3 thói quen sau bữa ăn có thể là nguyên nhân gây ung thư ít ai ngờ đến!
Ung thư là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và chi phí điều trị đắt đỏ. Các nhà khoa học cho biết nguyên nhân gây ung thư có liên quan lớn tới thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.
Những thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống không lành mạnh, khoa học có thể trở thành nguyên nhân gây ung thư do các cơ quan trong cơ thể bị hoạt động quá tải, áp lực, suy giảm chức năng và thúc đẩy sự phát triển đột biến của các tế bào gây ung thư ác tính.
Một số thói quen sau bữa ăn như tập gym, ăn đồ ngọt hay hút thuốc lá,… có thể trở thành nguyên nhân gây ung thư mà bạn không ngờ tới.
1. Nguyên nhân gây ung thư từ 3 thói quen sau bữa ăn
1.1. Tập thể dục
Một khảo sát cho thấy rất nhiều người có thói quen tập thể dục sau khi ăn bởi họ cho rằng tập thể dục sau khi ăn sẽ giúp bạn không bị tăng cân vài giảm calo hiệu quả.
Không nên tập thể dục sau khi ăn no tránh thành nguyên nhân gây ung thư dạ dày (Ảnh: Internet)a
Tuy nhiên đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Việc vận động ngay sau khi ăn, đặc biệt là các bài tập nặng có thể cản trở quá trình tiêu hóa và làm việc của dạ dày; ngoài ra còn cản trở quá trình phân tán máu gây ra thiếu máu. Về lâu dài sẽ bị mắc các bệnh về đường tiêu hoá, trong đó có thể có ung thư dạ dày.
1.2. Hút thuốc sau bữa ăn
Nhiều người có thói quen hút thuốc lá sau bữa ăn, tuy nhiên trên thực tế, sau khi ăn quá trình lưu thông máu của cơ thể sẽ được đẩy tăng lên để giúp cơ quan tiêu hóa làm việc hiệu quả trong hấp thụ chất dinh dưỡng.
Hút thuốc lá là thói quen gây ra rất nhiều bệnh ung thư (Ảnh: Internet)
Nếu như bạn hút thuốc trong thời gian này, các chất độc hại trong thuốc lá như nicotine sẽ được nhanh chóng hấp thụ vào phổi và dạ dày trở thành nguyên nhân gây ung thư.
1.3. Ăn đồ ngọt và trái cây nhiều đường
Những món đồ tráng miệng hay hoa quả ngọt rất phổ biến sau bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, với lượng calorie cao trong đồ ngọt, dạ dày sẽ phải hoạt động liên tục và áp lực hơn khiến bạn có nguy cơ bị mắc các bệnh như cao huyết áp hay mỡ máu.
Video đang HOT
Đồ ngọt không tốt cho hệ tiêu hóa sau ăn xong (Ảnh: Internet)
Do vậy, lời khuyên là nếu muốn ăn hoa quả ít đường sau bữa ăn thì nên ăn cách ra khoảng 1 tiếng.
2. Nên làm gì sau ăn để cơ thể được khỏe mạnh?
2.1. Dùng tay xoa bụng
Ông Tôn – một bậc thầy về chăm sóc sức khỏe thời nhà Đường đã từng phát biểu: “Mọi thực phẩm đều có thể loại bỏ được bệnh tật, điều này là do sau khi ăn, dạ dày sẽ kích thích hệ thống thần kinh trung ương của não và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn”.
Thường thì sau khi ăn khoảng 30 phút, dạ dày của bạn vẫn phải hoạt động tương đối nhiều, do vậy bạn có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa này bằng cách dùng tay xoa bụng để tăng cường quá trình lưu thông máu.
Xoa bụng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa (Ảnh: Internet)
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Xoa ấm hai lòng bàn tay,
- Bước 1: Lấy rốn làm tâm điểm rồi xoa quanh vòng bụng 20 vòng theo chiều kim đồng hồ sau đó xoa ngược lại 20 vòng nữa.
Việc xoa bụng này giúp bạn cảm thấy “nhẹ” bụng và tiêu hóa tốt hơn.
2.2. Súc miệng
Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe Dương Chung Tịnh: “Sau khi chúng ta ăn, ngay cả khi cảm nhận thấy răng miệng đang rất sạch sẽ thì thực tế vẫn có lượng thức ăn thừa tích tụ lại trong răng, nó sẽ hình thành cao răng sau 3 tiếng ở trong miệng, từ đó tạo ra vi khuẩn gây ra các bệnh về răng miệng khác nhau”.
Súc miệng sau ăn 30 phút giúp răng chắc khỏe hơn (Ảnh: Internet)
Do đó mà sau khi ăn khoảng 30 phút bạn nên súc miệng để giúp răng được chắc khỏe hơn. Nước súc miệng có thể là nước muối sinh lý hoặc trà xanh.
2.3. Massage/Xoa mặt
Theo Y học Trung Quốc, thói quen massage mặt sau bữa ăn có thể giúp kích thích tuyến nước bọt của bạn làm việc, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của dạ dày được tốt hơn; đồng thời massage cũng giúp thư giãn cơ mặt và cải thiện lưu thông máu.
Xoa mặt giúp kích thích tuyến nước bọt hiệu quả (Ảnh: Internet)
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đặt 2 lòng bàn tay của bạn ở cạnh nhau
- Bước 2: Xoa từ từ từ mặt, trán đến má và cắm. Đối với người huyết áp cao thì nên massage từ trên xuống dưới còn người bị huyết áp thấp thì nên xoa từ dưới lên trên.
2.4. Đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn 30 phút
Trong sách “Điều Dưỡng Trung Quốc” có nói rằng, sau mỗi bữa ăn thì việc đi lại nhẹ nhàng khoảng 100 bước có tác dụng rất lớn đối với sức khoẻ. Thay bằng việc nằm hay ngồi sau khi ăn, thì bạn nên ưu tiên vận động đi lại nhẹ nhàng sau ăn 30 phút là tốt nhất.
Đi bộ nhẹ nhàng sau ăn tốt cho tiêu hóa và bài tiết (Ảnh: Internet)
Việc đi bộ nhẹ nhàng giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động cũng như hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bạn có thể có giấc ngủ ngon hơn, giảm việc tích tụ chất béo. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn chỉ nên đi nhẹ nhàng với mục đích giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bài tiết chứ không nên tập các bài vận động nặng.
Hóa chất tạo mùi thơm: Sát thủ thầm lặng gây bệnh ung thư
Hóa chất không đơn thuần chỉ là những loại có tính tẩy rửa hay làm biến đổi chất. Trong sinh hoạt, hóa chất còn tồn tại dưới nhiều hình thức, phổ biến là hóa chất tạo mùi thơm.
Rất nhiều chị em phụ nữ thường có thói quen sử dụng các loại hóa chất tạo mùi hương, những loại hương thơm này tồn tại ở nhiều sản phẩm như nước rửa bát, bột giặt, nước xả, nước xịt ...
Theo The Guardian, khoảng 4.000 hóa chất hiện đang được sử dụng để tạo mùi hương cho sản phẩm nhưng lại không được liệt kê trên nhãn. Thay vào đó, trên nhãn chỉ có từ "chất tạo mùi" hay "hương thơm" (fragrance) xuất hiện trong thành phần của mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và sản phẩm làm sạch. Một mùi hương có thể chứa từ 50 đến 300 hóa chất riêng biệt!
Việc đưa các loại hóa chất tạo mùi thơm chủ yếu là để che lấp mùi khó chịu của các thành phần tẩy rửa, tạo cảm giác hấp dẫn, dễ chịu cho người sử dụng. Tuy nhiên những loại hóa chất này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ.
1. Ảnh hưởng sức khỏe do hóa chất tạo mùi thơm
Báo cáo của nghiên cứu BCPP (2018) về các thương hiệu chăm sóc và làm sạch cá nhân cho thấy khoảng 3/4 các hóa chất độc hại đến từ mùi hương được phát hiện trong khi thử nghiệm 140 sản phẩm. Các hóa chất được xác định có liên quan đến các vấn đề sức khỏe mãn tính, bao gồm cả bệnh ung thư.
Nhiều hóa chất độc hại trong sản phẩm tẩy rửa có thể trở thành "sát thủ" như VOC (Volatile Organic Compound), Amoniac, Chlorine, Butyl Cellosolve, Natri Hydroxit... Đặc biệt, VOC là hóa chất phổ biến dùng làm hương liệu nhân tạo trong các sản phẩm làm sạch.
Ngoài ra, VOC có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, nhức đầu, buồn nôn... Về lâu dài, VOC còn có thể gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh trung ương hay thậm chí là nguy cơ ung thư. NHS cho biết The Sun đã báo cáo một kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ dùng sản phẩm vệ sinh nhà cửa thường xuyên có nguy cơ ung thư vú gấp đôi.
Hóa chất tạo mùi thơm gây hại cho sức khỏe - Ảnh Internet
Ảnh hưởng do chất tạo mùi, tác động lên cơ thể người sử dụng
Thần kinh: Mùi hương liệu có thể gây ra hiện tượng kích thích thần kinh, vậy nên người hít hoặc ngửi nhiều hóa chất tạo mùi thường có cảm giác đau đầu.
Tiêu hóa: Độ mẫn cảm với các loại hóa chất mùi hương có thể gây ra những phản ứng khó chịu ở hệ tiêu hóa khiến bạn bị buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy...
Da liễu: Hóa chất mùi thơm có trong các loại bột giặt, nước giặt, nước xả vải, là một trong những nguyên nhân phổ biến gây các bệnh về da như dị ứng, viêm da tiếp xúc
Giặt quần áo bằng những loại sản phẩm có tính chất kích ứng mạnh sẽ rất nguy hiểm đối với làn da, nhất là trẻ nhỏ
Hô hấp: Những người có tiền bị hen suyễn nên tránh xa các chất tạo mùi. Với đặc tính khuếch tán nhanh chóng vào không khí, gây ra hiện tượng khó thở, tực ngực, ho nhiều.
Ung thư: Thói quen tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa là một trong những nguyên nhân gây ung thư mà bạn thường không ngờ đến.
2. Giải pháp thay thế cho hóa chất tạo mùi
Thay vì lạm dụng các chất tẩy rửa, chăm sóc sức khỏe, bạn có thể sử dụng các loại hương liệu từ tự nhiên hoặc sản phẩm không chứa chất tạo mùi, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải sản phẩm không có chất tạo mùi đều an toàn. Trước khi quyết định lựa chọn, bạn nên chú ý.
Sản phẩm không mùi: Dòng sản phẩm không mùi là quyết định lựa chọn an toàn nhất khi bạn cân nhắc mua các sản phẩm giặt giũ quần áo hoặc vệ sinh không gian sống của trẻ nhỏ. Hoặc bạn có thể chọn sản phẩm có chứa gốc thực vật hoặc chiết xuất từ tự nhiên, sẽ giảm thiểu những tác động của hóa chất lên cơ thể.
Sử dụng các sản phẩm có mùi hương tự nhiên để thay thế - Ảnh Internet
Sản phẩm mùi hương tự nhiên: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm mang danh nghĩa "tự nhiên" nhưng cần tỉnh táo vì rất có thể đó cũng là hóa chất tạo mùi. Nếu bạn thích mùi thơm, hãy tìm những phương pháp tạo mùi từ nguyên liệu tự nhiên như chanh, vỏ cam, quýt, tinh dầu tràm... Bạn có thể xông hoặc đốt trực tiếp để giúp căn phòng thơm tự nhiên hơn.
Sản phẩm có giấy chứng nhận uy tín: Trước khi mua bất kỳ một sản phẩm nào, bạn nên đọc kỹ thành phần và tìm hiểu xem thương hiệu có giấy chứng nhận "gốc thực vật" hay không. Chỉ có những sản phẩm đáng tin cậy mới được Bộ Nông nghiệp và các cơ quan uy tín chứng nhận các thành phần đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Những nguyên nhân gây ung thư, có thể đẩy bạn vào cửa tử Bệnh ung thư không chỉ xuất phát từ những yếu tố khách quan mà còn có thể đến từ một số thói quen thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Ung thư là căn bệnh khó điều trị với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Việc nhận biết sớm được các nguyên nhân ung thư có thể giúp bạn phòng ngừa được...