10 lời khuyên dinh dưỡng trong mùa dịch COVID
Sức đề kháng tốt là chìa khóa để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các virut gây bệnh. Thực hiện tốt các lời khuyên dinh dưỡng dưới đây giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa dịch bệnh.
1. Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Với trẻ dưới 2 tuổi, duy trì chế độ bú mẹ kết hợp với các bữa ăn bổ sung hợp lý theo hướng dẫn.
Ăn đủ 3 bữa/ ngày để đảm bảo cơ thể luôn đầy đủ dưỡng chất.
2. Tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng, tôm, cua, sữa, đậu đỗ… để duy trì hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Ăn đầy đủ, cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng dịch bệnh.
3. Ăn nhiều rau quả tươi các loại như: rau lá có màu xanh đậm, củ quả có màu vàng và đỏ, quả chín. Rau quả cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng khả năng đề kháng chống lại nhiễm khuẩn.
4. Không ăn kiêng nếu không có chỉ định của thầy thuốc, cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau trong 1 bữa và trong 1 ngày.
Video đang HOT
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn.
5. Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể (thực phẩm ăn liền; thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều mỡ động vật, đường, hoặc nhiều muối; thực phẩm để quá lâu không còn tươi…). Đảm bảo thức ăn phải được nấu chín và tốt nhất là ăn ngay sau khi nấu.
6. Uống đủ lượng nước theo nhu cầu (mỗi ngày từ 2-2.5 lít, ít nhất 1,5 lít), nên uống nước ấm. Chú ý không chờ tới lúc khát mới uống, thay vào đó uống thường xuyên mỗi lần một chút cho vừa đủ. Có thể bổ sung thêm các loại nước hoa quả, không cho thêm đá và đường khi sử dụng.
Sử dụng thêm các loại nước hoa quả giúp tăng sức đề kháng.
7. Với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già, có thể sử dụng thêm các loại đa vi chất dinh dưỡng (viên đa vi chất, bột đa vi chất) hoặc các sản phẩm được làm giàu dinh dưỡng khác theo tư vấn của nhân viên y tế.
8. Bảo quản thực phẩm sống, chín trong các dụng cụ chứa khác nhau và ở các vị trí khác nhau.
Bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh nhiễm khuẩn.
9. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước và sau khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Không sờ tay lên mắt, mũi, miệng để hạn chế nhiễm mầm bệnh.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước, trong và sau khi chế biến thức ăn để hạn chế nhiễm mầm bệnh.
10. Duy trì vận động và các hoạt động thể lực. Hạn chế uống rượu bia, tránh tụ tập đông người để phòng nhiễm bệnh.
"Bức tranh" tổng thể về dinh dưỡng của người Việt năm 2020
Trung tuần tháng 4 vừa qua, "bức tranh" tổng thể về dinh dưỡng của người Việt năm 2020 đã được công bố. Đan xen những mảng màu sáng - tối là nhận định của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về "bức tranh" này.
Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc được tiến hành thường kỳ 10 năm một lần. Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2020 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở phạm vi quốc gia với sự tham gia của hơn 22.000 hộ gia đình tại 25 tỉnh thành phố đại diện cho 6 vùng sinh thái.
Chúng ta đã có những thay đổi như thế nào sau 10 năm nỗ lực?
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 19,6%. Theo TS.BS Nghiêm Nguyệt Thu, Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: con số này được xếp vào mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.
Chiều cao của Thanh niên Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt nhóm thanh niên nam 18 tuổi năm 2020 đạt 168,1cm (tăng 3,7cm so với năm 2010). Con số này ở nhóm nữ là 1,4cm. Giải thích về sự "vượt trội" này, TS.BS Nghiêm Nguyệt Thu cho biết: đây là hiệu quả của các chương trình can thiệp dinh dưỡng. Ví dụ can thiệp dinh dưỡng vào 1.000 ngày vàng, theo đó phụ nữ bắt đầu mang thai được uống bổ sung viên sắt, viên đa vi chất. Các chương trình như: bổ sung vitamin A cho trẻ, hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn ăn bổ sung đúng cách cho trẻ.... cũng góp phần không nhỏ vào thành quả ấy.
Mức tiêu thụ thịt là con số.....cần phải suy nghĩ!
Mức ăn rau quả của người dân đã tăng bình quân đầu người từ 190,4g rau/người/ngày; lên thành 231,0g rau/người/ngày. Tuy nhiên, con số này mới chỉ đạt 2/3 so với nhu cầu khuyến nghị của Tháp Dinh dưỡng.
Mức tiêu thụ thịt tăng nhanh từ 84 g/người/ngày năm 2010 và tăng gấp đôi vào năm 2020; khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn.
TS.BS Nghiêm Nguyệt Thu cho biết, thịt là nguồn thực phẩm giàu đạm, thịt cũng là món ăn nhiều sắt, nhiều kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên chất béo trong thịt chủ yếu là chất béo no. Trong khẩu phần ăn, chất béo no mà nhiều hơn nhu cầu sẽ là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh như rối loạn chuyển hóa lipid máu, nguy cơ thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây như đái tháo đường, tăng huyết áp
Cũng theo TS.BS Nghiêm Nguyệt Thu, các chỉ số cơ bản về sức khỏe của nguồn nhân lực Việt Nam đã có nhiều cải thiện, song nhìn chung vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Những công việc chính cần tập trung trong thời gian tới đây là: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi, tăng cường các biện pháp can thiệp dinh dưỡng vào nhóm trẻ em béo phì ở lứa tuổi học đường....
Còn về phía chúng ta, tin chắc khó ai có thể để cưỡng lại một đĩa thịt thơm ngon, kích thích vị giác. Nhưng, bệnh từ miệng, không còn cách nào khác chúng ta phải giảm số lượng và tần suất ăn thịt, hướng nhiều đến rau xanh và trái cây cũng như các nhóm thực phẩm khác có lợi cho cơ thể./.
Dinh dưỡng và chăm sóc giảm nhẹ cần thiết với người bệnh ung thư Có đến 30% bệnh nhân tử vong do suy kiệt cơ thể trước khi tử vong do ung thư (UT). Dinh dưỡng (DD) có vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị của người bệnh UT. Do vậy hỗ trợ DD cho người bệnh UT có ý nghĩa quan trọng trong việc hồi phục tình trạng suy DD,...