Triệu chứng khi bị ngộ độc các loại vitamin
Các vitamin hết sức cần thiết cho cơ thể nhưng nêu dùng quá liều có thể dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Dùng vitamin A quá liều
Vitamin A là loại vitamin thiết yếu, hòa tan trong chất béo. Bạn thường được khuyên bổ sung vitamin A để bảo đảm thị lực tốt, tránh cận thị, mờ mắt. Vitamin A cũng giúp thúc đẩy sản sinh tế bào mới.
Triệu chứng bị ngộ độc do dùng quá nhiều vitamin A:
- Chóng mặt liên tục
- Mờ mắt, nhìn không rõ đồ vật
- Kinh nguyệt bất thường
- Đau đầu thường xuyên
- Mất ngủ
- Tiêu chảy
- Da bị mẩn ngứa
- Tệ hơn, bạn có thể bị ngất xỉu trong lúc làm việc.
Dùng vitamin D quá liều
Vitamin D hết sức cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, thiếu niên và người cao tuổi. Vitamin D giúp hấp thụ canxi, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển và giữ xương luôn chắc khỏe.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vitamin D vì bạn có thể gặp các vấn đề sau:
Video đang HOT
- Đau đầu
- Đột ngột lãng tai, bị điếc
- Không thấy ngon miệng khi ăn uống
- Nôn ói
- Cảm thấy các cơ bắp rã rời, mệt mỏi
- Đau nhức xương.
Dùng vitamin C quá liều
Đối với phụ nữ, vitamin C là liệu pháp làm trắng da tuyệt vời. Với sự phát triển không ngừng của khoa học, ngày nay phụ nữ có thể dùng vitamin C để dưỡng da, tái tạo và làm da mịn màng như mong muốn.
Nếu bạn gặp phải các vấn đề sau trong quá trình bổ sung vitamin C, rất có thể bạn đã dùng quá liều. Dâu hiêu là:
- Xanh xao, hốc hác
- Thiếu máu, sút cân liên tục
- Đau dạ dày
- Xuất hiện sỏi thận
- Sốt
- Mất ngủ.
Dùng vitamin E quá liều
Bên cạnh dùng vitamin C để làm trắng da, vitamin E cũng được xem là “thần dược” bảo về làn da trước tác động của thời gian, mang lại làn da mềm mại.
Các triệu chứng ngộ độc vitamin E:
- Khô môi, mất nước
- Cơ bắp mỏi mệt
- Mất sức, uể oải
- Ngực bị mềm, nhão
- Các vết bầm xuât hiên không rõ lý do, vết thương lâu lành.
Dùng vitamin B quá liều
Vitamin B bao gồm nhiều loại như B12, B1, B6… Mỗi loại vitamin B có tác dụng riêng và là những chất dinh dưỡng hết sức quan trọng với cơ thể.
Nhưng lạm dụng vitamin B dễ dẫn đến hậu quả như:
- Khó thở
- Tê tay chân
- Cảm giác nóng rát da
- Đau đầu.
Theo VNN
Những điều cần biết về đường
Đường là một trong những loại gia vị phổ biến, thế nhưng có bao giờ bạn nghĩ mình không nên tùy tiện sử dụng đường hay thay thế đường bằng những chất tạo ngọt khác mà không tìm hiểu kỹ?
Đường giảm béo, phi năng lượng - Ảnh: T.T.D.
Hiện nay, vì các nhu cầu khác nhau, nhiều người dùng đã sử dụng các loại đường thay thế và hậu quả có thể khó lường.
Đường thường: năng lượng khá cao
Chỉ dùng tối đa khoảng 20 gam (tức khoảng hai muỗng cà phê) lượng đường cát, đường kính, đường tinh luyện trong khẩu phần hằng ngày của mỗi người trưởng thành.
Thông dụng nhất để tạo vị ngọt là loại đường được tinh chế từ mật mía, sau khi được xử lý, đường sẽ kết tinh thành hạt như hạt cát nên còn được gọi là đường cát. Đường phèn cũng được nấu từ đường kính trắng, thêm vào nước vôi trong và trứng để lọc tạp chất. Đường thốt nốt cũng nằm trong nhóm đường saccharose nhưng chiết xuất từ cây thốt nốt với mùi vị đậm đà hơn.
Các loại đường này thuộc nhóm đường đơn giản, có mức năng lượng khá cao (4kcal/gam) và làm tăng đường huyết nhanh. Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe luôn khuyên chúng ta chỉ nên dùng tối đa khoảng 20 gam (tức khoảng hai muỗng cà phê) lượng đường đơn giản này trong khẩu phần hằng ngày của mỗi người trưởng thành (bao gồm cả lượng đường này chứa trong các loại bánh kẹo, kem, chè...), song thực tế bạn có ăn vượt xa mức này không?
Đường ăn kiêng: kiểm soát tốt đường huyết, cân nặng
Đây là loại đường có độ ngọt thấp, chiết xuất tự nhiên từ thực phẩm, được xem là loại đường chuyên dụng dành cho các bệnh nhân tiểu đường do có chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, loại đường này còn cung cấp năng lượng ít hơn so với đường kính, nên rất thích hợp cho những người ăn kiêng hay cần giảm cân và cả những người quan tâm tới một chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa và quản lý các bệnh béo phì, tiểu đường và xơ vữa động mạch.
Ưu điểm chính của loại đường này là không gây ra những tác dụng phụ như các loại đường hóa học. Vì vậy, các loại đường này được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm như bánh, kẹo, cà phê...
Trong nhóm này có thể kể đến đường Isomalt, một loại đường đôi được tinh chế tự nhiên từ củ cải đường vào những năm 1960 và được sử dụng rất phổ biến từ lâu ở các nước Anh, Mỹ, Úc, châu Âu, Nhật... Isomalt có độ ngọt tinh khiết bằng một nửa đường kính, có năng lượng thấp (2kcal/gam) nên giúp kiểm soát tốt cân nặng ở người thừa cân, béo phì. Ngoài ra, Isomalt còn có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe như không gây sâu răng, đặc biệt có chỉ số đường huyết rất thấp nên không làm tăng đường huyết và insulin trong máu ngay sau ăn, nên tốt cho người bệnh tiểu đường hay rối loạn đường huyết.
Đường hóa học hay hóa chất tạo ngọt: tác dụng phụ khôn lường
Đường hóa học còn gọi là những chất tạo ngọt nhân tạo, có vị ngọt đậm hơn đường kính gấp nhiều lần (thông thường 30-70 lần, thậm chí 200-700 lần), thường không cung cấp năng lượng, được dùng phổ biến trong các loại thực phẩm ít năng lượng dành cho người ăn kiêng như kẹo cao su, sữa chua, nước ngọt có gas, đường ăn kiêng... Có nhiều loại đường hóa học như: Cyclamate, Saccharin, Aspartam, Acesulfame-K, Sucralose...
Không loại đường hóa học nào hoàn toàn tốt và mỗi loại có ảnh hưởng khác nhau đối với sức khỏe như Saccharin có thể gây đột quỵ, táo bón, mất trí nhớ, ung thư (đã bị FDA cấm lưu hành), Cyclamat chỉ an toàn khi sử dụng ít... Do vậy, việc sử dụng đường hóa học đòi hỏi sự thận trọng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Điển hình là Aspartam, một chất tạo ngọt thông dụng, mặc dù đã được các cơ quan kiểm duyệt (FDA, EFSA) cho phép sử dụng trong thực phẩm và được thương mại hóa vài chục năm, nhưng đến nay vẫn bị giới khoa học phản đối gay gắt và đòi hỏi những nghiên cứu đầy đủ bổ sung vì sự an toàn cho người sử dụng, do có khả năng gây ra gần 100 tác dụng phụ như gây sinh non, ung thư, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, mất ngủ, mệt mỏi thường xuyên, đau bụng, chuột rút, rối loạn kinh nguyệt, thị giác, trí nhớ, bất lực ở nam, bệnh bạch cầu, suyễn, động kinh, chậm phát triển trí tuệ...
Theo VNE
Các bà mẹ không nên tự ý trộn các loại sữa với nhau Một hôm cơ quan mất điện, chị Thủy về nhà thì thấy bà nội đang pha sữa cho cháu bằng cách trộn lẫn cả hai loại sữa với nhau. Chị Thủy là nhân viên một ngân hàng lớn nên công việc rất lu bu. Ngay từ khi sinh cu Bốp chị đã ít sữa. Khi cu Bốp được 2 tháng là chị đã...