7 bước đơn giản giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Chỉ với những thay đổi nhỏ trong 7 bước bạn có thể đẩy lùi nhiều bệnh liên quan đến hệ tim mạch và tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Bước 1: Lưu ý thực hiện một vài thay đổi nhỏ như
- Giảm lượng chất béo bão hòa mà bạn thường nạp vào cơ thể bằng cách hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại bánh snack, mì gói…
- Nếu bạn có thói quen uống sữa hàng ngày, bạn nên lưu ý hàm lượng chất béo của loại sữa bạn vẫn thường dùng. Các nhà khoa học khuyên chúng ta nên thay thế các loại sữa có đường và nhiều chất béo bằng các loại sữa tách béo, sữa không đường.
- Dần dần loại bỏ hẳn các thực phẩm sau ra khỏi thực đơn của bạn: da gà, các loại nước sốt béo, mayonaise.
Bước 2: Loại bỏ hẳn các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa.
Bởi vì chúng là một trong những thủ phạm chính gây ra các bệnh về tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Kiểm tra loại dầu ăn mà gia đình bạn đang sử dụng. Theo các chuyên gia y tế, chúng ta cần tránh các loại dầu thực vật đã hydro hóa một phần và bắt đầu sử dụng các loại dầu lành mạnh hơn như dầu ô liu hoặc dầu dừa.
Nên dùng dầu dừa để tốt cho bệnh tim mạch.
Bước 3: Hạn chế ăn muối
Rất nhiều nghiên cứu đã thu được kết quả cho thấy lượng muối chúng ta hấp thu hằng ngày vượt quá mức cần thiết của cơ thể nhiều lần. Thói quen ăn mặn khiến bạn dễ mắc phải các bệnh về tim mạch, đặc biệt là bệnh cao huyết áp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc hạn chế ăn mặn không chỉ bằng cách giảm nêm muối cho các món ăn hàng ngày mà chúng ta còn cần lưu ý tránh ăn các thực phẩm nhiều muối như snack, mì gói, các loại thực phẩm ướp sẵn.
Bước 4: Cố gắng duy trì những thói quen ăn uống theo 3 bước trên, bên cạnh đó, bạn cần bổ sung thêm các loại rau cải có màu xanh sẫm
Video đang HOT
Các loại rau xanh là một nguồn vitamin B dồi dào, giúp giảm nồng độ axit homocysteine trong máu. Mức độ homocysteine cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề tim mạch. Ngoài ra, các loại rau có lá màu xanh sẫm cũng rất giàu vitamin K, một loại vitamin giúp điều chỉnh quá trình đông máu.
Bước 5: Bắt đầu thêm vào thực đơn hàng ngày của bạn những lát gừng
Gừng có tính chất dược liệu mạnh, có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Gừng đã được chứng minh là làm giảm cholesterol và chất béo trung tính LDL “xấu”, trong khi nâng cao mức HDL có lợi. Hãy thử thêm gừng tươi các loại nước ép rau, món xào hoặc thưởng thức một tách trà gừng mỗi ngày.
Gừng cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn.
Bước 6: Bạn nên dùng khoảng 1-2 muỗng canh dầu hạt lanh mỗi ngày
Theo nhiều nghiên cứu, hạt lanh rất giàu acid alpha-linolenic (ALA), một loại acid có nguồn gốc acid béo omega-3 rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Bước 7: Sau khi đã dần thay đổi thói quen ăn uống, bạn nên dành thời gian cho việc tập thể thao hàng ngày
Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch hàng đầu đánh giá cao những bài tập phù hợp kéo dài khoảng 30 phút mỗi ngày. Theo nhiều nhà nghiên cứu,chỉ cần 30 phút tập luyện hàng ngày, bạn có thể giảm đến một nửa nguy cơ mắc bệnh tim. Khi bạn tập thể dục, tim của bạn cũng được luyện tập, tốc độ co bóp và số lượng máu bơm vào các cơ quan trong cơ thể tăng lên giúp cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn.
Theo Thanhnien
Hạn sử dụng của 5 vật dụng bạn vẫn dùng hàng ngày
Nếu bạn cố dùng những vật dụng đã hết thời hạn sử dụng, không những chúng không có hiệu quả mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Bạn là người sạch sẽ và bạn có ý thức giữ vệ sinh cho những đồ dùng, vật dụng trong nhà, nhất là những đồ bạn vẫn thường dùng hàng ngày. Thế nhưng, việc dọn dẹp, lau rửa, giặt giũ... không thể đảm bảo loại bỏ các yếu tố gây hại trong các vật dụng đó. Hơn nữa, bất kì vật dụng nào cũng có thời hạn sử dụng của nó. Nếu bạn cố sử dụng chúng khi đã hết thời hạn sử dụng, không những chúng không có hiệu quả mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Bạn hãy kiểm tra xem các vật dụng mà bạn vẫn dùng hàng ngày đã đến lúc cần thay thế chưa nhé:
1. Gối
Thời gian thay: 1 năm.
Lý do: Tóc và dầu từ cơ thể sẽ ngấm vào vải của gối và sau một năm sử dụng, lượng vi khuẩn tăng lên ngày càng nhiều gây ra mùi hôi và kích ứng da nếu bạn tiếp tục sử dụng. Mặc dù bạn vẫn có thói quen giặt gối hàng tuần nhưng điều này không thể loại bỏ được hết các loại vi khuẩn bám dính bên trong gối và nó có thể gây dị ứng và tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
Bạn có thể thay gối tại bất kì thời điểm nào bạn muốn nhưng đừng để lâu quá 1 năm, sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn.
2. Đệm
Thời gian thay: 5-10 năm.
Lý do: Một tấm đệm tốt có thể sử dụng tới 9-10 năm, nhưng chỉ sau khoảng 5-7 năm là bạn nên xem xét xem thay mới chúng (theo quan điểm của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Mỹ). Một nghiên cứu tại Đại học bang Oklahoma (Mỹ) phát hiện ra rằng hầu hết những người thay đệm mới sau 5 năm sử dụng sẽ có giấc ngủ ngon hơn và ít bị đau lưng hơn những người nằm mãi một tấm đệm trong suốt nhiều năm.
Thời hạn sử dụng của mỗi tấm đệm khác nhau vì nó phụ thuộc vào độ bền của mỗi sản phẩm. Vì vậy, bạn nên chú ý hơn khi thấy đệm có dấu hiệu như: lò xo không đàn hồi, độ lún tăng... hoặc bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đau người khi ngủ trên chúng... Lúc này, nếu cần thiết bạn nên thay đệm mới để bảo đảm sức khỏe của mình.
3. Thớt
Thời gian thay: Khi thớt có vết nứt
Lý do: Thớt là nơi lý tưởng mà các vi khuẩn như E.coli và Salmonella rất "thích trú ngụ", đặc biệt là khi trên thớt có các vết nứt dù nông hay sâu. Việc chế biến thức ăn sống có thể khiến cho các vi sinh vật như vi trùng, siêu vi, trứng giun sán... chưa kể các tác nhân khác như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, nấm mốc... bám lên thớt. Các yếu tố nguy hại này có thể tồn tại lại trên thớt rất lâu dài, ngay cả khi thớt được cạo rửa có vẻ rất kỹ, và lây nhiễm vào thức ăn chín, từ đó trở thành nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng tiêu hóa,...nguy cơ dẫn đến tử vong.
Những khe nứt, những vết lõm, những vết cắt đan chéo nhau (do dùng quá lâu)... trên bề mặt thớt có thể là nơi ẩn náu tốt của vi sinh vật. Khi dùng thớt, các mảnh vụn của thực phẩm cũng có thể bám lại trong các kẽ hở này và trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vì vậy, khi thớt có các vết nứt chính là lúc bạn cần thay thớt kịp thời.
4. Bàn chải đánh răng
Thời gian thay: 3-4 tháng.
Lý do: Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, khi lông bàn chải dánh răng bị sờn là lúc bạn nên thay bàn chải. Nếu lông bàn chải không bị sờn thì bạn cũng không nên dùng một cái bàn chải quá 3-4 tháng (nếu bạn đánh răng hàng ngày). Tốt nhất là chúng ta hãy thay bàn chải đánh răng trước khi lông bàn chải bị sờn hay loe sang 2 bên.
Bàn chải đánh răng dùng trong thời gian dài, các vi khuẩn sẽ bám lại vào chân lông bàn chải và có thể di chuyển ngược trở lại miệng, gây bệnh răng miệng như viêm lợi, sâu răng. Khi lông bàn chải bị mòn, tác dụng làm sạch răng, loại bỏ vi khuẩn của nó bị giảm đi đáng kể. Đó chính là lý do bạn không nên vì quá tiết kiệm mà dùng mãi bàn chải cũ. Ngoài ra, còn một điều quan trọng khác mà bạn cần ghi nhớ khi dùng bàn chải là: không nên dùng chung bàn chải với người khác để tránh bệnh lây từ người này sang người khác.
5. Kem kháng khuẩn
Thời gian thay: 1 năm.
Lý do: Kem kháng khuẩn là các loại kem có tác dụng diệt khuẩn. Chúng ta thường sử dụng chúng cho mục đích trị các vết thương trên da như trầy da, xước da, ngứa... Loại kem này có chất kháng sinh nên có thể loại bỏ vi khuẩn và làm liền da nhanh chóng.
Sau một năm sử dụng, các kháng sinh có thể vẫn tốt, nhưng sự pha trộn hóa chất trong thuốc kem đã bắt đầu gây ra các tác dụng phụ. Lúc này, nếu bạn vẫn sử dụng không những có thể hiệu quả của kem bị giảm đáng kể mà còn dẫn đến tác dụng phụ như phản ứng trên da, gây kích ứng, dị ứng da...
Theo VNE
Đi bộ nhanh hàng ngày giúp giảm nguy cơ đau tim Một nghiên cứu mới đây cho thấy đi bộ nhanh hàng ngày có thể giúp giảm 1/2 nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Các nhà khoa học Đan Mạch đã nghiên cứu sức khỏe của gần 4.000 người trong một thập kỷ và thấy rằng cường độ tập luyện quan trọng hơn là thời gian tập luyện. Những người đi bộ nhanh...