3 loại rau quả không nên ăn nhiều
Có một số loại rau quả dễ ngấm chất bảo quản, thuốc sâu hơn các loại khác mà bạn nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe.
Nhiều người bị tiêu chảy, ngộ độc và phát bệnh, thậm chí là ung thư khi ăn phải rau quả “độc” trong một thời gian dài.
- Quả đậu đỗ:
Đây là một loại rau quả khá “khoái khẩu” với mọi người. Đậu đỗ rất dễ chế biến, có thể xào, luộc đều được. Tuy nhiên, đậu đỗ luôn đứng “đầu bảng” trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất.
Thông thường, cứ 3 hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết, vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà nó có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.
Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố. Nhiều người ăn đậu đỗ đã tức thì lâm râm đau bụng ngay sau bữa.
Video đang HOT
- Dưa chuột: Cũng như đậu đỗ, dưa chuột luôn phải “sống” với nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu mới. Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán.
Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường. Với nhiều người, dưa chuột làm món sa lát ăn kèm là khá ngon, tuy nhiên bạn phải hạn chế với loại rau quả này.
- Giá đỗ: Bình thường giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, ngon và được nhiều người ưa chuộng. Quả thực, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm – ủ truyền thống thì nó rất sạch sẽ.
Tuy nhiên, bây giờ những người làm giá đỗ đã cần tới một số loại thuốc kích thích, urê để cho nó vươn tốt hơn, năng suất hơn vì thế sẽ rất độc khi ăn giá đỗ. Có thể nhận biết giá đỗ không ủ hoá chất bằng cách quan sát, nếugiá đỗ mập mạp, trắng ngần, dài… là chắc chắn ngâm ủ hoá chất, còn giá đỗ không có hoá chất nhìn ngắn, màu không trắng và rất gầy, ngắn…
3 loại rau quả trên là đặc biệt “nguy hiểm” hơn cả mà người tiêu dùng cần cảnh giác và hạn chế ăn. Những người cẩn thận có thể sử dụng nhiều hơn các loại rau thân củ, quả như: khoai tây, su hào, cà chua, bí xanh, bí đỏ, mướp, cà rốt… bởi một điều chắc chắn là các loại củ, quả này ít độc hơn.
Theo vietbao
Cẩn trọng với 8 tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em
Những ngày hè, biết bao nguy hiểm đang rình rập xung quanh con trẻ. Bạn phải trang bị đủ kiến thức để bảo vệ con mình.
Theo BS.CKII.Trịnh Hữu Tùng, BV Nhi đồng 2, mùa hè trẻ em được nghỉ học ở nhà nên đây là mùa trẻ có nhiêu thời gian vui chơi. Tuy nhiên, nhiều gia đình do cha mẹ bận rộn không thể trông nom các bé kỹ càng, thận trọng nên mùa này cũng thường xảy ra nhiêu tai nạn đối với trẻ em.
Do đó, thời gian qua bv nhi đồng liên tiếp tiếp nhận nhiều ca tai nạn thương tích rất thương tâm. Do đó, BS lưu ý các bậc cha mẹ, ông bà cần nên quan tâm, chú ý hơn trong việc chăm nom đối với con cháu của mình để hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra đối với các bé trong mùa hè.
Theo BS.CKII.Trịnh Hữu Tùng thì có 8 loại tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ trong mùa hè. Cụ thể là:
1. Chết đuối (hay ngạt nước): nếu không được người lớn chăm nom trẻ không biết bơi có thể bị rơi xuống ao hồ quanh nhà mà chết đuối, trẻ nhỏ còn có thể bị chúi đầu vào xô nước, hồ cạn,..
2. Côn trùng đốt: như ong và nhiều loại côn trùng khác như con "mù mắt", rít (rết),.. nhẹ có thể gây kích ứng da, đặc biệt là ong vò vẽ nếu nặng có thể gây sốc phản vệ, suy thận cấp,..và nếu không được cấp cứu đúng cách và kịp thời có thể tử vong.
3. Rắn cắn: khi về nông thôn quê nội/ngoại nghỉ hè trẻ có thể chọc phá hay vô tình dẫm đạp vào loài bò sát nguy hiểm này, nếu không được sơ cứu đúng và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Tạo cho các bé khu vui chơi an toàn (hình minh họa).
4. Chấn thương do té ngã, tai nạn: vì hiếu động, nghịch ngợm, chạy nhảy, leo cây,.. trẻ có thể té ngã dẫn đến bị chấn thương.
5. Ngộ độc: do uống nhầm các chai lọ có chứa thuốc diệt cỏ, trừ sâu, hoặc "nước tro tàu" dùng để làm bánh (dùng để cúng trong Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch),..
6. Phỏng lửa, nước sôi: khi về quê chơi trẻ có thể nghịch củi lửa, hay xăng dầu. Trẻ nhỏ đi lẫm đẫm nếu không trông nom kỹ có thể va quẹt hay rơi vào nồi thức ăn đang nấu sôi.
7. Điện giật: trẻ trai hiếu động có thể nghịch phá ổ cắm điện, hay thả diều vướng mắc vào các đường dây điện cao thế có thể dẫn đến điện giật.
8. Sét đánh: khi chơi giữa đồng trống vào mùa mưa dông khi trời bắt đầu rất dễ bị sét đánh
Theo vietbao
Chất độc quanh ta Hiểu rõ những nguy cơ hiện hữu trong chính những đồ dùng thân thiện hằng ngày, bạn sẽ biết cách lựa chọn những sản phẩm nào an toàn cho sức khoẻ cả nhà. Chất hóa học phthalates Đây là một hợp chất hóa học được sử dụng trong các sản phẩm trong gia đình để làm cho nhựa dẻo hơn và những sản...