Bất ngờ tác dụng phụ đáng sợ của rau ngót nhiều người không lường tới
Các chuyên gia khuyến cáo, những người khó ngủ như người già, người có tiền sử bị mất ngủ thì nên hạn chế ăn loại rau này.
Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chứa nhiều vitamin và muối khoáng. Trong 100g rau ngót có khoảng 169mg canxi, 64,5mg photpho, 185mg vitamin C… Ngoài ra, rau ngót còn có một lượng protit đáng kể, tỷ lệ protit trong rau ngót nhiều gần gấp đôi rau muống và tương đương với một số loại đậu như đậu ván, đậu đũa, đậu co ve…
Ảnh minh họa
Mặc dù là loại rau phổ biến, quen thuộc với nhiều người Việt. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại Đài Loan thì với những người uống nước ép rau ngót từ 1 tuần đến 7 tháng với lượng dùng 150g/ lần đã có hiện tượng khó ngủ, kém ăn và khó thở, còn dùng rau ngót ở dạng nấu chín sẽ hạn chế được hiện tượng này. Do vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người khó ngủ như: người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì không nên ăn loại rau này thường xuyên.
Theo khuyến cáo, liều lượng sử dụng rau ngót hợp lý là tối đa 50g/1 ngày và không ăn liên tục loại rau này trong một thời gian dài mà nên xen kẽn các loại rau khác để đảm bảo dinh dưỡng.
Lưu ý, rau ngót cũng là một trong những loại rau ăn lá dễ bị nhiễm hóa chất. Để an toàn, khi mua ra ngót cần lưu ý những điều sau:
Canh rau ngót có màu thâm đen rất có thể bị nhiễm hóa chất. Ảnh minh họa
- Nên chọn cây có lá mỏng nhưng cứng. Bởi loại rau ngót có lá dày mềm, hoặc lá xoăn lại bất thường, có thể là có phun thuốc bảo vệ thực vật.
Video đang HOT
- Trước khi chế biến, bạn cần rửa sạch rau với nhiều lần nước, tiếp tục ngâm nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút để hạn chế chất độc hại và sâu bệnh.
- Thói quen vò nát rau ngót trước khi nấu sẽ làm mất đi 1 lượng dinh dưỡng lớn trong thực phẩm này. Do vậy bạn nên để nguyên lá để nấu chín.
6 công dụng của rau ngót với sức khỏe bạn cần biết:
Rau ngót tươi ngon, khi nấu có màu nước xanh nhạt và trong. Ảnh minh họa
Rau ngót chứa ít cacbohydrat và chất béo nhưng lại rất giàu protein. Chính vì vậy mà rau ngót được coi là lựa chọn hàng đầu cho những người muốn giảm cân, đặc biệt là với những người mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường.
Giảm viêm nhiễm
Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi. Vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương làm giảm nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, rau ngót còn giúp cải thiện chức năng não để chúng ta đạt được cường độ làm việc tối ưu.
Giúp giảm huyết áp
Trong rau ngót có chứa papaverin có tác dụng gây giãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.
Giảm táo bón
Rau ngót là thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp ngăn chặn táo bón. Đặc biệt đối với những phụ nữ sau khi sinh, rau ngót cung cấp các chất dinh dưỡng, bổ sung mất máu sau khi sinh.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Để làm chậm quá trình hấp thụ đường, những người mắc bệnh đái tháo đường thường ăn nhiều rau ngót. Bởi trong rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường. Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
Tăng cường hệ miễn dịch
Lá rau ngót cũng là một nguồn vitamin A tương đối cao. Vitamin A cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh cho mẹ sau sinh.
3 tác dụng ngược của rau ngót với sức khoẻ
Rau ngót có nhiều thành phần dinh dưỡng, chất sơ tốt cho cơ thể nhưng không phải lúc nào rau ngót cũng tốt cho tất cả mọi người.
Ăn rau ngót tăng nguy cơ gây sảy thai
Cho đến nay, chưa có nhiên cứu khoa học nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến phụ nữ mang thai rất dễ sảy thai. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.
Ảnh minh họa
Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
Rau ngót gây mất ngủ
Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau 1 ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót.
Rau ngót không tốt cho người còi xương, thiếu canxi
Ảnh minh họa
Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và thực phẩm khác được ăn kèm. Do đó, những người bị thiếu canxi, còi xương tốt nhất không nên ăn.
Mùa hè ăn rau ngót cần đề phòng tác dụng phụ đáng sợ này Mùa rau ngót thường bắt đầu từ tháng 3, tháng 4 hàng năm. Để mua được rau ngót an toàn, nên mua rau đúng mùa, tránh mua trái vụ. Vào mùa hè, rau ngót được lựa chọn nhiều trong các bữa ăn gia đình người Việt. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát trước đây của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y...