10 món ngon nên thử khi đến Đà Lạt
Không chỉ nổi tiếng với các món ngon độc đáo như xắp xắp, bánh ướt lòng gà, mà Đà Lạt còn nhiều đặc sản vốn khá quen thuộc đã được biến tấu như bánh tráng nướng, bánh mì xíu mại.
Đến với Đà Lạt, bên cạnh việc tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như thung lũng tình yêu, vườn hoa thành phố hay cao nguyên Lang Biang, thì thưởng thức ẩm thực phố núi cũng là một trải nghiệm đáng nhớ.
1. Nem nướng
Không giống như nem chua rán, nem nướng Đà Lạt khi ăn thường cuộn kèm với bánh tráng, rau xà lách, chuối, khế… và chấm nước tương “độc chiêu”. Nhờ vậy mà vị béo thơm của nem nướng cùng vị tươi mát của rau quả dậy lên hấp dẫn. Hai quán nem nướng trên đường Phan Đình Phùng và Bùi Thị Xuân là địa chỉ dành cho bạn khi muốn thưởng thức món này.
Nem nướng Đà Lạt.
2. Bún bò ấp Ánh Sáng
Tuy là đặc sản của Huế nhưng khi đến ấp Ánh Sáng, cạnh Hồ Xuân Hương, Đà Lạt, bạn vẫn có thể thưởng thức bún bò với hương vị không hề thua kém, có chăng chỉ là chút biến tấu để hợp hơn với khẩu vị của xứ lạnh cao nguyên. Đó là thay vì rau muống chẻ, bát bún bò Huế ở đây ăn kèm với xà lách thái nhỏ, giá đỗ và hoa chuối. Tùy theo khẩu vị, khách có thể gọi giò nạc, giò khoanh hoặc giò sụn.
3. Bánh ướt lòng gà
Sự kết hợp độc đáo giữa bánh ướt và lòng gà đã gợi sự tò mò của không ít du khách khi đến Đà Lạt. Để rồi khi nếm thử, ai nấy đều thích thú với hương vị rất lạ mà lôi cuốn của món ăn. Đó là vị dẻo mềm của bánh cùng vị thơm, ngọt của thịt gà. Để thưởng thức, các bạn hãy tìm đến quán bánh ướt trên đường Tăng Bạt Hổ, gần chợ Đà Lạt.
4. Bánh tráng nướng
Trong các món ngon ở Đà Lạt, được du khách biết đến nhiều nhất có lẽ là bánh tráng nướng trứng. Trên bếp than hồng, mỡ hành, trứng cút, thịt băm, tép rang được lần lượt dàn trên chiếc bánh tráng mỏng manh. Trong nháy mắt, màu vàng ruộm bao phủ toàn chiếc bánh, chấm với tương ớt cay nồng khiến người ăn không khỏi xuýt xoa. Nơi bán món này ngon nhất là quán trên đường Nguyễn Văn Trỗi, mở từ 2h chiều đến 10h đêm.
Bánh tráng nước được chế biến ngay tại chỗ.
5. Món xắp xắp
Nghe lạ tai nhưng đây lại là món ăn quen thuộc khi khá giống nộm bò khô ở Hà Nội và gỏi khô bò ở Sài Gòn). Thành phần chính của món xắp xắp là đu đủ bào sợi, phổi bò hoặc gan heo rim kỹ, đậu phộng, rau húng quế, nước mắm chua ngọt… Bạn có thể tản bộ Hồ Xuân Hương rồi dừng lại ở quán nhỏ bên bờ hồ để thưởng thức món ăn này.
Video đang HOT
6. Bánh bèo
Bánh bèo Đà Lạt có pha thêm chút bột lọc nên hơi trong và có một chút dai dai. Trong khi đó, nước sốt tôm thịt lại sánh, màu cam bắt mắt và có vị thanh hấp dẫn. Một suất bánh bèo thường gồm 4 chén sành nhỏ và có giá rất bình dân. Địa chỉ ăn món này ở Đà Lạt là quán trên đường Phan Đình Phùng gần cây xăng Hồng Hưng, phục vụ từ 11h đến 20h mỗi ngày.
7. Chả ram bắp
Với cách cuốn bắp non bào nhuyễn ướp với gia vị vào bánh tráng rồi chiên đến khi có màu vàng ruộm đã tạo thành một món chả ngọt, thơm rất riêng cho Đà Lạt. Khi ăn, chả ram lại một lần nữa được cuốn với bánh tráng, dưa leo, củ đậu, cà rốt… và rau sống rồi chấm vào chén nước lèo làm từ tương đậu phộng. Bạn có thể tìm ăn món chả ram bắp ở quán cạnh trường tiểu học Nguyễn Trãi hoặc đường Nguyễn Công Trứ.
8. Bánh mì xíu mại
Ăn kèm với bánh mì là bát xíu mại làm nước ninh xương trong váng mỡ béo ngậy cùng viên thịt bé xíu, cộng thêm chút hành lá thái nhuyễn, tuy nhiên khi ăn lại rất thanh mà không hề ngấy. Có 3 cách phổ biến để thưởng thức là xé nhỏ bánh mì cho vào bát xíu mại, để nguyên miếng bánh mì lớn chấm nước dùng hoặc bỏ xíu mại vào giữa chiếc bánh mì. Ngoài các quán ngoài cổng trường học, cổng chợ, bạn có thể đến ngã ba Trần Nhật Duật – Hoàng Diệu để cảm nhận được hương vị đúng điệu của món ăn.
9. Bánh canh
Bánh canh có mặt ở nhiều nơi nhưng thưởng thức trong tiết trời se lạnh Đà Lạt lại mang đến một cảm nhận rất riêng. Đó là màu sắc hài hòa trong bát bánh canh khi hội tụ màu trắng của sợi bánh dai mềm, nóng hổi, màu vàng của chả và hành lá xanh xắt nhuyễn. Nổi tiếng nhất ở Đà Lạt là quán bánh canh Xuân An trên đường Nhà Chung, bánh canh Phan Rang ở đường Trần Phú hoặc Hai Bà Trưng.
Bánh canh.
10. Dâu tây kem
Dâu tây là đặc sản nổi tiếng Đà Lạt vì vậy sẽ là thiếu sót nếu bạn đến đây mà không nếm thử món kem được làm từ dâu tây tươi hái tận vườn, sữa tươi, trứng cùng một số nguyên liệu khác. Thưởng thức dâu tây kem trong tiết trời se lạnh Đà Lạt dường như càng làm món ăn thêm thi vị và hấp dẫn khi vị ngọt tươi của dâu tây quyện với vị mát lành của kem và đất trời. Nếu chưa tin hãy thử một lần ghé phố Phan Đình Phùng để tự mình trải nghiệm cảm giác thú vị ấy.
Theo Tapchiamthuc
6 món cơm ba miền nên thử
Dọc dải đất hình chữ S hội tụ những món cơm đặc trưng nổi tiếng khắp vùng, từ cơm lam của núi rừng Tây Bắc đến cơm hến của người dân xứ Huế, hay cơm niêu, cơm tấm nức tiếng miền Nam.
Cơm không chỉ là đồ ăn hàng ngày mà ở nhiều nơi còn là đặc sản địa phương được nhiều du khách ưa chuộng.
Cơm lam
Cơm lam là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người dân miền núi Tây Bắc. Là sự kết hợp độc đáo giữa nếp, nứa, củi, lửa, cơm lam được nướng trong ống tre, ống nứa với nguyên liệu là gạo nếp nương.
Khi thưởng thức cơm lam, thực khách sẽ dùng dao bóc tách lớp vỏ bên ngoài của ống cho tới khi gặp các lớp màng lụa mỏng màu trắng bọc lấy cơm, dài thành khúc đúng bằng chiều dài ống nứa. Sẽ là một trải nghiệm lạ khi bẻ khúc cơm thành miếng và cảm nhận độ dai dai, mềm mịn của lớp màng lụa mỏng hòa quyện trong từng hạt cơm. Hương vị núi rừng thấm đẫm, hòa trộn trong ống cơm lam nhỏ xinh, vị dẻo thơm của thứ nếp nương, ngọt dịu của nước cốt dừa hòa quyện nhịp nhàng lay động mọi giác quan.
Cơm lam chấm muối vừng. Ảnh: Hồng Hà
Thưởng thức cơm lam đúng điệu là phải dùng với gà đồi nướng, bò nướng ống tre và cảm nhận độ mằn mặn, bùi bùi của muối vừng giã nhỏ chấm ăn kèm. Nếu một lần lên Tây Bắc trong tiết trời se lạnh, hãy cùng bạn bè ngồi quanh bếp lửa, nhâm nhi rượu cần và thưởng thức món cơm lam trứ danh đất Bắc.
Cơm cháy Ninh Bình
Cơm cháy Ninh Bình được công nhận là món ngon kỷ lục châu Á trong danh sách 10 món đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Để chế biến cơm cháy cần trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, từ cách chọn gạo phải là gạo nếp Hương, hạt tròn và trong; nấu trong nồi gang, cho đến dùng than củi để nấu; phải chăm chút để lửa thật đều để tạo cháy ở khắp đáy nồi và đặc biệt lưu ý không để cháy chỗ dày, chỗ mỏng. Cơm cháy lấy ra xong phải phơi hai ba nắng hoặc sấy khô, rồi đem bọc kín trong túi nilon dùng dần, khi ăn mới đem chiên giòn.
Cơm cháy chà bông. Ảnh: tramfoods.com
Cơm cháy sẽ mang hương vị hoàn hảo nếu được dùng với thức ăn đi kèm, đặc biệt là nước xốt làm từ thịt bò, thịt dê hoặc tim, cật xào với hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua tạo màu, thêm chút bột dong để đủ độ sánh, thơm mùi mỡ hành béo ngậy. Nước xốt ăn kèm sẽ giúp cơm mềm, hòa quyện trong vị cay, sánh quyện hấp dẫn. Cơm cháy thuờng được dùng với các món từ thịt dê núi và rượu Kim Sơn, hội tụ đủ hương vị vùng miền. Khi trời lạnh, bạn có thể thưởng thức món cơm cháy chà bông, còn mùa hè, cơm cháy kèm nước xốt dẻo thơm là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn ngày nắng.
Cơm hến
Cơm hến giống như một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà giản dị. Cơm nguội được đánh tơi, nấu từ thứ gạo ngon nên vẫn mềm dẻo. Những con hến bé xíu được trộn với cơm, ăn kèm là các loại rau như xà lách, húng thơm, hoa chuối, khế chua, rau răm...thêm đậu phộng rang vàng nguyên vỏ, một vài lát da heo chiên phồng, hành phi và cuối cùng là mắm ruốc Huế. Tất cả đều để nguội duy có nước hến luôn được giữ nóng hổi để sau khi trộn các thành phần, chan vào là sẽ có ngay món cơm cay giòn, đúng vị.
Cơm hến đậm đà xứ Huế. Ảnh: Quế Lan
Cơm hến thường được ăn với ớt thật cay đúng như khẩu vị của người dân xứ Huế. Vị đậm đà của mắm ruốc, chua chua của khế dậy mùi rau thơm, vị béo ngậy của da heo chiên hòa quyện cùng nước hến luôn được giữ nóng để món cơm mang hương vị đậm đà, chân quê đầy quyến rũ.
Cơm gà Hội An
Được biết tới là món ăn quen thuộc của phố cổ, cơm gà Hội An đặc biệt hấp dẫn du khách với hạt cơm dẻo, săn, được trộn cùng nước nghệ. Gà được chọn để chế biến là loại gà ta, thịt chắc nhưng mềm, da mỏng và thơm. Khi bày ra đĩa, đầu bếp thường đặt gà xé phay lên mặt cơm, kèm theo một ít rau thơm Trà Quế, hành tây, dưa góp, bên cạnh là các gia vị ăn kèm như tương ớt Hội An, xì dầu, tỏi ớt...
Cơm gà Hội An. Ảnh: Hồng Hà
Khi thưởng thức cơm gà Hội An, bạn sẽ luôn cảm nhận được hương vị mặn mà, cay cay rất riêng trong bức tranh đầy màu sắc ấy. Màu vàng tươi của từng hạt cơm, đượm màu hồng nhạt của thịt gà xé, hòa quyện với sắc hồng, trắng, một góc xanh lá của những thức rau, gia vị đi kèm, khiến thực khách sẽ phải tấm tắc khen mỗi lần thưởng thức.
Cơm niêu
Cơm niêu gần gũi, thân quen với thực khách Sài thành. Ảnh: Beer.com.vn
Cơm niêu là món ăn dân gian quen thuộc của người dân xưa. Cơm được nấu trong lò đất, lửa than để có độ thơm ngon đặc biệt. Để nấu cơm niêu, đầu bếp phải chọn được gạo ngon như gạo tám, gạo Nàng Hương, chọn niêu không rỉ nước, vung niêu không được vênh, lệch. Khi đã có đầy đủ dụng cụ thì quá trình nấu cơm cũng là cả một nghệ thuật, tính toán lượng gạo vừa đủ, ngọn lửa nấu cơm vừa phải, cơm sôi đều và ghế cơm bằng đũa cả. Cơm lục bục sôi nắp và cạn nước, người nấu phải nhanh chóng vùi trong tro, than nóng từ 20 phút trở lên để cơm chín. Khi xới cơm vào bát cũng cần dùng đôi đũa cả mới tạo được độ xốp, mang đến cảm giác ngon miệng khi thưởng thức. Cơm niêu ăn cùng với món nào cũng ngon, đặc biệt với cá bống kho tiêu sẽ ngon miệng vô cùng.
Cơm tấm
Với người Sài Gòn xưa, tấm là loại gạo thứ phẩm, là hạt gạo bị gãy nứt trong quá trình xay xát. Song với sự sáng tạo theo thời gian, tấm đã được nâng lên thành món ăn hấp dẫn với tên gọi mộc mạc "cơm tấm". Tự thuở nào, cơm tấm đã trở thành món ngon có mặt khắp nơi trên đất Sài thành, từ những quán nhỏ bình dân tới nhà hàng sang trọng.
Cơm tấm sườn bì chả thu hút bao thực khách. Ảnh: Foodvn.vn
Cơm tấm thường được ăn kèm với sườn cốt lết heo nướng mật ong là ngon nhất. Để đĩa cơm bắt mắt và sang trọng, ngoài việc lựa tấm ngon để nấu đúng cách, đầu bếp còn bài trí kèm bì heo trộn thính phi tỏi thật thơm. Người ta còn làm thêm món chả, chủ yếu từ thịt xay nhỏ trộn trứng vịt đánh nhuyễn, nêm thêm gia vị cùng nấm mèo xắt nhỏ, bún tàu để món chả dẻo hơn. Món chả này được hấp trong xửng và được cắt khéo léo cho dĩa cơm càng bắt mắt. Có nơi còn chiên trứng ốp la hoặc lạp xưởng tươi ăn kèm.
Ăn cơm tấm muốn ngon phải kèm với đồ chua được làm từ đu đủ, cà rốt, củ cải, dưa leo. Nhưng để cơm tấm đúng điệu thường bao giờ cũng có nước mắm chuyên dùng. Đây cũng chính là bí quyết của mỗi quán để thu hút bao thực khách.
Theo VnExpress
10 món ngon đường phố hấp dẫn tại Thái Lan Xôi xoài, bánh dừa, chè Thái, gỏi đu đủ... là những món ngon được làm từ các nguyên liệu địa phương thu hút đông đảo khách gần xa. Xôi xoài Món xôi đơn giản mà ngon miệng. Gạo nấu xôi là loại nếp ngon, hạt đều. Để xôi được dẻo và có mùi thơm đặc trưng, người ta trộn thêm nước cốt dừa,...