2 cách làm chân giò hầm hạt dẻ và hầm tóc tiên mới lạ tốt cho sức khỏe
Chân giò là nguyên liệu thường được nhiều gia đình lựa chọn để chế biến với những món ăn quen thuộc. Hôm này cùng chuyên trang vào bếp thực hiện món kho chân giò hầm hạt dẻ và chân giò hầm tóc tiên vô cùng lạ nhưng cực hấp dẫn.
1. Chân giò hầm hạt dẻ
Nguyên liệu làm Chân giò hầm hạt dẻ
Chân giò 1 kg
Hạt dẻ 200 gr
Nước hàng 1 muỗng cà phê (nước màu)
Bột canh 1 muỗng cà phê
Hạt nêm/ bột ngọt 1 ít
Cách chọn mua hạt dẻ tươi ngon
Bạn nên chọn mua những hạt khi nhìn thì lớp vỏ còn bóng, sáng và có thể nhìn thấy những sợi lông tơ trên bề mặt thì càng tốt nhé.Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách lắc nhẹ, những quả tươi và ngon là những quả khi lắc không phát ra tiếng động, bạn nên mua những quả này để chế biến món ăn.Đồng thời, bạn có thể bóp thử, hạt dẻ càng tươi thì càng chắc, khi nhấn không bị vẫn cứng, không bị lún xuống.
Dụng cụ thực hiện
Nồi đất, dao, thớt, muỗng, đũa,…
Cách chế biến Chân giò hầm hạt dẻ
1
Sơ chế chân giò
Để khử mùi hôi của chân giò, bạn dùng dao cạo sạch phần lông trên chân giò. Sau đó, trụng sơ qua nước sôi trong khoảng 2 phút rồi vớt ra ngay, rửa thật sạch với nước. Tiếp đến, chặt thành những khoanh tròn nhỏ vừa ăn nha.
Hạt dẻ rửa thật sạch, sau đó vớt ra để ráo.
2
Làm nước hầm
Để làm nước hầm, bạn cho vào 1 muỗng cà phê nước hàng (nước màu), 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột canh và 1 muỗng cà phê bột ngọt.
Sau đó, cho 200ml nước vào và trộn đều để các gia vị hòa tan hoàn toàn.
Mách nhỏ: Nước màu (nước hàng) bạn có thể mua loại làm sẵn hoặc tự làm tại nhà theo công thức của Điện máy XANH.
Xem chi tiết: Cách làm nước màu – nước hàng tại nhà cho các món kho thêm hấp dẫn
3
Hầm chân giò
Cho toàn bộ chân giò vào nồi, đặt hạt dẻ lên bề mặt. Sau đó, đổ toàn bộ nước hầm vào.
Bắc nồi lên bếp, điều chỉnh lửa trung bình và nấu trong khoảng 1.5 giờ, đến khi nước dần sánh lại và chân giò có màu vàng nâu đẹp mắt là được nhé.
Sau 1.5 giờ, nêm nếm lại một lần cuối cho hợp với khẩu vị gia đình bạn và tắt bếp.
Video đang HOT
4
Thành phẩm
Món chân giò hầm hạt dẻ sau khi hoàn thành có màu nâu vàng bắt mắt, hương vị cực hấp dân, thơm mùi thơm của hạt dẻ. Đặc biệt, vì chúng ta không sử dụng quá nhiều những gia vị có mùi hăng nên hạt dẻ vẫn giữ được hương vị ban đầu, bùi bùi, thơm thơm cực quyến rũ.
2. Chân giò hầm tóc tiên
Nguyên liệu làm Chân giò hầm tóc tiê
Chân giò 1 cái
Tóc tiên 100 gr
Gừng 2 củ
Hành lá 5 nhánh
Cải thìa 300 gr
Tỏi băm 3 muỗng canh
Hành tím băm 2 muỗng canh
Ngũ vị hương 1/2 muỗng cà phê
Bột canh 2 muỗng cà phê
Hắc xì dầu 1 muỗng canh
Dầu mè 1 muỗng canh
Dầu điều 1 muỗng canh
Rượu mai quế lộ 2 muỗng canh
Rượu trắng 2 muỗng canh
Dầu ăn 13 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ bột ngọt/ hạt nêm/ tiêu)
Cách chọn nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua cải thìa tươi ngon
Cải thìa ngon thường sẽ có phần cuống màu trắng xen kẽ sọc xanh, ưu tiên chọn những cây còn có rễ để cải thìa giữa được độ tươi lâu hơn.Bạn nên chọn những cây cải thìa tươi, khi cầm nặng tay, không nên chọn những cây bị úng nước, bị thối rữa hay phần lá bị chuyển sang màu vàng đen.Để mua cải thìa tươi ngon, bạn cần chọn những cây cải có màu xanh tươi, lá mượt, trơn láng, không có vết thâm đen, lá không rũ hay đã héo nhé.
Gợi ý nơi mua tóc tiên
Bạn có thể dễ dàng tìm mua tóc tiên tại các chợ truyền thống, siêu thị hoặc các tiệm tạp hóa lớn.
Dụng cụ thực hiện
Chảo chống dính, nồi, đĩa, rây lọc, đũa,…
Cách chế biến Chân giò hầm tóc tiên
1
Sơ chế chân giò
Để khử mùi hôi của chân giò, bạn dùng muối chà xát toàn bộ phần chân giò rồi rửa thật sạch với nước. Tiếp đến, bạn trụng sơ chân giò qua nước sôi trong 2 phút rồi vớt ra để ráo.
Trước khi nấu, khò sơ qua lửa để giò heo cháy hết lông và tỏa hương thơm.
2
Sơ chế tóc tiên và cải thìa
Gừng cắt bỏ vỏ, rửa sạch với nước và cắt lát mỏng. Hành lá cắt bỏ phần lá úa vàng và gốc rễ, sau đó rửa sạch và cắt làm đôi.
Cải thìa cắt bỏ phần đầu lá rồi cắt làm đôi theo chiều dọc, rửa thật sạch với nước và vớt ra để ráo.
Tóc tiên ngâm trong nước khoảng 30 phút để tóc tiên mềm ra. Sau 30 phút, bạn dùng rây để lọc lấy phần tóc tiên để ráo.
Tiếp đến, bạn đun sôi 500ml nước, cho một nửa phần hành lá và gừng, 2 muỗng canh rượu trắng vào, rồi cho tất cả phần tóc tiên vào trụng sơ trong 2 phút rồi vớt ra để ráo.
3
Chiên chân giò
Thoa 1 muỗng canh hắc xì dầu lên toàn bộ phần chân giò.
Bắc chảo lên bếp, cho vào 10 muỗng canh dầu ăn và đun nóng. Sau khi dầu nóng, nhẹ nhàng đặt phần chân giò vào. 4 phút sau, 1 mặt chân giò đã có màu vàng đẹp mắt, bạn cẩn thận trở qua phần còn lại và chiên tiếp. Bạn cứ thay phiên chiên đều hai mặt để phân da bên ngoài giòn và có màu đẹp mắt thì tắt bếp nhé.
Tiếp đến, dùng dao, lóc hết phần thịt giò và loại bỏ phần xương.
4
Chuẩn bị nồi nước hầm
Bạn cho vào chén 1 muỗng cà phê muối, 4 muỗng cà phê đường, 3 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê bột canh, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh mai quế lộ, 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương.
Sau đó, bắc nồi lên bếp, cho vào 1.2 lít nước và đun sôi. Đợi nước sôi, cho hành lá vào, gừng cắt lát và chén gia vị đã chuẩn bị vào. Đun sôi trong khoảng 5 phút để nước thật sôi.
Trong khi đó, bạn bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng, cho toàn bộ hành tím băm và tỏi băm vào, đảo đều tay đến khi hành tím và tỏi dần chuyển sang màu vàng nâu và tỏa hương thơm thì tắt bếp. Cho toàn bộ phần dầu hành tím, tỏi và nồi nước hầm.
5
Sau khi nước hầm đã sôi, bạn cho toàn bộ phần thịt chân giò vào và hầm trong 40 phút.
6
Luộc và xào cải thìa
Bắc nồi lên bếp, cho vào 500ml nước, nêm thêm 1 muỗng cà phê muối và đun sôi. Sau khi nước sôi, cho cải thìa vào và luộc trong khoảng 2 phút rồi vớt ra rửa qua nước lạnh để tạo độ giòn cho cải.
Tiếp tục bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn rồi đổ toàn bộ cải vào và đảo đều tay để cải chín đều, nêm thêm 1 muỗng cà phê bột canh vào và xào trong 2 phút rồi trình bày ra đĩa.
Mách nhỏ: Bạn nên cho ít muối vào nồi nước luộc sẽ giúp giữ độ xanh cho cải thìa.
7
Hoàn thành
Trình bày cải thìa ra đĩa. Sau khi giò heo chín, gắp ra và cắt thành khúc nhỏ vừa ăn. Tiếp đến xếp tóc tiên xung quanh phần chân giò và múc nước sốt rưới lên bề mặt.
8
Thành phẩm
Món chân giò hầm tóc tiên sau khi hoàn thành sẽ có màu sắc bắt mắt và hương thơm nồng nàn, đầy quyến rũ. Giò có màu nâu cánh gián đẹp mắt, lớp da giòn giòn, không bị bở kết hợp với tóc tiên và rau cải thìa giúp món ăn thêm thanh đạm và hấp dẫn.
Chân giò hầm thơm nức mũi cho bữa cơm chiều
Khá tỉ mỉ trong việc chế biến nhưng không phải là khó thực hiện, món chân giò hầm này sẽ hấp dẫn bạn vô cùng về hương vị cũng như hình thức rất ngon mắt của nó.
Nguyên liệu:
- 1 chiếc chân giò: chỉ lấy phần bắp trên khuỷu của chân giò, không lấy phần dưới chứa móng. Bạn nên chọn chân trước vì nó khỏe chân, nhiều thịt nhưng chắc chắn, mỡ và da đỡ lỏng lẻo.
- Nhóm gia vị ướp thịt: 1 nhánh gừng nhỏ đập dập, 1 thìa tiêu bột, 1/2 thìa bột tỏi, 1/2 thìa bột thì là, 30ml nước mắm, 15m nước tương, nửa gói ngũ vị hương (nếu thích)
- Nhóm gia vị luộc thơm: Vài lát gừng, 1 củ hành khô đập dập hoặc vài đoạn hành tươi phần củ trắng, 1 củ xả (nếu thích), 1 thìa rượu trắng.
- Nhóm gia vị hầm: Vài lát gừng, 1 củ hành khô đập dập hay phần trắng của hành củ, 1 thìa rượu trắng, 1 thìa nước tương, 5g - 10g đường phèn, vài hạt tiêu đỏ, 1 củ tỏi khô để nguyên củ, 1 thìa muối, 1 thìa dầu hào và một chút kẹo đắng (bạn có thể tự thắng kẹo đắng từ 2 thìa đường hoặc thay thế bằng nước sốt gia vị có màu như sa tế, tàu hũ ngâm,...). Bạn cũng có thể thêm một số gia vị yêu thích khác như bột ngũ vị hương, bột trà hay loại bột gia vị thơm nào đó.
Cách làm:
Món chân giò hầm này có hình thức tương tự chân giò cuộn để luộc, vì thế trước tiên bạn cần sơ chế sạch phần chân giò, rút xương và để liền phần thịt với da. Tìm chỗ tiếp giáp giữa hai khối bắp của chân giò, bấm mũi kéo sắc vào đó và cắt phần bì lợn tới hết dọc xương.
Cắt tách hai khối bắp ra khỏi xương lợn nhưng không làm rời hai khối bắp đó trên miếng bì bao ngoài chân giò. Đun sôi nước và thả toàn bộ phần thịt này vào trần cho ra hết váng bẩn (vốn là những tồn đọng của thức ăn công nghiệp không được tiêu hóa hết).
Cho nhóm gia vị ướp thịt vào bóp đều miếng thịt trong âu lớn, úp phần thịt xuống và ướp chừng 1 giờ.
Cuộn thịt tròn chặt lại theo dọc thớ bắp giò. Dùng khăn gạc lớn gói kín cuộn thịt và quấn chặt các vòng dây theo dọc cuộn thịt sao cho nó tròn dài đều đặn nhất có thể.
Đun sôi 2 lít nước, thả nhóm gia vị luộc thơm vào và luộc cuộn thịt (gồm cả gạc bọc ngoài) trong 10 phút lửa lớn. Vớt cuộn thịt ra thả vào chậu nước chứa đá lạnh để làm mát nhanh.
Thay một nồi nước khác, thả nhóm gia vị hầm vào. Đun sôi nước hầm thì thả cuộn thịt vào hầm lửa nhỏ chừng 20 phút. Vớt ra để nguội tự nhiên và cất vào tủ lạnh ít nhất 2 tiếng.
Khi ăn, bạn gỡ vải gạc ra khỏi cuộn thịt và thái lát mỏng thịt chân giò thành từng khoanh tròn giống như cách bạn vẫn thái thịt chân giò cuộn luộc.
Phần bắp thịt cuộn chặt cùng bì tạo cho những lát cắt thịt đẹp như lát sushi có bố cục màu sắc, đường nét hài hòa tự nhiên rất ngon mắt. Thịt cũng rất dẻo giòn và đặc biệt là thơm nức mũi.
Tuy là chân giò hầm nhưng bạn lại dùng như một thức luộc ráo nước chứ không chan ướt, rất dễ ăn. Món này ăn cùng xốt tỏi hay tỏi muối chua rất tuyệt! Hoặc bạn chấm thịt chân giò hầm với xì dầu tỏi ớt cũng rất hợp.
Nhiều người thích ướp thịt nhạt để có thể chấm đẫm hơn nhưng nếu nhạt quá thịt sẽ không săn đẹp dẻo dai bằng, nên ướp đủ và làm mắm nhạt vị muối hơn, bù vào là vị chua - cay - ngọt!
Cách làm món chân giò hầm kiểu Hàn Quốc chuẩn vị thơm ngon Chân giò hầm nước tương, thảo mộc kiểu Hàn Quốc đang gây sốt là món ăn giàu chất dinh dưỡng. Món ăn này không gây ngán mà còn cực kỳ dễ ăn, phù hợp để đổi khẩu vị cho bữa cơm hàng ngày của gia đình vào mùa đông. Cách làm món chân giò hầm nước tương thảo mộc không khó nhưng cần...