8 lưu ý khó bỏ qua trong ăn uống
Ăn uống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt. Dưới đây là 8 lưu ý trong ăn uống được các chuyên gia sức khỏe thuộc chính phủ Anh hướng dẫn, theo NHS.
Chọn thực phẩm chứa tinh bột
Thực phẩm chứa tinh bột gồm khoai tây, ngũ cốc, mì ống, cơm và bánh mì. Lưu ý chọn ngũ cốc chứa nhiều chất xơ để tạo cảm giác no lâu. Thực phẩm tinh bột nên chiếm 1/3 chế độ ăn hằng ngày.
Khoai tây nhiều tinh bột rất tốt cho cơ thể
Chọn rau quả và trái cây
Cố gắng bổ sung 5 loại trái cây và rau quả khác nhau trong chế độ ăn hằng ngày.
Bổ sung 5 loại trái cây và rau quả khác nhau trong chế độ ăn hằng ngày
Ăn nhiều cá
Cá chứa nguồn chất đạm, vitamin và chất khoáng. Cố gắng bổ sung ít nhất 2 phần cá trong tuần, trong đó có ít nhất một phần là cá béo. Cá béo nhiều chất béo omega-3 giúp ngừa bệnh tim. Có thể chọn cá tươi, cá ướp lạnh hoặc cá đóng hộp nhưng nên lưu ý thành phần muối trong cá xông khói và đóng hộp.
Cá béo gồm cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi và cá cơm… Cá không béo gồm cá tuyết, cá đuối…
Lưu ý những ai thường ăn nhiều cá nên chọn đa dạng các loại cá nếu có thể.
Cá béo nhiều chất béo omega-3 giúp ngừa bệnh tim
Video đang HOT
Giảm chất béo bão hòa
Mặc dù chúng ta cần bổ sung một ít chất béo trong chế độ ăn, nhưng nên chú ý loại chất béo chúng ta nạp vào. Có 2 loại chất béo: chất bão hòa và không bão hòa. Quá nhiều chất béo bão hòa có thể tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng rủi ro phát triển bệnh tim mạch. Chất béo bão hòa có trong phó mát cứng, bánh quy, xúc xích, kem, bơ, mỡ heo…
Nên chọn chất béo không bão hòa hơn là chất béo bão hòa. Chất béo không bão hòa như dầu thực vật, cá béo và bơ. Khi chọn ăn thịt, nên chọn thịt nạc, bỏ phần mỡ.
Dầu oliu là dầu thực vật có ích cho cơ thể
Giảm đường
Thực phẩm và nước uống có đường cũng như nước có cồn thường chứa lượng calo cao và có thể làm chúng ta tăng cân, đó là chưa kể gây sâu răng nếu ăn thực phẩm có chất đường giữa các bữa ăn.
Giảm tối đa việc uống nước có ga và có đường, rượu, bánh ngọt, bánh quy và bánh nướng chứa đường.
Nên chọn thực phẩm có đường tự nhiên như trái cây và sữa.
Giảm tối đa thực phẩm có đường
Không được bỏ bữa ăn sáng
Nhiều người tin rằng bỏ bữa sáng sẽ giúp họ giảm cân, nhưng sự thật không phải vậy. Nghiên cứu cho thấy ăn sáng giúp con người kiểm soát trọng lượng. Một bữa ăn sáng lành mạnh là một phần quan trọng trong chế độ ăn cân bằng, cung cấp vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
Không bỏ bữa ăn sáng
Ăn ít muối
Ngay cả khi bạn không thêm muối vào thực phẩm thì bạn cũng vẫn ăn muối quá nhiều bởi muối đã vào cơ thể chúng ta qua ngũ cốc ăn sáng, súp, bánh mì và nước xốt. Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp. Với người cao huyết áp nếu ăn nhiều muối sẽ phát triển bệnh tim và có khả năng bị đột quỵ. Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi nên ăn 6g muối mỗi ngày.
Đừng để khát nước
Chúng ta cần ít nhất 1,2 lít nước mỗi ngày để giảm quá trình oxy hóa hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, cố gắng hạn chế thức uống có ga và có đường. Khi thời tiết ấm và khi bạn phải hoạt động quá nhiều, hãy bổ sung nước nhiều hơn.
Đừng để khát nước
Theo ihay
Cơ thể lên tiếng khi thiếu nước
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày nhưng không thể nhịn uống nước.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65 - 75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng là nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra đồng bộ trong cơ thể, các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể sau đó chuyển hóa vào máu dưới dạng dung dịch nước. Uống nước không đủ sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của tế bào, suy giảm chức năng thận... Hãy để ý các dấu hiệu sau đây của cơ thể, bạn sẽ nhận biết được khi nào cần bổ sung thêm nước:
Khô miệng
Khi bạn nhận thấy miệng bị khô đi là đã đến lúc bổ sung thêm nước cho cơ thể. Giữ một chai nước bên mình và uống thường xuyên kể cả bạn không thấy khát.
Cũng có trường hợp, nếu đang trong giai đoạn dùng thuốc đặc trị một căn bệnh nào đó, có thể tác dụng phụ của thuốc sẽ gây chứng khô miệng và bạn dễ bị nhầm thành tình trạng thiếu hoặc mất nước.
Nhức đầu
Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến chứng đau đầu nhẹ hoặc vừa cùng một số biểu hiện khác. Nếu bạn gặp phải tình trạng đau, nhức đầu thường xuyên, cơ thể bạn đang nhắc nhở bạn hãy tích cực bổ sung nước.
Nước tiểu có màu sẫm
Màu sắc của nước tiểu phản ánh cơ thể bạn thực sự thiếu nước hay không. Nếu quan sát thấy nước tiểu có màu vàng đậm, hoặc nâu đậm thì chắc chắn cơ thể bạn đang bị thiếu nước trầm trọng.
Chóng mặt
Tác dụng phụ của các thuốc đặc trị hoặc chứng thiếu ngủ cũng dễ khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Tuy nhiên, khi nó kết hợp với một số triệu chứng khác thì bạn hãy nhanh chóng uống nước.
Có cảm giác đói
Đôi khi khát nước cũng "đính kèm" cảm giác đói. Vì vậy, trước khi muốn ăn một bữa ăn nhẹ, bạn hãy uống một cốc nước, nếu sau đó cảm giác đói bụng không còn thì chứng tỏ bạn chỉ khát nước thôi. Đây là một trong những cách hữu hiệu để kiểm soát chế độ ăn uống của bạn.
Bổ sung nước cho cơ thể hàng ngày để đảm bảo sức khỏe. (ảnh minh họa)
Buồn ngủ
Cảm giác uể oải và buồn ngủ là dấu hiệu bạn đang không uống đủ nước. Khi thiếu nước, cơ thể phải "tiết kiệm" các hoạt động, giảm tốc độ làm việc để giữ nước. Tình trạng sẽ được cải thiện đáng kể, ít nhất là bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, nếu đáp ứng nhu cầu cơ thể bằng một cốc nước mát.
Da khô
Khô da là một triệu chứng của mất nước. Dù bạn đã thoa lotion và son dưỡng môi nhưng dường như da vẫn khô và bong tróc, đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu nước. Một làn da khỏe mạnh, tươi tắn chỉ khi được cung cấp đủ nước vì vậy bạn đừng bỏ qua cách đơn giản mà hiệuq quả để bảo vệ da và duy trì độ đàn hồi này.
Tăng nhịp tim
Tim đập nhanh và mạnh là một trong những dấu hiệu nguy hiểm khi bạn không uống đủ nước. Hãy đảm bảo uống đủ 8 ly nước mỗi ngày để cơ thể trơn tru hơn cho các hoạt động điều tiết và vận động.
Khát nước
Bạn sẽ cảm thấy khát khi bạn không bổ sung đủ nước cho cơ thể. Ngay cả khi bạn bổ sung nước đầy đủ trong cơ thể mà các triệu chứng trên vẫn xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì đó có thể là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Theo SKDS
Mì ăn liền có thể gây mắc bệnh tim mạch Đó là kết luận đưa ra tại Hội thảo "Hiểm hoạ transfat - người tiêu dùng Việt Nam cần được bảo vệ" được Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức ngày 22.2. Mì ăn liền có thể gây mắc bệnh tim mạch Tại Hội thảo, PGS -TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng...