Tắm cho trẻ sơ sinh
Các bà mẹ thường lúng túng khi tắm cho bé sơ sinh, nhiệt độ nước tắm bao nhiêu là vừa? Tắm bằng gì để tốt cho sức khoẻ của bé?
Tắm bao nhiêu lần trong tuần?
Với bé sơ sinh, nhiều mẹ cho rằng chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần là đủ. Tất nhiên mẹ vẫn phải dùng khăn ấm lau rửa cho bé ở những khe, nếp gấp của da, vệ sinh bộ phận sinh dục. Vì ở độ tuổi này, bé thường không bị bẩn, trong khi tắm lại dẫn tới khô da.
Tuy nhiên, nước là môi trường quen thuộc với bé từ khi nằm trong bụng mẹ và rất tốt cho quá trình tự nhiên của bé. Vì vậy, mẹ nên tắm cho bé hàng ngày.
Tắm vào thời điểm nào trong ngày?
Mẹ nên chọn tắm cho con vào lúc có ánh nắng mặt trời và thuận tiện cho bố mẹ. Vào khoảng 10 giờ – 11 giờ sáng, hoặc 3 giờ – 4 giờ chiều. Lúc đó trời còn sáng, không khí sẽ ấm hơn, bé ngâm mình trong nước cũng không sợ lạnh.
Không nên tắm cho bé vào lúc sáng sớm và chiều muộn, hoặc giữa trưa. Tốt nhất, mẹ có thể rèn cho bé một thói quen theo trình tự: tắm – bé bú mẹ – ngủ. Vì thông thường, sau khi tắm xong, bé sẽ đói, ăn sẽ ngon miệng và ngủ sâu hơn.
Hình minh họa
Tắm trong bao nhiêu lâu?
Video đang HOT
Với bé sơ sinh, mẹ chỉ nên cho các con tắm từ 4 – 5 phút/lần tắm. Khi bé được ngoài 3 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tắm đến 10 phút, để bé thỏa sức chơi đùa với nước. Cũng tùy theo thời tiết nóng hay lạnh, sức khỏe của bé thế nào để mẹ quyết định cho bé tắm nhanh hay lâu.
Nhiệt độ nước tắm của các bé thông thường là 36 độ C. Mẹ có thể sắm riêng cho bé một nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm. Hoặc là, mẹ chỉ cần nhúng khuỷu tay xuống chậu nước tắm, nếu mẹ thấy nước không nóng hay không lạnh quá, vừa phải là được
Tuyệt đối không nên thử nước bằng ngón tay mẹ. Vì thông thường, nước ấm vừa tay mẹ sẽ là quá nóng so với da bé. Bao giờ mẹ cũng thử nước trước khi cho bé vào chậu/bồn tắm. Vào mùa hè, mẹ có thể hạ nhiệt độ nước tắm của bé thấp hơn một chút.
Tắm bằng xà phòng hay các loại lá?
Theo dân gian, mẹ có thể tắm cho con bằng các loại nước lá như lá kinh giới, trà xanh, quả mướp đắng, quả chanh… Nhưng cần nhớ rửa sạch các loại lá, quả trước khi xay hoặc giã lấy nước cho bé tắm (nên pha loãng). Sau khi rửa sạch, nên ngâm qua nước muối để khử hết các thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng nếu có trên các loại lá, loại quả.
Ngoài ra, các mẹ có thể dùng một số loại xà phòng, sữa tắm dành riêng cho bé sơ sinh. Nhưng cũng không nên lạm dụng các loại xà phòng này. Vì tắm nhiều bằng các loại xà phòng, bé dễ bị khô da. Tốt nhất, một tuần chỉ nên tắm cho bé bằng xà phòng từ 1 – 2 lần.
Hình minh họa
Tắm cho bé như thế nào?
Mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi tắm cho bé: quần áo, khăn lau, khăn tắm, kem bôi da. Sau khi cởi quần áo, mẹ thả ngay bé vào chậu tắm, giữ con bằng tay gồm cả phần đầu và gáy, lưng sao cho phần mặt bé nổi trên mặt nước.
Do bé có phần mỡ dày hơn người lớn nên dễ dàng giữ cho thân mình không bị chìm xuống nước. Có thể cho bé đạp chân, đạp tay vào nước thoải mái. Sau đó mẹ lật bé nằm úp, tay mẹ giữ vào phần cằm và ức của con.
Khi tắm cho bé, nên rửa mặt trước, rồi chuyển dần xuống vùng mông. Gội đầu cho bé để sau cùng. Nhấc bé lên khỏi mặt nước, mẹ phải quấn và lau khô cho bé ngay, tránh để bị nhiễm lạnh. Nơi tắm cho bé cũng phải đóng kín cửa, tránh gió lùa
Theo vietbao
5 cách tắm có hại cho sức khỏe
Tắm giúp cơ thể cảm thấy được thư giãn, sảng khoái. Tuy nhiên có nhiều điều phải chú ý đến khi tắm, nhất là phụ nữ. Bởi nếu tắm không đúng sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thể chất.
Phụ nữ hay tắm hơn nam giới, thậm chí nhiều người rất thích tắm và thực sự thì khoảng thời gian này khiến cho cơ thể cảm thấy được thư giãn, sảng khoái. Tuy nhiên có nhiều điều phải chú ý đến khi tắm, nhất là phụ nữ. Bởi nếu tắm không đúng sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất của bạn.
Tắm nước lạnh
Các bác sỹ cho biết, khi tắm với nhiệt độ nước quá thấp so với thân nhiệt cơ thể sẽ cảm thấy lạnh và sản xuất ra một loạt các phản ứng căng thẳng. Chẳng hạn như nhịp tim, huyết áp, co cơ, căng thẳng thần kinh... Do đó vừa không loại bỏ được mệt mỏi mà còn dễ gây cảm lạnh. Vì thế nên tránh tắm nước có nhiệt độ quá thấp.
Phụ nữ vì lý do sinh lý, đặc biệt là trong thời gian kinh nguyệt, mang thai, cho con bú khi gặp nước lạnh sẽ gây ra sự kích thích của rối loạn nội tiết nữ, vô kinh, đau bụng... Nguy hiểm hơn khi rất nhiều vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo cũng có thể gây viêm âm đạo và các bệnh phụ khoa nghiêm trọng cho phụ nữ sau khi mang thai, có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thể chất.
Tuy nhiên, bạn có thể rửa mặt bằng nước lạnh, duy trì, gắn bó lâu dài sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu, ngăn ngừa cảm lạnh, viêm mũi đồng thời làm cho da trở nên sáng bóng và linh hoạt hơn.
Tắm khi huyết áp thấp
Khi tắm với nhiệt độ nước tắm cao sẽ làm giãn mao mạch, hạ huyết áp. Nếu khi đó huyết áp của bạn cũng đang xuống thấp sẽ gây hạ huyết áp người dễ bị thiếu máu não cục bộ rất nguy hiểm.
Tắm ngay sau khi lao động
Cho dù là lao động thể chất hay tinh thần thì bạn cũng cần phải nghỉ ngơi một lát rồi mới tắm. Nếu không sẽ dẫn đến tim, suy não hoặc thậm chí ngất xỉu do thể trạng của bạn khi đó đã mệt mỏi.
Tắm sau khi uống rượu
Rượu có thể ức chế hoạt động của chức năng gan, ngăn cản việc phát sinh của glycogen. Khi tắm, lượng tiêu thụ glucose của cơ thể sẽ tăng lên. Sau khi uống rượu mà tắm rửa, cơ thể không kịp bổ sung lượng đường trong máu, dễ bị hoa mắt, chóng mặt, trường hợp nghiêm trọng có thể hôn mê, hạ đường huyết.
Tắm sau bữa ăn
Tắm sau bữa ăn, bề mặt da trên cơ thể bị kích thích mở rộng hơn khiến máu phải tăng cường lưu thông đến bề mặt làm giảm lượng máu cung cấp cho khoang bụng, từ đó ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ, khiến lượng đường trong máu thấp.
Theo PLXH
3 loại rau quả không nên ăn nhiều Có một số loại rau quả dễ ngấm chất bảo quản, thuốc sâu hơn các loại khác mà bạn nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe. Nhiều người bị tiêu chảy, ngộ độc và phát bệnh, thậm chí là ung thư khi ăn phải rau quả "độc" trong một thời gian dài. - Quả đậu đỗ: Đây là một loại rau...