Bảo vệ tim ngày nắng nóng
“Những người thường xuyên phải làm việc, hoạt động ngoài trời trong những ngày nắng nóng nên lưu ý đến sức khỏe của tim”, Alan Gertler, bác sĩ chuyên khoa tim, thuộc Trường ĐH Alabama, Brimingham (Mỹ) khuyến cáo.
Theo Bác sĩ Gertler, việc cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong ngày nắng nóng, sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng của tim. Đặc biệt trong lúc luyện tập hoặc hoạt động thể chất ở nơi có nhiệt độ cao dẫn đến nhiệt độ bên trong cơ thể gia tăng, kết hợp với độ ẩm cao trong không khí sẽ làm phức tạp thêm các vấn đề ở tim, vì mồ hôi không thể bài tiết qua da ra ngoài.
Bác sĩ Gertler giải thích: “Cơ thể của bạn có nhiệm vụ điều chỉnh và vận chuyển máu tới da để làm mát da khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Kết quả là lượng máu lưu thông tới các cơ bắp vào thời điểm đó bị ít đi và do vậy, làm gia tăng nhịp tim”.
Giới chuyên môn cho biết, những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến tim bao gồm tình trạng chuột rút, nôn ói, yếu ớt, nhức đầu, hoa mắt, nhầm lẫn, thân nhiệt trên 40 độ C, cảm giác ớn lạnh và da bị ẩm ướt.
Trong trường hợp mắc phải các triệu chứng trên trong lúc ở ngoài trời, bạn hãy dừng ngay việc đang làm và tránh nơi có nhiệt độ cao. Đồng thời, bạn cần uống nhiều nước, cởi bỏ bớt quần áo trên người và làm ướt cơ thể bằng nước mát. Nếu vấn đề không được cải thiện sau 30 phút đồng thời kèm theo triệu chứng như say nắng, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Ảnh: Internet
Các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt độ cao có thể ngăn ngừa. Dưới đây là một vài lời khuyên của các chuyên gia nhằm giúp bạn tránh bị các vấn đề về tim trong lúc tham gia các hoạt động yêu thích ngoài trời vào ngày nắng nóng:
Video đang HOT
- Uống nước: Bạn hãy uống một ly nước lớn (khoảng 300ml) 30 phút trước khi thực hiện các hoạt động thể chất. Sau đó, cần uống thêm một ly nước sau mỗi 30 phút, đồng thời bạn nên uống loại thức uống dành cho các vận động viên thể thao nếu tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời kéo dài lâu hơn 1 giờ.
- Chú ý thời gian luyện tập: Bạn nên luyện tập hoặc hoạt động thể chất vào thời điểm lúc sáng sớm hoặc buổi chiều tối, khi nhiệt độ trong không khí đã dịu hơn.
- Mặc quần áo thoáng mát: Bạn nên chọn những loại áo bằng vải cotton, màu nhạt và rộng rãi, nên mặc quần rộng, ngắn như short, giúp cơ thể thoáng mát. Bạn cũng cần nhớ mang nón rộng vành để che nắng mỗi khi ra ngoài lúc trời nắng.
Bác sĩ Gertler khuyến cáo: “Cần theo dõi nhịp tim của bạn trong lúc luyện tập và duy trì mức độ luyện tập theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, trong trường hợp bạn đang mắc phải các vấn đề về tim, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi luyện tập thể chất ở những nơi có nhiệt độ cao trong ngày nắng nóng”.
Nguyễn Niệm
(Theo Goodhealth)
Tâm trạng sau khi sinh
Sau kỳ sinh nở, đời sống tinh thần của phụ nữ thường có nhiều thay đổi và xáo trộn. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ chưa chuẩn bị tâm lý cho vấn đề này, do đó thường dễ rơi vào các sang chấn tâm lý, thậm chí là một số rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm sau sinh chiếm đa số.
Yếu ớt, khó ở, mệt mỏi
Khoảng một tháng rưỡi sau khi vượt cạn, sản phụ cần được quan tâm chăm sóc không khác gì một bé sơ sinh. Quan trọng làm sao để mọi người xung quanh đặc biệt là người chồng, hiểu được điều đó và giúp đỡ người mẹ trẻ không chỉ về mặt tinh thần, mà kể cả việc nhà hằng ngày. Riêng chuyện thiếu ngủ đã là một thử thách lớn, lại còn giặt giũ, cơm nước, nếu không được đỡ một tay thì quả là quá sức.
Sau kỳ sinh nở, đời sống tinh thần của phụ nữ thường có nhiều thay đổi và xáo trộn
Để giảm bớt việc vặt bạn nên mua sẵn bỉm, khăn giấy ướt... để lúc nào cũng có sẵn. Nên sử dụng bất cứ cơ hội nào để nghỉ ngơi: khi con ngủ, bạn cũng phải tranh thủ ngủ ngay, chứ đừng cố rửa bát hay dọn dẹp. Đặc biệt với những bà mẹ trẻ có con hay "thức đêm, ngủ ngày" nên ngủ theo con, bất kể là sáng hay tối. Thông thường việc trái thời gian biểu này chỉ xảy ra trong vài tháng đầu sau đó bé sẽ quen dần với ngày - đêm. Cần nhớ rằng con bạn cũng cần bạn khoẻ mạnh và sung sức, bởi vì khi quá mệt mỏi, bạn sẽ cáu kỉnh, buồn bực và rất dễ mất sữa.
Trầm cảm
Sau khi sinh con, người phụ nữ có những cảm giác tâm lý rất lạ. Những thay đổi lớn (có bầu, đau đẻ, nuôi con...) là thử thách lớn đối với người phụ nữ. Đôi khi sản phụ trở nên chán nản, muốn buông xuôi, không thiết làm gì cả. Nếu bạn thấy mình cũng bị rơi vào trạng thái tương tự, chứng tỏ bạn đã mắc chứng stress sau khi sinh. Nên đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị kịp thời.
Cuộc sống trở nên đơn điệu
Đặc biệt điều này đúng với những người phụ nữ có tính cách năng động, sôi nổi, ham phấn đấu cho sự nghiệp. Nếu bạn là tuýp người như vậy, hẳn sinh con xong, bạn sẽ thấy cuộc sống quanh quẩn chỉ ở phòng ngủ - bếp - cho bé ăn uống là vô cùng tẻ nhạt. Có một cách giải quyết: thoả thuận với bà nội (bà ngoại) thỉnh thoảng trông bé giúp bạn, ít ra vài giờ mỗi tuần, để bạn tự do đi dạo hoặc gặp bạn bè hay làm gì đó, miễn là được ra đường.
Cảm giác có lỗi
Thường thì khi để con ở nhà mình đi đâu đó, dù là có công có việc, người mẹ trẻ vẫn áy náy, dường như mình làm gì đó không phải. Nhưng đó là suy nghĩ sai. Kể cả những người yêu nhau nhất cũng có thể chán nhau nếu suốt ngày cặp kè bên cạnh nhau. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy cần nghỉ ngơi một chút, hãy gửi con cho chồng hoặc bà trông hộ và đi chơi trong chốc lát. Khi về nhà, bạn sẽ vui gấp bội khi lại được ôm con vào lòng.
Lo lắng và sợ hãi
Lo lắng cho con là cảm giác của tất cả các bà mẹ trên đời này. Từ khi mang bầu, chúng ta bắt đầu lo cho đứa con tương lai, và nỗi niềm đó sẽ theo ta đến hết cuộc đời. Lo con ăn chưa no, lo con bị ốm, lo con buồn. Nhưng đôi khi có những nỗi lo sợ không có cơ sở, ví dụ các bà mẹ hay thấp thỏm "Sao con mình chậm biết lẫy (chậm biết đi, chậm nói) thế nhỉ? Sách nói rằng đến tuổi này là phải biết lẫy (đi, nói) được rồi mà?", "Sao bé lại ỉu xìu thế kia, hay lại ốm rồi?". Nếu không học được cách "chiến thắng" nỗi sợ hãi ngay từ bây giờ, khi trẻ lớn lên rồi, những lo lắng thái quá sẽ làm khổ cả bạn lẫn con. Nên hiểu rằng mỗi đứa trẻ phát triển theo một cách riêng, và không nhất thiết phải lấy chuẩn mực trong sách hay bên hàng xóm mà so sánh.
Ứng xử với mẹ chồng
Con dâu thường có những quan điểm bất đồng với mẹ chồng về cách nuôi dạy con. Bạn có quyền hỏi ý kiến mẹ chồng về vấn đề nào đó, nhưng quyết định cuối cùng vẫn phải thuộc về bạn.
Quan hệ với chồng
Sự xuất hiện của đứa bé không làm nảy sinh những vấn đề mới trong quan hệ vợ chồng, nhưng lại xoáy sâu thêm những mâu thuẫn từng có trước khi đứa trẻ ra đời. Người mẹ thường trách chồng không quan tâm chu đáo tới hai mẹ con. Tốt nhất, trong lúc này chúng ta không nên kìm nén hoặc che giấu sự giận dỗi, mà cần thẳng thắn nói chuyện với chồng để cải thiện tình hình.
Theo SKDS
Khi nào cho trẻ dùng thuốc hạ sốt? Vào mùa hè với những đợt nắng nóng nhiệt độ tăng cao, xen kẽ với những đợt mưa, lũ lụt... nên nhiều bệnh, tật do vi khuẩn, virut, nấm... bùng phát. Và, sốt là một trong những biểu hiện đầu tiên của nhiều bệnh... Cơ chế gây sốt Sốt có thể do nhiều yếu tố gây ra gồm vi khuẩn và độc tố...