Xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư dạ dày
SINGAPORE – Phương pháp GastroClear giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, bệnh nhân không cần làm nội soi dạ dày.
GastroClear do công ty startup MiRXES phát triển giúp phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu, được Cơ quan Khoa học Y tế Singapore phê duyệt trong tháng 5, dự kiến ra mắt tại Hong Kong năm 2020.
“Mục đích của GastroClear là tăng độ chính xác trong dự đoán tiên lượng sống, giảm gánh nặng chăm sóc sức khỏe trong quá trình điều trị”, tiến sĩ Zhou Lian, thành viên dự án cho biết. “Đây là một phần sứ mệnh hướng đến một thế giới không còn ung thư giai đoạn cuối năm 2048″.
Ung thư dạ dày phổ biến thứ sáu tại Hong Kong, với 1224 ca mắc mới năm 2016, 682 ca tử vong năm 2017.
Căn bệnh cũng rất phổ biến tại Châu Á, có số ca mắc đứng đầu tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Thói quen ăn quá mặn, tiêu thụ thực phẩm chế biến, thịt đã qua bảo quản, uống rượu bia, hút thuốc, thừa cân là những nguyên nhân tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân cao hơn nếu được phát hiện sớm.
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư dạ dày sau 5 năm mắc bệnh tại Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt là 69% và 60%, cao hơn 16 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác, gồm Canada, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, theo nghiên cứu của Trường Hygiene & Tropical Medicine (Anh) năm 2018.
Zhou nhấn mạnh sự chênh lệch này do các chương trình tầm soát ung thư phát hiện bệnh giai đoạn đầu phổ biến hơn tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Từ năm 1999, Hàn Quốc đã phát động chương trình nội soi cho toàn bộ người dân từ 40 tuổi trở lên.
Phương pháp nội soi gây bất tiện cho nhiều bệnh nhân. Ảnh: SCMP
Hiện nay, nội soi là cách hiệu quả nhất để phát hiện ung thư dạ dày, song, tương đối tốn kém và có tính xâm lấn.
Những nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao phải chi một khoản không nhỏ cho tầm soát ung thư, với Hong Kong hay Singapore, gánh nặng kinh tế này không hề dễ dàng. Với GastroClear, bác sĩ sẽ tầm soát bước đầu, từ đó loại bỏ được những bệnh nhân không cần nội soi, tiết kiệm được thời gian, chi phí.
ADN, protein, RNA là ba thành phần quan trọng của tế bào trong xét nghiệm ung thư. Hầu hết những lần xét nghiệm ung thư tính đến thời điểm hiện tại dựa trên những khối u có dấu ấn là protein.
Video đang HOT
GastroClear có khả năng phát hiện những phân tử microRNA do tế bào ung thư tiết ra trong máu. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 12 microRNA khác biệt liên quan đến giai đoạn đầu căn bệnh. Các bác sĩ giờ chỉ cần lấy một lượng máu nhỏ để xác định dấu ấn sinh học của bệnh nhân, từ đó đánh giá thêm thông tin bệnh thay vì tiến hành xét nghiệm sinh thiết lỏng.
Một nghiên cứu lâm sàng gần đây sử dụng GastroClear tìm kiếm 12 dấu ấn sinh học này trong 4.566 đối tượng được nội soi sau đó. 82,6% trường hợp được phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu, 88,4% được phát hiện ung thư giai đoạn cuối.
GastroClear cho phép bác sĩ chỉ cần lấy một lượng máu nhỏ để chẩn đoán bệnh. Ảnh: SCMP
Một bệnh viện công ở Singapore đang bắt đầu đưa xét nghiệm GastroClear vào chẩn đoán bệnh, phía MiRXES cũng đang đàm phán với các cơ sở y tế công cộng khác.
Một lần nội soi tại Singapore có giá 600-2.000 SGD, trong khi đó chi phí một lần xét nghiệm GastroClear chỉ tốn 180-250 SGD.
Theo Zhou, có những người đủ tiền để nội soi nhưng lại từ chối nội soi vì thấy phương pháp này bất tiện. Nhiều người rất sợ ung thư đến nỗi không dám đi làm xét nghiệm tầm soát để được phát hiện bệnh sớm.
“Chúng tôi nghiêm túc khuyến khích mọi người tích cực tìm hiểu về ung thư, các biện pháp phòng ngừa, tầm soát và điều trị sớm”, Zhou nói.
MiRXES đang phát triển thêm năm xét nghiệm tầm soát khác dựa trên công nghệ phân tử RNA đối với ung thư đại trực tràng, phổi, vú, gan, mong muốn người tiêu dùng và bệnh nhân có thể được kiểm tra từ sáu đến tám loại ung thư khác nhau chỉ trong một lần xét nghiệm máu.
Lê Hằng
Theo SCMP/VNE
Cô gái 26 tuổi nôn ra gần 200ml máu tươi, nguyên nhân bắt nguồn từ lối sống quen thuộc
Đừng bao giờ coi thường sức khỏe của mình, thông qua việc ăn uống, nếu không chú ý thì sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vương Tiêu Vũ (26 tuổi) đang sinh sống tại thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc). Mới đây, cô vừa phải nhập viện cấp cứu vì nôn ra máu tươi trong bữa cơm. Theo chia sẻ, khi đang ngồi ăn cơm cùng gia đình, Tiêu Vũ thấy có cảm giác ghê sợ trào lên trong cổ họng, sau đó cô chạy vào nhà vệ sinh và nôn ra máu.
Tại bệnh viện, sau khi chẩn đoán, bác sĩ cho biết Tiêu Vũ đã nôn ra khoảng 200ml máu (tương đương 0,2 lít máu). Tình trạng máu trào lên từ cổ họng vẫn chưa dừng lại nên bác sĩ phải lập tức cầm máu cho Tiêu Vũ và tiến hành nội soi dạ dày.
Sau khi nội soi, bác sĩ phát hiện thấy có một khối u trong dạ dày của Tiêu Vũ. Khối u này không nhỏ, dài và nằm ở vị trí không tốt trong dạ dày của cô. Theo hình ảnh nội soi, nó đang phát triển trong thân dạ dày và ở phía góc của dạ dày. Cũng từ đây, bác sĩ đã đưa ra kết luận, Tiêu Vũ đang mắc bệnh ung thư dạ dày. Chỉ mới 26 tuổi nhưng Tiêu Vũ đã mắc bệnh ung thư dạ dày, khi biết tin mình mắc bệnh, cô không khỏi bàng hoàng và sửng sốt. Bác sĩ cũng cho biết thêm, khối u nằm ở vị trí này phải tiến hành phẫu thuật toàn bộ dạ dày để bóc khối u ra.
Để cố gắng bảo toàn được dạ dày của Tiêu Vũ, các bác sĩ phải tập trung cao độ trong ca phẫu thuật. Cuối cùng, họ đã cắt bỏ được 60% khối u trong dạ dày của Tiêu Vũ. Sau đó, Tiêu Vũ ở lại bệnh viện điều trị thêm một thời gian, đồng thời cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nên dạ dày cũng dần hồi phục ổn định.
Thông qua trường hợp của Tiêu Vũ, bác sĩ điều trị nhắn nhủ tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ phải luôn chú ý tới thói quen ăn uống hàng ngày. Bởi ung thư dạ dày là căn bệnh ngày càng trẻ hóa nên cần đề cao cảnh giác ngay từ sớm khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường trong cơ thể.
Vậy nguyên nhân từ đâu khiến Tiêu Vũ mắc bệnh ung thư dạ dày?
Qua tìm hiểu, bác sĩ được biết, Tiêu Vũ rất ít khi đi kiểm tra sức khỏe. Trong suốt 2 năm vừa qua, cuộc sống của Tiêu Vũ không đi theo quy luật nào cả. Với khối lượng công việc bận rộn, Tiêu Vũ thường xuyên ngủ muộn và thức đêm để làm nốt việc. Vào buổi trưa và buổi tối, cô cũng không nấu cơm hay ăn uống tử tế mà thường gọi đồ ăn bên ngoài về để ăn qua loa cho xong bữa. Chính những điều này vô tình trở thành thói quen xấu dẫn đến bệnh ung thư dạ dày của Tiêu Vũ.
Một điều nữa cần phải lưu ý, đồ ăn gọi từ bên ngoài thường không đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc xuất xứ nên dễ trở thành nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Các món ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ, hương vị nặng, và loại dầu chiên rán cũng là loại chiên đi chiên lại nhiều lần. Tất cả những yếu tố này đều góp phần làm hình thành nên bệnh ung thư dạ dày.
Một vài triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường ít gây ra các triệu chứng. Đây cũng là lý do gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Một số dấu hiệu có thể xuất hiện trước tiên cảnh báo ung thư dạ dày cần chú ý là:
- Khó chịu, đau vùng bụng (thường ở trên rốn), đau nhiều sau khi ăn.
- Chán ăn, dễ no và đầy bụng ngay sau khi ăn một bữa nhỏ, giảm cân đột ngột.
- Buồn nôn, nôn và có thể lẫn máu.
- Ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
- Trong phân có lẫn máu.
Những triệu chứng trên có khả năng gây ra các vấn đề tiêu hóa khác ngoài ung thư như mắc virus dạ dày hoặc viêm loét. Chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các loại ung thư khác. Tuy nhiên, ngay khi gặp một trong những vấn đề này, bạn nên thực hiện những kiểm tra cần thiết để nhận biết tình trạng bệnh và điều trị sớm nhất.
Source (Nguồn): Sohu
Theo afamily
Ăn hành và tỏi thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư vú Hành và tỏi từ lâu đã được nghiên cứu là sản phẩm ngăn ngừa các bệnh ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt và đại trực tràng, nhưng nay các nhà khoa học mới chứng minh được tác dụng chống ung thư vú của 2 loại gia vị này. Những phụ nữ ăn hành và tỏi ít nhất 2 lần một ngày trong...