5 loại rau củ quả cần chần trước khi xào tránh ngộ độc, bận mấy cũng nhớ phải làm!
Việc chần các loại rau củ quả này trước khi xào giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, tránh được việc ngộ độc.
Mùa thu hanh khô chúng ta nên ăn nhiều rau để bổ sung vitamin cho cơ thể. Vào mỗi mùa, sẽ có những loại rau củ quả theo mùa vừa tươi, vừa rẻ, lại vừa giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi mua các loại rau về, chúng ta thường đem xào nấu luôn rồi dọn ra bàn ăn nhưng cách này để lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Nguyên nhân bởi một số loại rau có chứa các chất như axit oxalic và ancaloit, ngoài việc sẽ đào thải ra ngoài cơ thể do bản thân chúng không dễ tiêu hóa và hấp thụ mà còn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ canxi. Do đó, những loại rau này cần phải chần trước khi xào mới đảm bảo tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là 5 loại rau cần phải chần trước khi xào, bạn hãy tham khảo thông tin nhé:
1. Củ niễng
Củ niễng là một loại củ đặc sản được nhiều người yêu thích vì có vị tươi, giòn, có giá trị dinh dưỡng cao, rất hữu ích cho sức khỏe con người nếu tiêu thụ vừa phải. Đa phần khi mua củ niễng về chúng ta chỉ cắt nhỏ rồi xào chín. Thực chất đây là một loại rau rất giàu axit oxalic. Vì vậy, bạn nên chần nó trước khi ăn. Axit oxalic hòa tan trong nước.
Cách chần rất đơn giản, đun sôi nồi nước sau đó thả củ niễng đã thái lát vào, chần trong 1 phút có thể loại bỏ hầu hết axit oxalic. Sau đó vớt ra ngay, chần lâu sẽ làm mất độ giòn của củ niễng. Củ niễng xào với trứng sẽ càng tăng độ bùi bùi của loại củ này.
2. Súp lơ xanh
Các loại rau như súp lơ xanh không có hàm lượng axit oxalic cao nhưng chúng nhiều bụi trong các khe kẽ, một số bông còn chứa dư lượng thuốc trừ sâu và trứng côn trùng ẩn bên trong không thể được làm sạch hoàn toàn với nước thông thường. Cách an toàn nhất là chần trước khi xào. Nhờ thế, khi ăn lại không chỉ đảm bảo vệ sinh, tốt cho sức khỏe mà còn rút ngắn thời gian chế biến, giữ được hương vị và dinh dưỡng.
Cách chần súp lơ cũng rất nhanh. Đun sôi nồi nước sau đó thả các bông súp lơ đã cắt nhỏ vừa ăn vào, chần từ 2-3 phút. Sau đó vớt súp lơ ra ngay. Chần lâu súp lơ sẽ bị mềm, không còn giòn nữa. Việc chần súp lơ cũng làm súp lơ giữ được màu xanh khi xào.
Video đang HOT
3. Đỗ cô ve, đậu lăng, đậu ván
Đỗ cô ve, đậu lăng, đậu ván đều là những loại rau quả họ đậu, chúng đều có một điểm chung là chứa một loại ancaloit gọi là saponin. Nếu không nấu chín đậu, chất ancaloit sẽ gây ra một số tác hại cho cơ thể. Do đó, chúng ta nên chần qua các loại đậu đỗ này trước khi xào sẽ giúp ancaloit bị phân hủy.
Vì vậy, trước khi xào các loại đậu này, bạn cần chần qua chúng để giảm nguy cơ ngộ độc. Cách chần đơn giản, chỉ cần đun sôi nước, chần đậu trong khoảng 1,5 phút là vớt ra.
4. Cải cúc
Chắc chắn nhắc đến cải cúc phải chần trước khi xào ai cũng cảm thấy lạ và bất ngờ. Đây là loại rau ăn lá xanh phổ biến trong đời sống, không thể thiếu để nấu canh, nấu lẩu. Cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi và tỏa ra mùi thơm đặc biệt, hương thơm đặc biệt này giúp chúng ta tăng tiết nước bọt, kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng hơn.
Nhưng trong rau cải cúc cũng giống như rau cải bó xôi và các loại rau có màu xanh đậm khác, cũng chứa quá nhiều axit oxalic, dùng quá nhiều axit oxalic sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi. Việc chần rau cải cúc có thể loại bỏ tốt axit oxalic trong nó.
Vì rau cải cúc rất nhanh nát nên bạn chỉ nên chần nó khoảng 30 giây.
5. Cần tây
Cần tây có mùi thơm và giòn, chứa nhiều chất xơ rất tốt cho người giảm cân. Đây cũng là loại rau nên chần trước khi xào. Việc chần có thể loại bỏ vị đắng, chát của cần tây và rút ngắn thời gian xào, cũng khiến nó sạch hơn.
Khi chần, thêm một chút dầu và muối vài nồi nước sôi sau đó thả rau vào. Dầu và muối có thể khóa ẩm làm rau không bị mất nước, giúp rau thơm ngon hơn. Vớt rau ra khi rau chuyển sang màu xanh ngọc lục bảo.
Ngoài ra, rau cải bó xôi cũng nên chần trước khi xào.
Chè đậu ván bổ dưỡng, giải nhiệt ngày hè
Chỉ cần thực hiện theo những bước sau, bạn sẽ có ngay món chè đậu ván thơm ngon không thua ngoài hàng.
Nguyên liệu:
- Đậu ván: 500g
- Dừa nạo: 400g
- Sữa tươi không đường: 180ml
- Đường trắng: 200g
- Bột năng:80g
- Vani: 3 ống
Cách làm:
- Ngâm đậu ván trong nước ấm khoảng 7-10 giờ, vò nhẹ cho vỏ đậu bong vỏ ra rồi đãi sạch vỏ, lấy ruột hạt đậu và để ráo nước.
- Hấp đậu ván trong khoảng 40-50 phút. Khi đậu đã chín, bắc nồi đậu ra ngoài và để nguội.
- Ngâm dừa nạo với nước nóng khoảng 20-30 phút, dùng rây lọc bỏ bã, lấy nước cốt dừa để riêng.
- Cho bột năng vào một cái tô, thêm nước rồi khuấy thật đều cho bột tan hoàn toàn, không còn bị vón cục.
- Đặt một chiếc nồi lên bếp, đổ phần nước cốt dừa vào đun sôi. Cho tiếp sữa tươi không đường, một bát nhỏ nước bột năng đã hòa tan và 3 ống vani vào cùng, khuấy đều cho đến khi sôi. Đến khi hỗn hợp trên sánh lại thì tắt bếp, để nguội.
- Lấy một chiếc nồi khác, cho 600ml nước, một bát nước bột năng đã hòa tan và 200g đường trắng vào đun sôi, khuấy đều tay cho đường tan hết. Sau đó, cho đậu ván đã hấp chín vào nấu cùng. Khi thấy chè sánh, đặc và sôi lại một lần nữa thì tắt bếp.
- Múc chè đậu ván ra bát hoặc cốc, chan thêm 1 muỗng nước cốt dừa lên trên và thưởng thức.
2 cách nấu chè đậu trắng và chè đậu ván đơn giản và thơm ngon Hôm nay hãy cùng vào bếp, xem ngay 2 cách nấu chè đậu trắng và chè đậu ván thanh ngọt, thơm bùi. Chỉ với các bước vô cùng đơn giản. Chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện ngay món chè hấp dẫn này thôi nào! 1. Chè đậu ván Nguyên liệu làm Chè đậu ván Đậu ván không vỏ 150 gr Đường cát...