Bác sỹ nói gì về ‘thần dược’ gạo lứt chữa ung thư
Nhiều người bệnh ung thư đã bỏ phác đồ điều trị của bệnh viện để dùng ‘thần dược’ gạo lứt để ‘tiêu diệt’ khối u theo lời mách bảo. Các bác sỹ cảnh báo chính người bệnh đã tự tước đoạt cơ hội chữa bệnh sớm và cuộc sống của mình vì cách làm này.
Ảnh minh họa: Internet
Các bác sỹ khuyến cáo, nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc ung thư ở giai đoạn sớm đã từ chối phẫu thuật, hóa xạ trị để về nhà chữa trị bằng cách ăn gạo lứt. Một thời gian sau bệnh nặng trở lại bệnh viện thì đã quá muộn. Chuyện ăn gạo dược liệu chữa khỏi ung thư rộ lên từ cách đây 1 năm đã được các nhà khoa học khẳng định là vô căn cứ song vẫn còn không ít người dân mù quáng tin theo.
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, quan niệm chữa khỏi ung thư bằng cách ăn cơm gạo lứt muối mè, ăn chay không ăn thịt cá, đường sữa… để không nuôi tế bào ung thư bằng các chất dinh dưỡng cần thiết, hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Chế độ ăn chưa bao giờ được nghiên cứu để coi là một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư. Việc ấn định nó như một phương pháp điều trị ung thư đặc hiệu là sai lầm.
Theo các tài liệu khoa học cho thấy, gạo lứt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng anthocyanin lớn có khả năng chống ôxy hóa cao, có tác dụng làm giảm và phòng ngừa xơ vữa mạch máu… Gạo lứt cũng có phần vỏ, cảm rất tốt, cung cấp chất xơ. Tuy vậy cũng chưa có công trình khoa học nào trên thế giới khẳng định gạo lứt có khả năng phòng chống ung thư. Lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không thêm dinh dưỡng khác, lâu dài cũng không tốt cho cơ thể vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, quan niệm chữa khỏi ung thư bằng cách ăn cơm gạo lứt muối mè, ăn chay không ăn thịt cá, đường sữa… để không nuôi tế bào ung thư bằng các chất dinh dưỡng cần thiết, hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ảnh minh họa: Internet
Mọi người đừng nghĩ rằng “bỏ đói ung thư sẽ chết”. Tế bào ung thư có phát triển được hay không là phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt… sẽ kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Còn tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn khi cơ thể suy kiệt tinh thần, thể chất. Thực tế đã có rất nhiều bệnh nhân chết vì suy kiệt trước khi chết vì bệnh do cơ thể không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị…
Còn theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, bản thân ông cũng được rất nhiều bệnh nhân hỏi xin tư vấn ăn gạo lứt, muối mè, gạo huyết rồng, đủ các loại gạo từ Nhật Bản, từ Thái Lan với hi vọng chữa ung thư. Tuy nhiên, các loại hạt trên chỉ có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể chứ không thể gánh thêm tác dụng chữa bệnh.
Video đang HOT
Ngay cả với những người khỏe mạnh bình thường, chứ chưa nói tới bệnh nhân ung thư, lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không có thêm dinh dưỡng khác lâu ngày có thể gây nguy hại, làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có. Ảnh minh họa: InternetPGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Chuyên gia dinh dưỡng phân tích, gạo lứt thực chất là loại gạo chỉ xát vỏ trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong nên vẫn giữ được chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác như các loại vitamin, canxi, sắt, kẽm và đạm.
Đặc biệt khi phương pháp ăn gạo lứt, muối vừng trị bệnh được coi là công trình nghiên cứu của một giáo sư người Nhật được tổ chức Y tế thế giới công nhận thì phong trào ăn loại thực phẩm này nhanh chóng lan ra nhiều nước. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có công trình khoa học nào trên thế giới khẳng định gạo lứt có khả năng phòng chống ung thư.
PGS.TS Lâm cũng lưu ý, gạo lứt cũng chỉ là một chất tinh bột cung cấp một phần chất dinh dưỡng, vẫn rất cần ăn bổ sung với các nhóm thực phẩm khác như các nhóm thức ăn giàu protit, lipit, rau củ quả khác để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ngay cả với những người khỏe mạnh bình thường, chứ chưa nói tới bệnh nhân ung thư, lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không có thêm dinh dưỡng khác lâu ngày có thể gây nguy hại, làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Gạo lứt mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Gạo là thực phẩm chủ yếu ở nhiều nước trên thế giới. Có nhiêu loại gạo nhưng không phải tất cả đều có dinh dưỡng như nhau.
ShutterStock
Một số loại mất chất dinh dưỡng thông qua nhiều quy trình mà chúng trải qua trước khi có mặt trên quầy kệ. May mắn là vẫn còn một số giống như gạo lứt duy trì phần lớn các thành phần có lợi, theo Natural News.
Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm lớp ngoài chất xơ được gọi là cám, lớp giữa có tinh bột và mầm giàu chất dinh dưỡng được tìm thấy ở lõi của hạt. Không giống như gạo trắng, gạo lứt vẫn còn hầu hết hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng.
Một chén gạo lứt có thể cung cấp cho bạn hầu hết các chất dinh dưỡng mà bạn cần. Nó chứa vitamin B, vitamin E và K, và các khoáng chất như mangan, kali, canxi, phốt pho, selen, sắt, kẽm, magiê.
Hơn nữa, nó cũng chứa lượng chất xơ, a xít béo thiết yếu và protein có lợi. Mặt khác, nó có hàm lượng thấp các thành phần có hại như cholesterol và các chất béo khác.
Các chất dinh dưỡng có trong gạo lứt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Gạo lứt chứa một nguyên tố gọi là selen rất tốt cho tim. Hơn nữa, loại gạo này rất giàu chất xơ ngăn chặn sự hình thành các mảng bám, có thể chặn các động mạch và ngăn chặn lưu lượng máu. Tác dụng này của gạo lứt làm giảm đáng kể khả năng bị huyết áp cao và các bệnh mạch máu khác.
Ngoài ra, mỗi hạt gạo lứt có tác dụng chống angiotensin II, có liên quan đến sự phát triển của tăng huyết áp và xơ vữa động mạch.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Không giống như gạo trắng, gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp, nên sẽ không gây ra sự tăng vọt của insulin và lượng đường huyết. Ngoài ra, nó chứa tất cả các vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt
Chất xơ trong gạo lứt giúp tăng cường sự di chuyển của thức ăn và chất thải qua đường tiêu hóa để không bị táo bón và viêm đại tràng.
Ngăn chặn sự hình thành cục máu đông
Sự hình thành không cần thiết của cục máu đông trong tĩnh mạch có thể nguy hiểm vì nó ngăn máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến đau dữ dội, tê liệt, đau tim hoặc đột quỵ. May mắn là chất xơ có trong gạo lứt có thể ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông không cần thiết.
Giảm nguy cơ ung thư
Gạo lứt rất giàu chất xơ có thể liên kết với các độc tố gây ung thư để ngăn chặn chúng liên kết với các bức tường của ruột kết. Nó cũng tạo điều kiện cho việc loại bỏ các độc tố này khỏi cơ thể và làm chết tế bào ung thư.
Ngoài ra, gạo lứt chứa một lượng lớn các hợp chất phenolic như tricin, a xít ferulic và a xít caffeic ngăn ngừa sự tăng sinh tế bào ung thư.
Giảm chứng mất ngủ
Gạo lứt chứa nhiều hoóc môn melatonin ngủ cho cơ thể. Do đó, người bệnh thư giãn hơn và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn khi ăn gạo lứt.
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Những người ăn gạo lứt có hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh gamma-aminobutyric cao hơn, có thể tăng cường giải phóng glutamate và độ nhạy của thụ thể N-methyl-D-aspartate (NMDA) rất quan trọng đối với việc học và trí nhớ.
Theo thanhnien
Top thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng là "kẻ thù" của sức khỏe Các chuyên gia khuyến cáo thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng có thể chứa lượng hóa chất không mong muốn, ăn quá nhiều thực phầm dinh dưỡng cũng có thể tàn phá sức khỏe. Cá ngừ, gạo lứt, quế,... được xem là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, chúng cũng có thể chứa lượng hóa chất không mong muốn cao, tiêu...