Xây dựng chính sách ‘giữ chân’ giáo viên mầm non
Giáo dục mầm non là bậc học quan trọng để chuẩn bị nền tảng về thể chất, trí tuệ cho trẻ bước vào các bậc học khác. Tuy vậy, hiện nay bậc học này đang thiếu rất nhiều giáo viên. Bên cạnh đó, số lượng giáo viên chưa đạt chuẩn cũng khá đông, đặc biệt là ở khối các trường, nhà nhóm trẻ tư thục.
Giáo viên Nhóm trẻ độc lập tư thục Mai Hoa (P.An Bình, TP.Biên Hòa) trong giờ dạy học. Ảnh: H.Yến
Mức lương thấp, môi trường làm việc áp lực được cho là những nguyên nhân chính khiến giáo viên mầm non (GVMN) bỏ việc. Những chính sách nhằm phát triển giáo dục mầm non hiện nay vẫn chưa đủ để “ giữ chân” đội ngũ giáo viên…
* Thiếu giáo viên nhưng không có nguồn tuyển
Năm học 2022-2023, TP.Biên Hòa có 130 trường mầm non (34 trường công lập, 96 trường tư thục), 426 nhóm lớp mầm non độc lập, 187 nhóm trẻ có quy mô dưới 7 trẻ. Mạng lưới trường, lớp này đáp ứng chỗ học cho hơn 57,9 ngàn trẻ, trong đó có đến 51,6 ngàn trẻ học ở khối các trường, lớp tư thục (chiếm hơn 89%).
Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa Võ Văn Minh cho biết, năm học này thành phố thiếu hơn 560 GVMN, bao gồm cả trường công lập và tư thục. Tình trạng này đã xảy ra từ nhiều năm nay. “Năm nào thành phố cũng tuyển dụng GVMN nhưng số lượng hồ sơ nộp vào luôn thấp hơn nhu cầu tuyển dụng. Chẳng hạn, năm học trước chúng tôi cần tuyển 52 biên chế nhưng chỉ có 11 người nộp hồ sơ. Năm nay, chúng tôi tiếp tục tuyển thêm 70 giáo viên nhưng số lượng hồ sơ nộp vào rất ít” – ông Minh chia sẻ.
Nghị định 105/2020/NĐ-CP có quy định chính sách hỗ trợ 160 ngàn đồng/tháng cho học sinh là con em công nhân đang học tại các trường, nhóm lớp mầm non tư thục. Trong khi đó, GVMN cũng rất khó khăn, thu nhập thấp nhưng con của họ lại không được hỗ trợ.
Theo số liệu tổng hợp của Sở GD-ĐT, hiện toàn tỉnh thiếu hơn 700 GVMN so với quy định. Nếu tính theo định mức giáo viên tối đa/lớp (2,5 giáo viên/nhóm trẻ; 2,2 giáo viên/lớp mầm non) thì số lượng giáo viên còn thiếu sẽ lên tới con số ngàn.
Không chỉ thiếu, số lượng GVMN chưa đạt chuẩn cũng khá nhiều. Cụ thể, toàn tỉnh hiện có hơn 11,4 ngàn GVMN thì có đến gần 3,7 ngàn giáo viên mới chỉ có bằng trung cấp sư phạm (chiếm hơn 30%). Trong đó, có hơn 480 giáo viên ở các trường mầm non công lập, hơn 3,2 ngàn giáo viên ở các trường, nhóm lớp tư thục.
Ngành Giáo dục đã có lộ trình để cho phép số giáo viên chưa đạt chuẩn đi học nâng cao trình độ. Tuy nhiên, trong tình hình thiếu giáo viên hiện nay thì rất khó để những người chưa đạt chuẩn đi học.
Nhóm trưởng nhóm lớp Mai Hoa (P.An Bình), cô Nguyễn Lê Bảo Xuyên cho biết: “Giáo viên của nhóm được khuyến khích đi học liên thông lên cao đẳng mầm non cho đạt chuẩn và sẽ hỗ trợ một phần học phí nhưng rất khó để các cô đi học, vì khó sắp xếp thời gian. Các cô đã làm việc 6 ngày/tuần, từ sáng đến chiều tối mới về nên phải dành thời gian ngày chủ nhật cho gia đình. Còn nếu học trong ngày làm việc thì các giáo viên khác sẽ không “gánh” lớp được”.
* Mong chờ Luật Nhà giáo
Video đang HOT
Chủ Nhóm trẻ Khôi Nguyên (TP.Biên Hòa), cô Phạm Thị Thu Hằng thẳng thắn nói: “Đa phần giáo viên dạy ở các nhóm lớp độc lập tư thục chỉ có trình độ trung cấp, bởi người có bằng cấp cao hơn sẽ xin việc ở các trường lớn. Không những vậy, đội ngũ giáo viên ở các nhóm lớp nhỏ cũng không ổn định. Chúng tôi rất cần chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên để họ yên tâm công tác. Có như vậy thì giáo viên mới có điều kiện học tập nâng cao trình độ nhằm đảm bảo chuẩn GVMN theo quy định”.
Gắn bó nhiều năm với ngành Giáo dục nên Phó chủ tịch UBND H.Nhơn Trạch Lương Hữu Ích thấu hiểu những khó khăn của GVMN, đặc biệt là mức lương hiện nay. “Một GVMN mới được tuyển dụng chỉ được trả mức lương khởi điểm hơn 2,7 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, 1 bảo vệ làm việc theo chế độ hợp đồng được trả mức lương hơn 4 triệu đồng” – ông Ích dẫn chứng cụ thể về sự bất cập.
Theo quy định hiện nay, mức lương khởi điểm của GVMN hạng IV (chưa đạt chuẩn) hơn 2,7 triệu đồng (hệ số 1,86); mức khởi điểm cao nhất là giáo viên hạng I (giáo viên trên chuẩn, hệ số 2,34) cũng chỉ được hơn 3,4 triệu đồng. Ngoài ra, giáo viên còn có phụ cấp đứng lớp (35%) và sau 5 năm công tác sẽ có phụ cấp thâm niên, nhưng riêng trong năm thử việc thì chỉ được nhận 85% lương.
Những bất cập hiện nay đặt ra yêu cầu cần phải có nhiều giải pháp cả dài hơi lẫn tức thời để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên. Trong đó, cần phải có thêm phụ cấp và cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho GVMN.
Ở tầm vĩ mô, Luật Nhà giáo cần phải được xây dựng và ban hành thì mới có thể đảm bảo quyền lợi của đội ngũ giáo viên một cách tốt nhất, phù hợp với tính chất đặc thù nghề nghiệp của nhà giáo. Nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo cũng chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong năm học 2022-2023 này.
Đội ngũ giáo viên không chỉ ở Đồng Nai mà cả nước đều mong muốn có được hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi tương xứng với những cống hiến của nhà giáo. Đồng thời, từ Luật Nhà giáo, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ có những chính sách đặc thù về tuyển dụng, mức lương, chế độ làm việc… để giữ chân và thu hút đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý trường học. Có như vậy thì đội ngũ giáo viên mới yên tâm công tác, hoàn thành tốt sứ mệnh của những người làm giáo dục.
Bà NGUYỄN THỊ MAI HOA, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội: Đóng góp ý kiến xây dựng Luật Nhà giáo
Bài toán khó của GDMN hiện nay là việc thiếu hụt nguồn nhân lực. Nếu không có giải pháp cả dài hơi lẫn trước mắt thì sẽ không giải được bài toán này. Muốn giữ chân và thu hút được nhân lực thì cần quan tâm đến chính sách cho nhà giáo.
Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình chuẩn bị để xây dựng Luật Nhà giáo. Vấn đề nhà giáo và vấn đề GVMN hy vọng sẽ được nghiên cứu thấu đáo để đưa vào luật. Chúng tôi rất mong địa phương tham gia góp ý trong quá trình xây dựng luật. Trước khi có Luật Nhà giáo, địa phương cần tiếp tục thực hiện chính sách hiện có đến đúng đối tượng, kịp thời nhằm ngăn dòng giáo viên bỏ việc.
Bà HOÀNG THỊ DINH, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT): Cần xem xét, đảm bảo quyền lợi cho giáo viên, học sinh
Điều 8 của Nghị định 105/2020/NĐ-CP về quy định điều kiện trẻ em được hưởng chế độ hỗ trợ (160 ngàn đồng/tháng) là “Trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định”.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND của Đồng Nai về thực hiện nghị định này lại quy định cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thì trẻ mới được hỗ trợ. Việc bó hẹp địa bàn này khiến cho nhiều trẻ không được thụ hưởng chính sách. UBND tỉnh nên xem xét, trình HĐND tỉnh để điều chỉnh, đảm bảo công bằng cho trẻ.
Đối với việc thụ hưởng chính sách theo Nghị định 105 của giáo viên, những giáo viên chưa đạt chuẩn thì không được hỗ trợ. Điều này cũng là bất cập gây nên thiệt thòi cho rất nhiều giáo viên. Bộ GD-ĐT đang rà soát và sẽ có báo cáo, đưa ra bàn thảo tại hội nghị sơ kết việc thực hiện Nghị định 105 vào tháng 10 tới đây. Vấn đề này cũng sẽ được trình Chính phủ xem xét điều chỉnh để đảm bảo công bằng cho giáo viên.
Giáo viên mầm non và xu hướng dạy trẻ tại nhà qua ứng dụng công nghệ
Kinhtedothi- Sau đại dịch Covid- 19, nhiều giáo viên mầm non chối từ môi trường cố định là các trường mầm non hay nhóm lớp độc lập để chuyển sang làm giáo viên tự do.
Công việc của các cô là tìm - nhận ca dạy phù hợp, sau đó đến tận nhà để dạy trẻ.
Bớt mặn mà với trường học cố định
Nếu như trước đại dịch, giáo viên mầm non chủ yếu hoạt động và làm việc ở các cơ sở mầm non (công lập/ngoài công lập/nhóm trẻ độc lập) thì hiện nay, nhiều giáo viên đã chuyển hẳn sang hình thức dạy tại nhà và tìm việc làm thông qua app (ứng dụng công nghệ).
Sau đại dịch Covid- 19, nhiều giáo viên mầm non có xu hướng chuyển hẳn sang làm giáo viên dạy tại nhà thay vì tại trường
"Thông báo ca làm khu vực Hồ Tây: Địa điểm là đường Lạc Long Quân, thời gian từ 15 giờ 30 - 17 giờ thứ 3-5-7, lương 252.000 đồng/buổi; yêu cầu giáo viên mầm non hoặc giáo viên có chứng chỉ giáo dục sớm, xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục sớm cho bé 11 tháng".
Thông tin về "đơn" này được đăng trên một app về trông trẻ tại nhà. Vừa liếc đọc, chị Thu Hà- một giáo viên mầm non lập tức ấn nút đăng ký. Khi là người đăng ký đầu tiên, yêu cầu của chị Thu Hà được phía trung tâm ghi nhận. Trường hợp đã có hồ sơ từ trước tại trung tâm, quản lý sẽ gọi cho chị để trao đổi; còn chưa có hồ sơ, chị sẽ được cho lịch hẹn để mang hồ sơ bao gồm giấy tờ tùy thân, hộ khẩu, minh chứng học chuyên ngành giáo dục mầm non đến phỏng vấn, kiểm tra. Qua bước này, nếu phù hợp, hai bên ký hợp đồng giao- nhận việc; đồng thời thống nhất kế hoạch, chương trình dạy hoặc chăm sóc trẻ theo yêu cầu của phụ huynh.
Tìm ca dạy và tìm giáo viên thông qua app là hình thức mới mẻ được ra đời trong và sau đại dịch Covid- 19. Theo Trông trẻ Pro (Hệ thống Giáo dục Mẹ yêu con)- một đơn vị chuyên về dịch vụ kết nối gia đình với giáo viên trông và dạy trẻ tại nhà thì sau đại dịch Covid- 19, có khoảng 60- 70% giáo viên mầm non từng hợp tác với đơn vị này tiếp tục ở lại, trong số đó có nhiều cô từng có nhiều năm dạy tại các trường/cơ sở mầm non.
Có hai hình thức dạy-chăm sóc trẻ tại nhà phổ biến là dịch vụ bảo mẫu và dịch vụ giáo dục sớm. "Bảo mẫu khác với người giúp việc, nghĩa là cô sẽ thực hiện mọi phần việc liên quan đến đứa trẻ bao gồm hướng dẫn trẻ, chơi với trẻ, tắm cho trẻ, cho trẻ ăn... theo yêu cầu của phụ huynh. Bảo mẫu không thực hiện các phần việc như nấu ăn, giặt giũ hay lau nhà... cho gia đình trẻ"- cô Nguyễn Thu Nga, một giáo viên mầm non thực hiện dịch vụ bảo mẫu cho biết.
Theo cô Nga, cô thực hiện công việc bảo mẫu đến nay đã bước vào tháng thứ 5. "Trong giai đoạn giãn cách xã hội, qua một ứng dụng trông trẻ trên mạng, em được kết nối với công việc này. Ban đầu thấy cũng hơi khó khăn cộng một chút mặc cảm do trước đây em dạy ở trường, bên cạnh luôn có các đồng nghiệp hỗ trợ nhưng sau thời gian dài thất nghiệp do Covid-19, em quyết định làm quen với nghề bảo mẫu. Khi quen việc, em thấy công việc này khá ổn. Riêng về thu nhập, lương bảo mẫu cao hơn lương giáo viên dạy tại trường"- cô Nga nói.
Nếu bảo mẫu, thời gian có mặt ở nhà phụ huynh khá sớm, từ 7 giờ 30- 17 giờ 30 thì dịch vụ giáo dục sớm sẽ dạy theo ca (1,5-3 tiếng/ca). Đối tượng học sinh của loại hình này thường là trẻ dưới 3 tuổi. Theo chị Trần Diệu Anh, nhân viên Trông trẻ Pro thì, với dịch vụ trông trẻ tại nhà, kỹ năng giáo tiếp, ứng xử của giáo viên vô cùng quan trọng vì khi cô đã đến nhà phụ huynh, phía trung tâm không thể cử người đi cùng để giám sát, hỗ trợ nếu xảy ra sự cố. Hơn nữa, giáo viên nhận dịch vụ này cũng có yêu cầu cao về trình độ để đáp ứng được yêu cầu của phụ huynh.
Dạy tai nhà đề cao tính cá nhân hóa của từng cô giáo. Nhiều cô cho hay, mình quyết định lựa chọn làm giáo viên dạy tại nhà vì lương cao hơn, áp lực ít hơn, ca làm việc ngắn (nếu nhận theo ca), thời gian thoải mái, có thể nhận ca làm thêm để tăng thu nhập. Điều cơ bản của dịch vụ này là phụ huynh rất nhẹ nhàng, tôn trọng và hết sức tạo điều kiện cho cô giáo.
Đời sống vẫn khó khăn
Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết, lương tính theo ngày của giáo viên dạy tại nhà có cao hơn dạy tại trường nhưng không đồng nghĩa là ổn định hơn mà ngược lại, đời sống của giáo viên mầm non dạy tại nhà vẫn rất khó khăn.
Nguyên nhân do giáo viên mầm non dạy tại nhà chỉ làm việc bán thời gian/dạy theo ca/nhận ca đơn lẻ theo ngày thì kết thúc thời gian dạy theo thỏa thuận sẽ chỉ được thanh toán tiền lương và hầu hết không được đóng bảo hiểm xã hội bởi không ký hợp đồng lao động cố định.
Nhiều giáo viên mầm non cho biết, dạy tại nhà giúp các cô thoải mái và có thu nhập cao hơn (ảnh minh họa)
Giáo viên dạy tại nhà thoải mái, giảm áp lực nhưng chỉ có thu nhập cao khi chịu khó, có chuyên môn và nhận nhiều ca dạy. Tuy thế, không phải cô nào cũng nhận được ca dạy đều đặn, thường xuyên nên cuộc sống của nhiều cô giáo vẫn bất ổn.
"Em đã đặt hồ sơ ở một trung tâm kết nối giáo viên mầm non dạy tại nhà nhưng số ca nhận được rất lác đác dẫn đến lương không đủ sống. Ngoài dạy tại nhà, em làm cả công việc bán hàng thuê để có thêm thu nhập. Hơn một năm nay, em không liên hệ đóng bảo hiểm do ngại thủ tục và không nguồn kinh phí"- cô Hà Mai Chi, giáo viên mầm non trú tại quận Nam Từ Liêm chia sẻ.
Còn cô Ngô Thu Thủy- trước đây là giáo viên mầm non tại một hệ thống ngoài công lập khá nổi tiếng. Sau đại dịch, do hệ thống dừng hoạt động gần 1 năm nên chủ đầu tư đã buộc phải đóng cơ sở của cô. Lo ngại tình cảnh thất nghiệp kéo dài, cô quyết định không dạy ở trường mà chuyển qua hình thức tự làm, tự liên hệ, làm thật nhiều ca để tăng thu nhập. Tuy thế, sau khi đăng tin rồi chờ mãi không có đơn phù hợp, cô đành qua trung tâm nhờ kết nối và chấp nhận mất phí trung gian. Cô Thủy thừa nhận nghề giáo viên mầm non tự do như cô hiện nay không ổn định, khó có đời sống khấm khá nhưng đổi lại, cô thấy thoải mái và dành được nhiều thời gian để chăm sóc con nhỏ của mình.
Trong khi các trường mầm non công lập/tư thục vẫn quay cuồng giải bài toán thiếu giáo viên, liên tục phát đi thông báo tuyển dụng giáo viên với các chính sác ưu đãi về lương, thưởng hay nhiều chương trình du xuân, nghỉ mát... hấp dẫn nhưng khá nhiều giáo viên đã và đang hài lòng với nghề giáo viên tự do và chưa có ý định ứng tuyển vào các đơn vị trường cố định. Thu nhập thấp, đời sống khó khăn, tính chất công việc vất vả, nhiều áp lực, môi trường gò bó... là những lí do các cô lựa chọn và có xu hướng chuyển sang dịch vụ chăm sóc, nuôi dạy trẻ tại nhà.
Giáo viên mầm non là một nghề cao quý. Hiện phụ huynh ngày càng có tư duy, định hướng về nuôi dạy con theo phương pháp khoa học, hiện đại để phát huy hết tiềm năng của con, vì vậy yêu cầu về trình độ giáo viên ngày càng cao. Giáo viên phải có ý thức tự trau dồi năng lực chuyên môn, như vậy mới đáp ứng được yêu cầu công việc, không những vậy còn giúp cải thiện thu nhập- cô giáo mầm non Nguyễn Thị Phương Hoa.
Đình chỉ giáo viên mầm non dùng gai bưởi châm vào học sinh Nhiều phụ huynh có con học Trường Mầm non chất lượng cao Fairy Dream 2,Thái Bình phản ánh con mình bị cô giáo dùng vật nhọn nghi là kim, gai đâm vào tay. Theo thông tin ban đầu, sau hoạt động ngoại khóa buổi sáng giữa tuần trước tại sân trường Mầm non chất lượng cao Fairy Dream 2, cô giáo Tr. đi...