10 cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Với một vài thay đổi lối sống đơn giản, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Nên cắt giảm các loại đường đã qua chế biến để tránh nguy cơ tiểu đường – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Không giống như bệnh tiểu đường loại 1, nơi tuyến tụy không thể sản xuất insulin, bệnh tiểu đường loại 2 là do thiếu insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến lượng đường huyết cao.
Mặc dù bệnh tiểu đường loại 2 là dạng bệnh phổ biến nhất, nhưng nó cũng có thể phòng ngừa được – và giảm nguy cơ mắc bệnh dễ dàng hơn bạn nghĩ.
Eat This, Not That! đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ hàng đầu về cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hãy thực hiện những thay đổi lối sống này càng sớm càng tốt để luôn khỏe mạnh.
1. Giảm carb
Theo tiến sĩ – bác sĩ Carolyn Dean, chuyên khoa Dinh dưỡng, liệu pháp thiên nhiên (Mỹ), cho biết: Giảm lượng carbohydrate của bạn hoặc thử chế độ ăn Keto. Ngay cả khi bạn không tuân theo Keto nghiêm ngặt, bạn vẫn có thể giúp cơ thể thích nghi với việc đốt cháy chất béo ở một mức độ hơn là dựa vào glycogen hoặc lượng đường trong máu để cung cấp năng lượng giúp giữ cân bằng lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Cố gắng giữ lượng carb của bạn ở mức thấp nhất có thể, bổ sung chất béo tốt như bơ và dầu dừa, tránh chất béo chuyển hóa, giữ lượng protein của bạn ở mức vừa phải cùng với việc cung cấp đủ nước và bổ sung khoáng chất thích hợp.
Điều này sẽ cho phép cơ thể bạn sử dụng hết lượng glycogen dự trữ carbohydrate (đường) và sau đó kích hoạt quá trình đốt cháy chất béo, đốt cháy các tế bào mỡ thừa trong cơ thể làm năng lượng.
2. Thay đổi đĩa ăn của bạn
Nên thay bằng các loại đĩa nhỏ hơn để bạn ăn vừa phải hơn – SHUTTERSTOCK
“Một thay đổi đơn giản có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là thay thế bất kỳ đĩa và ly lớn nào bạn dùng để ăn ở nhà bằng những chiếc đĩa nhỏ hơn. Chúng ta có xu hướng ăn những gì trước mắt và ăn quá nhiều làm tăng nguy cơ một người sẽ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai. Hãy thu nhỏ những chiếc đĩa đó lại, và hệ thống nội tiết của bạn sẽ biết ơn”, bác sĩ Chirag Shah (Mỹ) nói.
3. Chọn thực phẩm giàu magiê
Video đang HOT
“Magiê đóng một vai trò quan trọng trong việc bài tiết và chức năng của insulin; nếu không có nó, bệnh tiểu đường loại 2 là không thể tránh khỏi. Thiếu magiê có thể đo lường được phổ biến ở bệnh tiểu đường và trong nhiều biến chứng của nó, bao gồm bệnh tim, tổn thương mắt, cao huyết áp và béo phì .
Khi điều trị bệnh tiểu đường bao gồm magiê, những vấn đề này sẽ được ngăn ngừa hoặc giảm thiểu. Thực phẩm giàu magiê bao gồm các loại rau lá xanh sẫm như cải xoăn, cải Thụy Sĩ, rau bina (cải bó xôi) và các loại hạt như hạt bí ngô và hồ đào”, bác sĩ Shah cho biết.
4. Cắt các loại đường đã qua chế biến
“Đường ăn hoặc đường bổ sung là một chất không phải chất dinh dưỡng kích thích sản xuất insulin, ngăn chặn quá trình đốt cháy chất béo và nuôi men đường ruột và vi khuẩn gây rối loạn sinh học, mà các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể góp phần gây ra bệnh tiểu đường… Chế độ ăn nhiều đường và các loại carbohydrate đơn giản khác (nhanh chóng chuyển hóa thành đường trong máu) cũng khiến bạn có nguy cơ bị thiếu magiê và viêm nhiễm”, bác sĩ Shah nói.
5. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vì vậy hãy tạm biệt thuốc lá. Những người hút thuốc có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người không hút thuốc và cũng có nhiều khả năng gặp các biến chứng về sức khỏe khi kiểm soát bệnh tiểu đường, theo Eat This, Not That!
6. Chú ý trái cây và rau
Trái cây và rau – SHUTTERSTOCK
Bạn nên mua các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây và rau. Điều này giúp bạn nhận được các chất dinh dưỡng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tránh thực phẩm giàu đường, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, theo Eat This, Not That!
7. Giảm natri
Thực hiện theo chế độ ăn ít natri để giảm huyết áp. Hãy chọn các bữa ăn tự nấu với nguyên liệu tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng muối cao.
8. Duy trì vận động
Hãy vận động và giảm cân. Béo phì là yếu tố nguy cơ số 1 đối với bệnh tiểu đường loại 2. Cho dù đó là đi bộ, bơi lội hay đi công viên với những đứa trẻ, hãy tìm một hoạt động bạn yêu thích giúp bạn vận động. Tập thể dục ít nhất là 30 phút, ba ngày trong một tuần có thể hữu ích, theo Eat This, Not That!
9. Luôn cập nhật thông tin kiểm tra định kỳ
“Luôn cập nhật các bài kiểm tra sức khỏe và công việc máu tổng quát. Một hồ sơ lipid khỏe mạnh (cholesterol tốt HDL cao và cholesterol xấu LDL thấp) có nghĩa là giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Trên thực tế, một xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường thường xuyên được gọi là Hemoglobin A1c có thể thường xuyên mang đến cảnh báo sớm về bệnh tiểu đường sắp xảy ra, cho phép thay đổi lối sống trước khi một vấn đề lớn hơn phát sinh”, bác sĩ Alyssa Dweck, Bệnh viện North Westchester Hospital ở New York (Mỹ), cho biết.
10. Giảm cân
“Thừa cân có khả năng là nguy cơ lớn nhất đối với bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi chúng ta già đi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trong và sau quá trình chuyển đổi mãn kinh khi chúng ta mất khối lượng cơ thể một cách tự nhiên, cơ bắp và sự trao đổi chất của chúng ta thường chậm lại. Tập trung vào chế độ ăn giàu nạc protein, chất béo lành mạnh và carbs phức hợp với số lượng hạn chế, chú ý điều hòa lượng calorie”, bác sĩ Dweck khuyên, theo Eat This, Not That!
Bỏ thuốc lá cần quyết tâm cao
Bỏ thuốc lá có nghĩa là phá vỡ chu kỳ nghiện và về cơ bản nối lại sự điều khiển của não với việc ngăn chặn sự thèm muốn nicotine.
Để thành công, người hút thuốc muốn bỏ thuốc lá cần có kế hoạch để đánh bại sự thèm muốn và kích thích của hoạt chất này. Người hút thuốc càng nhanh chóng cắt bỏ thuốc, họ sẽ giảm được nguy cơ ung thư, bệnh tim, phổi và các điều kiện có hại khác liên quan đến hút thuốc nhanh hơn.
Khi người hút thuốc cố gắng cắt giảm hay dừng hút thuốc, họ sẽ trải qua quá trình khó chịu và không thoải mái bởi vì não bộ phản ứng và "yêu cầu" phải tiêu thụ nicotine. Nếu vượt qua được cảm giác này, bạn sẽ cai nghiện thuốc lá thành công. Đặc biệt, việc bỏ thuốc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá giảm đáng kể.
Chỉ vài phút sau khi bạn hút điếu thuốc cuối cùng, cơ thể đã bắt đầu xuất hiện những thay đổi tích cực. Dần dần nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi... cũng sẽ giảm xuống, thậm chí trở về như người bình thường. Chính vì vậy, dù bạn bao nhiều tuổi, hút thuốc bao lâu, thì buông điếu thuốc ngay lập tức sẽ không bao giờ là muộn.
Bốn điểm cần chú ý:
Nghiện thuốc là một bệnh mạn tính cũng như là bệnh tăng huyết áp hay bệnh đái đường, cần phải có thái độ nghiêm túc và có cách chữa trị đúng mới thành công. Nhưng điều quan trọng là:
Gia đình, bạn bè và những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn bỏ thuốc.
Để bỏ thuốc thì quyết tâm là yếu tố quyết định: Hiểu biết Quyết tâm Hỗ trợ = Thành công.
Có 4 giai đoạn của cai nghiện cần phải vượt qua:
a) Nghĩ về việc bỏ thuốc
b) Chuẩn bị các yếu tố cần thiết để bỏ thuốc
c) Bỏ hẳn thuốc
d) Duy trì thời gian hoàn toàn không lệ thuộc vào thuốc lá
Những rào cản phải vượt qua khi quyết tâm bỏ thuốc
Ngày đầu tiên
Trong vòng 24 giờ, các khí carbon monoxide - gây cản trở việc cung cấp ôxy cho các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể - dần được loại bỏ khỏi cơ thể của bạn. Các lông nhỏ trong phổi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ "quét sạch" kích thích ra khỏi phổi, làm cho việc hô hấp được dễ dàng hơn.
Những ngày đầu tiên là khó khăn nhất vì cơ thể bạn đang tự điều chỉnh nicotine tự do. Nếu công việc của bạn có thể tách ra khỏi để ngừng hút thuốc lá, thì không nên ngồi tại bàn của bạn mà hãy đi lại và làm một điều gì đó - như đi bộ, đọc một cuốn tạp chí hoặc có thể có một bữa ăn nhẹ lành mạnh chẳng hạn. Bí quyết là không phải chỉ ngồi đó nhấm nháp nỗi đau khổ khi bỏ thuốc, mà hãy tìm kiếm một cái gì đó để quên đi sự chiếm đóng của nó trong thói quen và cơn thèm thuốc.
Tuần đầu tiên
Sau hai ngày không còn có nicotine trong cơ thể, các giác quan và cảm nhận mùi vị của bạn sẽ bắt đầu được cải thiện đáng kể. Sau 3 ngày, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận nhiều hơn sinh lực và nhịp thở của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Những tuần đầu tiên là rất quan trọng, vì vậy cần đảm bảo rằng chung quanh bạn luôn có sự hỗ trợ thực sự hữu ích từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... để nhắc nhở rằng bạn không đơn độc.
3 đến 5 tháng
Trong khoảng 3 tháng, tuần hoàn của bạn đã được cải thiện và không có bất kỳ cơn ho hoặc biểu hiện thở khò khè nên hầu hết hệ hô hấp đều được sạch sẽ. So với khi bạn đang hút thuốc, chức năng của phổi đã tăng thêm khoảng 10%.
Khoảng thời gian này, có nhiều nguy cơ khiến bạn trở nên tự mãn, nghĩ rằng bạn đang làm rất tốt và tự nhủ "mình sẽ chỉ cần như vậy là đủ". Chẳng may bạn gặp một "tình huống xã hội", một ngày khó khăn tại nơi làm việc, hoặc nhận được một số tin xấu và cảm thấy một chút căng thẳng... đó là những lý do làm bạn dễ dàng lại cầm điếu thuốc trên tay. Với tình huống này, những gì bạn cần làm là nghỉ ngơi vài phút, suy nghĩ nhiều và nhắc nhở bản thân lý do, quyết tâm vì sao bạn bỏ thuốc lá.
Thay vì tìm một điếu thuốc, hãy tìm một cách giải tỏa khác như nghe nhạc, làm một số động tác thể dục hoặc đi bộ ngắn. Dần dần bạn sẽ bắt đầu phá vỡ sự liên kết giữa những tình huống này với việc hút thuốc lá.
10 sai lầm ăn uống của người bệnh tiểu đường Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nhiều người lập tức không ăn đồ ngọt, không ăn hoa quả, chỉ ăn rau không ăn thịt... Ông Nguyễn Quang Phong, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ của Trung tâm Thông tin Dinh dưỡng và Thực phẩm, Bắc Kinh, Trung Quốc, đưa ra 10 quan niệm sai lầm về chế độ ăn uống cho...