5 loại thực phẩm giàu vitamin A hơn cà rốt, món cuối cùng còn chứa nhiều hơn 14 lần
Có những thực phẩm cung cấp vitamin A còn nhiều hơn cà rốt gấp 14 lần.
Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò trong nhiều quá trình của cơ thể, bao gồm:
- Chức năng miễn dịch
- Sinh sản
- Sức khỏe cho da
- Chức năng của niêm mạc ruột, bàng quang và các mô bề mặt khác
- Tầm nhìn khỏe mạnh
- Tăng trưởng và phát triển
Có hai loại vitamin A, một trong số đó chủ yếu đến từ các sản phẩm động vật (retinol) và một trong số đó chủ yếu đến từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật (beta-carotene).
Nhiều người khi còn nhỏ thường nghe cha mẹ nói rằng ăn cà rốt để sáng mắt. Cà rốt chứa nhiều vitamin A, một nửa cốc cà rốt sống chứa 459 mcg vitamin A tương đương với 184% DV (chỉ số cho bạn biết 1 khẩu phần ăn sẽ cung cấp bao nhiêu % lượng dinh dưỡng cơ thể cần mỗi ngày), thực sự có thể cải thiện thị lực của bạn. Nhưng lợi ích của cà rốt không chỉ có vậy mà nó còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Mặc dù vậy bạn không cần phải chỉ dựa vào cà rốt để có được nguồn vitamin A, có nhiều thực phẩm cung cấp vitamin A còn nhiều hơn cà rốt gấp 14 lần.
Dưới đây là 5 thực phẩm giàu vitamin A hơn cả cà rốt do được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyên dùng.
1. Bí ngô
Bí ngô là một món ăn khác giàu vitamin A, với một miếng chứa 488 mcg vitamin A tương đương với 249% DV. Điều này là do giống như các loại rau màu cam khác, bí ngô rất giàu beta carotene.
Bí ngô cũng là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, chẳng hạn như vitamin C, lutein và zeaxanthin. Nghiên cứu chỉ ra rằng hấp thụ nhiều chất này có thể bảo vệ thị lực và ngăn ngừa các bệnh thông thường về mắt.
2. Rau chân vịt
Video đang HOT
Giống như các loại rau lá xanh khác, rau chân vịt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Mỗi nửa chén rau chân vịt luộc cung cấp 573 mcg vitamin A, tức là 229% DV.
Khẩu phần này cũng cung cấp 17% DV đối với sắt và 20% DV đối với magiê. Magiê đóng một vai trò trong hơn 300 quá trình trong cơ thể con người.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng rau chân vịt có thể làm giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
3. Khoai lang
Một củ khoai lang nướng cả vỏ cung cấp 1.403 mcg vitamin A, chiếm 561% DV. Vitamin A có trong loại rau củ này ở dạng beta carotene, một số nghiên cứu cho thấy có thể bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết.
Khoai lang cũng ít calo và không có chất béo. Chúng là nguồn cung cấp vitamin B-6, vitamin C và kali dồi dào. Bên cạnh đó, khoai lang chứa nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp, chúng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
4. Dầu gan cá
Gan cá cũng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời, với 1 muỗng canh dầu gan cá cung cấp 4.080 mcg hay 272% DV.
Dầu cá còn là một trong những nguồn giàu axit béo omega-3 nhất, giúp chống viêm, bảo vệ tim và có thể điều trị hoặc ngăn ngừa trầm cảm.
Dầu gan cá tuyết cũng là một nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời, với 1 muỗng canh có chứa 340% DV.
5. Gan bò
Gan động vật là một trong những nguồn giàu vitamin A. Điều này là do, giống như con người, động vật dự trữ vitamin A trong gan. Một khẩu phần gan bò áp chảo 3 ounce (85g) chứa 6.582 mcg vitamin A, tương đương với 444% DV.
Là một loại nội tạng, gan chứa nhiều protein. Nó cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác bao gồm đồng và vitamin B-2 và B-12. Ngoài ra, gan là một nguồn cung cấp sắt, folate và choline.
Gan cừu và xúc xích gan là những nguồn giàu vitamin A.
Nhu cầu Vitamin A của cơ thể như thế nào?
Để hỗ trợ hấp thụ vitamin A, một người cần bao gồm một số chất béo trong chế độ ăn uống của họ. Điều quan trọng là không nên nấu quá chín thức ăn, vì điều này làm giảm hàm lượng vitamin A. Tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn mà số lượng Vitamin A cần thiết để nạp vào cơ thể là khác nhau. Trung bình số lượng vitamin A cần nạp vào cơ thể mỗi ngày là 1 mg.
Điểm danh những loại rau càng nấu càng kỹ càng nhiều dinh dưỡng
Có những loại rau củ khi ăn sống đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng có những loại lại cần nấu chín thậm chí là chín kỹ mới có thể phát huy hết tác dụng.
Có những loại rau củ khi ăn sống sẽ vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng như nó vốn có nhưng có những loại lại cần nấu chín thậm chí là chín kỹ mới có thể phát huy hết tác dụng của chúng:
1. Nâm
Nấm tuy chứa rất nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin, khoáng chất, ít calo, chất béo và giàu chất chống oxy hóa, nhưng nấm cũng là một thực vật mọc trong điều kiện ẩm ướt ở sát mặt đất hoặc các khu vực có nhiều gỗ, lá mục nên trên thân nấm chứa rất nhiều ký sinh trùng và các vi khuẩn có hại.
Vì thế, chỉ khi nấu ở nhiệt độ cao, độc tố, vi khuẩn và các ký sinh trùng mới được tiêu diệt hoàn toàn. Ngoài ra, những chất như kali, kẽm, magie, niacin (những dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho quá trình trưởng thành của trẻ) có trong nấm nếu được nấu chín kỹ mới có thể phát huy tối đa công dụng của chúng.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
2. Rau bina
Rau bina hay rau cải bó xôi, rau chân vịt là một trong những loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất quý giá, đặc biệt là canxi và sắt - góp phần quan trọng để tăng cường sức khỏe xương khớp, hệ tuần hoàn và đường huyết ở trẻ nhỏ. Thế nhưng chỉ khi được nấu chín ở nhiệt độ cao, rau bina mới có thể giải phóng hoàn toàn canxi, sắt và các khoáng chất khác như kali, magie để cơ thể hấp thu một cách tốt nhất.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
3. Măng tây
Trong măng tây chứa một lượng lớn vitamin K và canxi - rất tốt cho xương khớp, ngăn ngừa loãng xương ở người lớn và chuột rút do thiếu canxi ở trẻ nhỏ, hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao thì măng tây mới có thể tạo ra lượng dưỡng chất lớn nhất: giải phóng hoàn toàn vitamin K và canxi, tăng 16% các chất chống oxy hóa, gấp đôi hàm lượng phenolic acid giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
4. Cà chua
Cà chua có tới hơn 90% là nước nhưng lại đáp ứng một phần lớn lượng vitamin các nhóm A,B,C mà cơ thể cần trong một ngày cùng lượng khoáng chất dồi dào như kali, canxi, sắt, photpho...Tuy nhiên, trong cà chua cũng có chứa caroten nên cần được nấu chín để phát huy tốt nhất công dụng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, caroten khi được nấu ở nhiệt độ cao cũng làm tăng hàm lượng lycopene giúp bảo vệ tối đa cho hệ tim mạch.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
5. Cà rốt
Cũng như cà chua, cà rốt chứa lượng lớn vitamin A, C, canxi, sắt, kali và chất xơ mà cơ thể cần. Đồng thời, nó cũng chứa carotemoid - một chất chống oxy hóa tuyệt vời với nhiều tác dụng bổ dưỡng. Tốt cho mắt, tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe và trị táo bón... cà rốt chính là thực phẩm vàng mà từ trẻ đang ăn dặm tới các bé tuổi trưởng thành đều cần bổ sung thường xuyên.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Không chỉ vì những chất dinh dưỡng chỉ khi nấu chín mới có thể đạt được tác dụng tối đa mà với các món rau củ bạn cũng nên ưu tiên nấu thành đồ chín cho gia đình để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất có thể. Bởi rau củ quả dù được rửa sạch và trồng hữu cơ vẫn không tránh khỏi nhiễm phải các loại ký sinh trùng khi trồng hoặc các vi khuẩn gây bệnh trong quá trình thu hái, bày bán trước khi tới tay người tiêu dùng./.
Nhiều người ở TP HCM lo lắng vì trẻ phải dời lịch uống vitamin A Một số phụ huynh khi đưa con đi uống bổ sung vitamin A vào ngày 1-12 theo thông lệ hằng năm được thông báo chưa có thuốc. Sáng 1-12, chia sẻ trên mạng xã hội, chị N.T.A. (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết khi đưa con đi uống bổ sung vitamin A liều cao tại trạm y tế theo thông lệ...