Ăn gì khi bạn ở độ tuổi 20,30,40… ?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Nếu thực phẩm bạn ăn ở tuổi 20 chủ yếu là các loại thức ăn nhanh như xúc xích, đồ uống có gas như coca- cola… thì đến tuổi 30, những tác động từ thực phẩm bạn đã ăn rất khó để sửa chữa. Sự thực là, chế độ ăn của bạn cần phù hợp với từng độ tuổi.
Độ tuổi 20: Bạn nên lựa chọn thực phẩm tốt nhất để tăng mật độ xương. Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và cân nặng ổn định cần được quan tâm ngay từ tuổi 20, độ tuổi cơ thể chuẩn bị cho việc mang thai và sinh con. Ở giai đoạn này, việc ngăn ngừa chứng loãng xương, tăng huyết áp hay bệnh tim có thể chưa phải là ưu tiên số một, nhưng những gì bạn ăn ở tuổi 20 có thể giúp giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh đó sau này.
Ở độ tuổi này, bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tự nhiên thay vì được chế biến: một quả táo thay vì nước ép trái cây táo, các loại ngũ cốc thay vì bột mì trắng… Một số loại thức ăn sau nên được bổ sung trong khẩu phần ăn ở tuổi 20:
Sữa tách béo: là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin D, giúp tăng cường khả năng tổng hợp các loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Mật độ xương trong cơ thể bạn dày đặc nhất ở độ tuổi 25. Hầu hết phụ nữ cần từ 1000 đến 1200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta đang chưa đáp ứng được nhu cầu đó của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương khi ở độ tuổi 50 – 60. Thực tế, việc ngăn ngừa loãng xương cần được phòng tránh ngay từ tuổi 20.
Sữa chua: giàu vitamin, giúp tăng cường mật độ xương và duy trì răng chắc khỏe cũng như chứa các chất có lợi cho đường tiêu hóa và ngăn ngừa sự nhiễm trùng.
Thịt đỏ: giàu protein và chất sắt. Thiếu máu do thiếu sắt rất hay gặp ở phụ nữ lứa tuổi 20, điều này có thể dẫn tới suy nhược, mệt mỏi, kém tập trung, giảm sức đề kháng và khó điều hòa nhiệt độ cơ thể, ăn thịt đỏ là một trong những cách đơn giản nhất để cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể.
Video đang HOT
Độ tuổi 30: Quá trình trao đổi chất trong cơ thể ở tuổi này đã chậm lại nên bạn cần giảm bớt các loại thức ăn chứa nhiều calo trong khẩu phần ăn. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thường xuyên hơn và chú ý kết hợp cân bằng giữa loại thức ăn có chứa carbohydrates, protein và chất béo. Dinh dưỡng cần thiết trong độ tuổi này là sắt, axit folic và canxi. Bạn cần 18mg sắt mỗi ngày để không bị thiếu máu và tăng cường hệ miễn dịch. Canxi rất cần thiết để có bộ xương chắc khỏe và phòng ngừa sự suy giảm lượng xương sau tuổi 35.
Độ tuổi 40: Mức độ thay đổi hormone có thể gây tác động tới trọng lượng cơ thể, trong chế độ ăn ở độ tuổi 40, nên thay thế các loại thức ăn giàu chất béo và đạm động vật bằng chất béo từ thực vật.
Ăn nhiều chất xơ (ít nhất 25g mỗi ngày) và các thực phẩm giàu kali (4.700mg một ngày) như ngũ cốc hạt, hoa quả và rau xanh. Canxi ở tuổi này vẫn đóng vai trò quan trọng và bạn nên tiếp tục bổ sung đủ 1.000 mg/ ngày.
Dinh dưỡng cần thiết: chất xơ, kali, canxi và thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ở độ tuổi này, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn đang chậm lại. Hơn nữa, mức cholesterol và huyết áp có thể tăng lên khi bạn gần đến thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường typ 2 gia tăng.
Độ tuổi 50: Để chống lại béo phì, hãy bỏ qua cà phê, soda và các loại bánh có hàm lượng đường cao, thay vào đó là trà xanh và một chút sôcôla đen giúp hạ huyết áp, tăng cường khả năng chuyển hóa đường trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông – nguyên nhân hàng đầu gây đau tim và đột quỵ.
Đây là giai đoạn cơ thể bạn đang trải qua những thay đổi lớn do quá trình mãn kinh, lượng hormore sinh dục giảm mạnh nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương và các bệnh tuổi già khác tăng lên. Do vậy, những dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ này là vitamin B (đặc biệt là B6 và B12), các chất xơ, các chất chống oxy hóa, canxi và vitamin D.
Những thực phẩm tốt nhất cho độ tuổi 50: chuối, khoai tây, quả lựu (giàu vitamin B6) trứng, cá, thịt gà (cung cấp vitamin B12) các loại ngũ cốc, rau có lá xanh thẫm, vàng đậm, các loại cam, rau quả khác như cải bông xanh, cải bruxen (có tác dụng phòng ngừa ung thư vú) các loại hạt điều, ngô, táo, đậu nành (nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể với tác dụng giảm triệu chứng thời kỳ mãn kinh) pho mát ít béo, quả hạnh, bông cải xanh (đây là những thực phẩm rất giàu canxi) và cam, măng tây và những loại rau ăn lá (giàu axit folic).
Độ tuổi 60: Đây là giai đoạn cơ thể mất cơ bắp, sự trao đổi chất chậm lại và có nguy cơ tăng cân cao. Trong thời kỳ này nên chọn các loại thức ăn chứa hàm lượng protein cao có thể giúp duy trì cơ bắp và khả năng đốt cháy calo của cơ thể.
Theo nghiên cứu, men tiêu hóa trong dạ dày giảm 31% ở độ tuổi 60, ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu hóa thức ăn. Hệ tiêu hóa suy giảm đồng thời chức năng chế tiết ở gan suy yếu, dẫn tới sự giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng (đạm, đường, mỡ, các vi chất…). Do vậy, trong chế độ ăn, phụ nữ tuổi 60 cần giảm lượng đạm động vật trong các loại thịt, thay thế vào đó là các loại tôm, cá, sữa. Chỉ nên ăn dưới 150g thịt các loại trong 1 ngày.
Theo vietbao
Làm thế nào để tránh ăn quá nhiều?
Ăn quá nhiều là thói quen rất khó để thay đổi trong quá trình giảm cân. Nhưng với những mẹo nhỏ dưới đây, bạn sẽ giảm được lượng thức ăn tiêu thụ và nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn.
1. Chỉ ăn khi đói:
Hãy tránh xa đồ ăn khi bạn không thực sự đói, đừng ăn chỉ vì trông chúng thật ngon miệng hay mùi vị thật hấp dẫn.
2. Bỏ đũa xuống mỗi khi nhai: Dạ dày của bạn phải mất một thời gian mới đưa ra tín hiệu rằng bạn đã no vì vậy, có một mẹo nhỏ rằng bạn nên đặt đũa xuống mỗi khi nhai cho đến khi đã nhai hết thức ăn. Thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt hơn ở dạ dày và thông báo cho não bộ biết rằng bạn đã no.
3. Nhai kĩ: Đừng vội vàng ăn hết miếng này đến miếng khác mà hãy nhai chậm, kĩ và tận hưởng chúng từ từ. Và chính điều này cũng giúp bạn không bị ăn quá nhiều.
4. Bắt đầu bữa ăn với món rau trước: Món rau có nhiều chất xơ hơn các loại thức ăn chứa carbonhydrate như cơm và khoai tây. Vì thế bạn hãy ăn rau trước, nhai kĩ và sau đó mới thưởng thức các món ăn khác trong bữa ăn.
5. Chia sẻ món tráng miệng: Đôi khi thật khó từ chối món tráng miệng hấp dẫn nhưng thay vì ăn trọn cả miếng bánh chocolate 2 lớp tuyệt vời thì bạn hãy chia sẻ nó với người khác. Bạn chắc chắn không cần ăn cả miếng bánh đó vì nó nhiều hơn những gì cơ thể bạn thực sự cần.
6. Chỉ ăn một nửa phần thức ăn khi ăn ngoài: Đôi khi bạn đi ăn ngoài hàng và một suất thức ăn của họ thật khổng lồ có thể đủ cho 2 hay 3 người ăn một lúc. Vì vậy hãy yêu cầu nhân viên phục vụ gói một nữa suất ăn cho bạn mang về và bạn sẽ không phải cố ăn quá nhiều. Phần thức ăn còn lại có thể dùng cho bữa tiếp theo.
7. Uống nhiều nước: Đừng quên uống nước lọc, đặc biệt là trước bữa ăn. Chúng sẽ làm đầy dạ dày của bạn và mang lại cảm giác no khiến bạn không ăn quá nhiều.
8. Lên kế hoạch cho bữa ăn: Hãy ăn khoảng 5-6 bữa ăn nhỏ/ngày thay vì 3 bữa chính và việc này tránh cho bạn ăn quá nhiều vào bữa chính.
Theo vietbao
Những yếu tố làm yếu tinh trùng Phần lớn nam giới đều cho rằng việc thụ thai là vấn đề khá đơn giản, chỉ cần chọn đúng thời điểm giao hợp trong tháng là đã nắm chắc cơ hội. Trên thực tế, rất nhiều vấn đề tuy nhỏ nhưng lại có liên quan chặt chẽ với quá trình thụ thai. Chất lượng của tinh trùng ở người đàn ông chính...