4 “tác dụng phụ” khi ăn quá nhiều táo mỗi ngày
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, việc ăn táo hằng ngày có thể giúp cải thiện một số khía cạnh sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều táo sẽ khiến cho cơ thể bạn gặp một số “tác dụng phụ”.
Ảnh: Healthline
Bụng bị đầy hơi
Ăn táo nhiều có thể khiến bạn bị đầy hơi (ảnh AFP)
Trong khi trái cây và rau quả thường được cho là có lợi cho tiêu hóa thì hàm lượng đường cao trong táo có thể khiến bạn phải đối mặt với một số tác dụng phụ khó chịu về đường tiêu hóa.
Chuyên gia dinh dưỡng Diana Gariglio-Clelland cho biết: “Táo đặc biệt chứa nhiều fructose, một loại đường có trong trái cây. Một số người nhạy cảm với fructose có thể mắc nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, hấp thu kém”.
Lượng đường trong máu tăng đột biến
Video đang HOT
Một quả táo trung bình chứa khoảng 25 gram carbohydrate, 19 gram trong số đó là đường vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều táo (Ảnh AFP)
Việc ăn nhiều hơn hai quả táo một lúc có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Điều này rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là với người mắc bệnh tiểu đường.
Chuyên gia dinh dưỡng Gariglio-Clelland giải thích: “Mặc dù trái cây là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nó vẫn chứa đường đặc biệt là táo. Đường có thể tích tụ do ăn quá nhiều táo. Một quả táo trung bình chứa khoảng 25 gram carbohydrate, 19 gram trong số đó là đường”.
Việc tăng đột biến lượng đường trong máu này có thể dẫn đến một số triệu chứng không mong muốn, từ mệt mỏi đến nhức đầu đến tăng cảm giác khát hoặc đói.
Đau bụng
Táo có thể khiến bạn dễ bị khó chịu về tiêu hóa hơn các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn của bạn.
“Ăn quá nhiều táo có thể dẫn đến khó chịu tiêu hóa do đường từ trái cây hoặc do fructose (Fructose là một loại carbohydrate tìm thấy trong trái cây và có thể gây đau dạ dày), theo Eat This Not That.
Đi tiểu nhiều lần
Táo rất giàu chất xơ, tuy nhiên, tăng nhanh chất xơ trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn cho đến khi hệ tiêu hóa kịp thích nghi.
Người có nhóm máu nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất?
Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh do lối sống cần được quản lý suốt đời.
Ảnh: Shutterstock
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nếu bạn là người bị tiền tiểu đường, một số thay đổi lối sống có thể giúp bạn trì hoãn bệnh tiểu đường loại 2.
Nhưng ngoài lối sống không lành mạnh, còn có nhiều yếu tố bên ngoài khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một trong những yếu tố đó là nhóm máu của bạn, theo Times of India.
Nhóm máu không phải O có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Diabetologia , tạp chí của Hiệp hội Châu Âu, những người có nhóm máu không phải O có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với những người có nhóm máu O.
Nghiên cứu
Kiểm tra đường huyết - SHUTTERTOCK
Trong nghiên cứu, 80.000 phụ nữ đã được quan sát để xác định mối quan hệ giữa nhóm máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong số này, 3.553 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 và những người không thuộc nhóm máu O có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những người nhóm máu B có nguy cơ cao nhất
Theo nghiên cứu, phụ nữ nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 10% so với phụ nữ nhóm máu O. Tuy nhiên, phụ nữ nhóm máu B có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 21% so với phụ nữ nhóm máu O.
Trong khi so sánh mọi sự kết hợp với nhóm máu O âm tính, cũng là những người hiến tặng phổ biến, phụ nữ có nhóm máu B dương tính có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao nhất.
Tại sao những người nhóm máu B có nguy cơ mắc bệnh cao nhất?
Theo các nhà nghiên cứu, mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhóm máu vẫn chưa được biết rõ, nhưng có một vài cách giải thích.
Theo nghiên cứu, một loại protein trong máu được gọi là yếu tố không Willebrand (non-Willebrand) cao hơn ở những người không có nhóm máu O và nó có liên quan đến việc tăng lượng đường trong máu, theo Times of India.
Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng những nhóm máu này cũng liên quan đến các phân tử khác nhau được cho là có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2
Nếu ai đó mắc bệnh tiểu đường loại 2, nó ảnh hưởng đến cách cơ thể của họ điều chỉnh và sử dụng đường. Điều này làm tăng lượng đường trong máu, nếu không được điều trị kịp thời có thể rất nguy hiểm, theo Times of India.
Stress, lo âu: "Kẻ thù" của bệnh nội khoa mạn tính Nếu yếu tố gây stress, lo âu quá mạnh hoặc kéo dài, nội tiết tố tiết ra quá mức có thể kìm nén hệ miễn dịch, làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, sức khỏe suy giảm, cơ thể gặp nhiều tác hại, hàng loạt bệnh đồng mắc sẽ xuất hiện. Theo một thống kê năm 2017, nước ta có khoảng 15% dân...