WHO tái cảnh báo: Trẻ em, người dưới 60 tuổi và không có bệnh nền vẫn có thể mắc Covid-19
“Một số ý kiến cho rằng Covid-19 chỉ ảnh hưởng đến người già là hoàn toàn sai. Tuổi tác không phải là yếu tố quyết định đối với loại bệnh này”, tiến sĩ Hans Kluge (Giám đốc khu vực châu Âu của WHO) nói.
Ngày 2/4 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã nhắc lại cảnh báo về việc trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng bởi coronavirus mới.
Tiến sĩ Hans Kluge (Giám đốc khu vực châu Âu của WHO) nói với các phóng viên trong cuộc họp báo trực tuyến từ Copenhagen cho thấy: “Một số ý kiến cho rằng Covid-19 chỉ ảnh hưởng đến người già là hoàn toàn sai. Tuổi tác không phải là yếu tố quyết định đối với loại bệnh này. Trong thực tế, đã có những trường hợp nghiêm trọng được báo cáo ở các thanh thiếu niên và thanh niên, một trong số đó đã cần được chăm sóc đặc biệt, thậm chí đã có một số trường hợp tử vong”.
Cụ thể:
- Ở Châu Âu, nạn nhân nhỏ tuổi nhất tử vong vì Covid-19 là một bé gái 12 tuổi ở Bỉ.
- Tại Mỹ, một em bé sáu tuần tuổi đã chết vì virus corona chủng mới.
- Bé gái 11 tuổi ở Indonesia và bé trai 13 tuổi ở Anh đã tử vong vì Covid-19.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Ngoài ra, WHO và Bộ Y tế Việt Nam cũng đã đưa ra khuyến cáo: Ngay cả khi bạn dưới 60 tuổi và không có bệnh nền, bạn vẫn có thể mắc Covid-19. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác. Một số người trẻ, khỏe mạnh đã bị bệnh nặng, một số thậm chí đã tử vong.
Theo WHO, có khoảng 10 đến 15% các trường hợp bệnh dưới 50 tuổi trong tình trạng từ trung bình đến nghiêm trọng. Ngược lại, “những người cao tuổi nhưng khỏe mạnh sẽ ít gặp rủi ro hơn”.
Chẳng hạn, đã có báo cáo về những người trên 100 tuổi được đưa vào bệnh viện vì Covid-19 và hiện đã hồi phục hoàn toàn”, tiến sĩ Kluge nói rằng điều quan trọng nhất đối với mọi nhóm tuổi là phải tôn trọng các nguyên tắc vệ sinh.
“Đây không chỉ là một cách để bảo vệ những người có khả năng biến chứng nghiêm trọng nếu nhiễm Covid-19 mà còn để bảo vệ cho sức khỏe và sự an toàn của chính bạn”, tiến sĩ Kluge nói.
Theo WHO: Nguy cơ thấp không có nghĩa là không có nguy cơ. Người dân cần thực hiện theo các khuyến cáo sau để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi COVID-19:
WHO và Bộ Y tế cũng khuyến cáo về 3 môi trường người dân cần tránh lui tới để giảm nguy cơ mắc bệnh. Đó là:
1. Không gian kín, thông gió kém.
2. Nơi tụ tập đông người.
3. Nơi mọi người trò chuyện hoặc lớn tiếng gần bạn.
Đến sáng ngày 3/4, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins thì Mỹ đang là nước có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất với hơn 240.000 ca. Ý hiện là quốc gia có số ca tử vong cao nhất, tiếp theo là Tây Ban Nha. Đến nay, đang có khoảng 700.000 ca trên thế giới có các triệu chứng nhẹ và gần 38.000 ca đang trong tình trạng nguy kịch. Ngoài ra, đến nay đã có hơn 200.000 người bình phục.
ĐỖ ĐỖ
Infographic: "Kiềng ba chân" bảo vệ trẻ em trước dịch Covid-19
Hiện tỷ lệ nhiễm, mắc bệnh và tử vong do Covid-19 của trẻ nhỏ là rất thấp so với các độ tuổi khác. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ cho rằng Covid-19 "ưu ái" với trẻ thơ.
Thực tế, trẻ em là đối tượng chưa trưởng thành về mặt thể chất cũng như chức năng các hệ cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch. Điều này khiến trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn cơ thể trưởng thành. Vì vậy, chúng ta phải thật cẩn trọng bảo vệ thế hệ mầm non theo thế "ba chân kiềng" vững chãi.
THIÊN LAM - BẢO AN (nhandan.vn)
Triệu chứng quai bị ở trẻ em dễ nhận biết nhất Quai bị là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua đường hô hấp và thường gặp ở trẻ nhỏ. Khởi đầu triệu chứng quai bị không đặc hiệu như sốt nhẹ, đau người, kém ăn. Vì vậy, người bệnh có thể nhầm lẫn một với số bệnh khác. Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ...