mặt khác, kinh phí chi trả chệnh lệch nhiều trên một bệnh giữa các tuyến làm mất công bằng đối với người bệnh khi KCB các bệnh không lây nhiễm. Hậu quả là bệnh nhân xin chuyển tuyến, vượt tuyến về BV tuyến cuối gây nên tình trạng quá tải.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng quan điểm của ngành y tế thì TYT là tuyến mặt trận, nơi làm công tác dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Do vậy, Bộ trưởng chỉ đạo các tỉnh thực hiện đào tạo, tập huấn đảm bảo chuyên môn cho y bác sĩ TYT điểm, tăng cường nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc, tài chính và công nghệ thông tin. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, cần phải nâng uy tín, tay nghề của y bác sĩ TYT.
Bên cạnh đó là kết nối hệ thống Telemedicine 26 TYT điểm với các BV tuyến trên, Bộ Y tế nhằm quản lý, đào tạo từ xa. Bác sĩ 26 TYT này có thể tham gia hệ thống bằng điện thoại thông minh.
Tại Hội nghị, BV tuyến T.Ư, BV tuyến trên của TP.HCM đã ký cam kết tăng cường chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực KCB cho Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm y tế cho các tỉnh có TYT phường xã điểm.
Theo thanhnien
Tư thế sai dễ gây thoát vị đĩa đệm
Ngồi lâu, cúi bê vật nặng gây gia tăng áp lực lên hệ thống đĩa đệm, dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, người lao động nặng. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là nhân viên văn phòng với đặc thù công việc phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động suốt 8-10 tiếng tại công sở. Tình trạng này làm gia tăng áp lực lên cột sống cũng như hệ thống đĩa đệm, dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng, cổ và ngực.
Tuổi càng cao, các đĩa đệm càng dễ mất nước và trở nên mỏng, phẳng hơn, chức năng đệm giữa các đốt sống sẽ giảm. Sự căng thẳng của các chuyển động hàng ngày và những chấn thương nhỏ qua thời gian có thể gây ra đau đớn ở vòng bao bên ngoài, nơi gần các dây thần kinh. Nếu vòng bao đĩa đệm bị vỡ, lõi mềm của đĩa có thể xuyên qua các vết nứt. Đĩa có thể phình ra hoặc trượt ra khỏi vị trí, được gọi thoát vị.
Đĩa đệm bình thường (bên trái) và đĩa đệm bị thoát vị (bên phải). Ảnh: orthoadc
Tiến sĩ Huỳnh Hồng Châu, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Quốc tế City cho biết khi người bệnh gặp các triệu chứng như đau lưng kèm tê chân, teo cơ, giảm hoặc mất phản xạ gân xương, tê nhiều, yếu chân hơn, rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, cần chụp MRI cột sống lưng để chẩn đoán. Nếu người bệnh đau nhiều ở thắt lưng, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để xác định tình trạng bệnh.
Cần phải điều trị để giảm đau và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Tùy triệu chứng và tình trạng bệnh nghiêm trọng mức nào mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa, tập vật lý trị liệu hay phải phẫu thuật. Khi bệnh nhân đau lan dọc chân, bác sĩ sẽ cho giảm đau với thuốc. Triệu chứng nặng hơn như đau nhiều, tê yếu chân thì phải phẫu thuật, 86-97% sẽ hết đau chân.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống. Ảnh: M.T
Trẻ em cần được giáo dục tư thế đứng, ngồi, sinh hoạt hàng ngày luôn giữ cột sống ở thế thẳng. Người lớn không nên ngồi lâu, hạn chế khiêng vác nặng. Đặc biệt không nên cúi lưng bê vật nặng, không ngồi lâu liên tục hơn một giờ. Uống nhiều nước để cung cấp nước cho đĩa đệm, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên tập thể dục.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Những hậu quả nghiêm trọng của lối sống ít vận động Lối sống ít vận động đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Lối sống ít vận động có vẻ đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia mặc dù đã được liên hệ với một loạt các vấn đề sức khỏe mãn tính. Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất năm 2008 dành cho người Mỹ, người...