Virus Bunya ở Trung Quốc: Xuất hiện từ 10 năm trước, gây chết người, lây bệnh qua máu và vết thương hở
Dù loại virus này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009, nhưng các chuyên gia Trung Quốc nhận định đây là loại virus Bunya chủng mới.
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là chủng mới của virus corona – virus SARS-CoV-2, khởi nguồn vào cuối tháng 12/2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Đến nay, số người nhiễm COVID-19 tại quốc gia này vẫn không ngừng tăng lên.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc mới đây lại đón nhận sự trở lại của virus Bunya – loại virus được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009 nhưng các chuyên gia Trung Quốc nhận định đây là loại virus Bunya chủng mới. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận 60 người nhiễm, ít nhất 7 người tử vong vì virus Bunya.
Một bệnh nhân nhiễm virus Bunya chủng mới ở Giang Tô.
Virus Bunya là gì?
Virus Bunya có hình cầu, đường kính khoảng 90-10nm. Chúng chứa ba đoạn RNA sợi đơn antisense (và đôi khi là ambisense) kết hợp với nucleoprotein.
Bunyavirus là tên gọi chung của một nhóm virus gây bệnh màng não vô khuẩn. Đặc biệt nhóm virus này gây viêm não California và viêm não Crosse gây hôn mê, tỉ lệ liệt và tử vong cao. Loại virus này được lây truyền chủ yếu do các loài gặm nhấm, động vật chân đốt, động vật có xương sống… chủ yếu là bọ ve, ve chó và muỗi.
Virus Bunya là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính với loài trung gian truyền bệnh như bọ ve hay ve chó.
Sau một thời gian dài quay trở lại, loại virus Bunya chủng mới này có nhiều điểm khác, đáng chú ý nhất là khả năng lây nhiễm trong cùng một gia đình. Hiện tại, “virus Bunya chủng mới” là tên gọi tạm thời mà tổ chuyên gia Trung Quốc đặt chứ không phải tên gọi chính thức hay tên gọi cuối cùng.
Video đang HOT
Virus Bunya lây lan như thế nào?
Virus Bunya được cảnh báo có thể lây từ người sang người. Theo bà Sheng Jifang (chuyên gia virus, giám đốc khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Liên kết Số 1, Đại học Y Chiết Giang): Mầm bệnh truyền qua đường máu và vết thương hở.
Cũng theo chuyên gia virus Sheng Jifang, 3 năm trước Trung Quốc từng ghi nhận một trường hợp tử vong vì virus Bunya. Một thời gian sau, có 16 người khác từng tiếp xúc với thi hài bệnh nhân trên đã bị lây bệnh. Một trong số những người bị lây nhiễm không thể qua khỏi.
Bà Sheng cũng cảnh báo các trường hợp nhiễm virus Bunya thường tăng đáng kể trong mùa hè vì đây là mùa sinh sản của bọ ve. Quá trình phát triển của bọ ve (từ ấu trùng đến khi trưởng thành) thường phải ký sinh vào động vật máu nóng.
Khi nhiễm virus Bunya, cơ thể người bệnh sẽ ảnh hưởng thế nào?
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan cho biết loại bunyavirus mới này có tỷ lệ tử vong khoảng 10%. Các triệu chứng ban đầu khi nhiễm virus Bunya là sốt, buồn nôn, ói, rối loạn tri giác đưa đến hôn mê, co giật. Ở thể nhẹ, một số triệu chứng của người bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên ở thể nặng, bệnh nhân có thể bị rối loạn chức năng đa cơ quan, suy đa tạng, thậm chí là tử vong. Đối tượng dễ mắc bệnh và tử vong nhất là người già.
Bunyavirus là tên gọi chung của một nhóm virus gây bệnh màng não vô khuẩn.
Hiện nay, vẫn chưa có quốc gia nào có thuốc điều trị đặc hiệu. Các bác sĩ khuyến cáo việc phòng ngừa virus Bunya cũng là vấn đề khó khăn vì chưa có vắc-xin chích ngừa. Chính vì thế, việc điều trị hiện tại rất cần phải có sự phối hợp tích cực từ phía gia đình người bệnh. Tất cả mọi người phải phát hiện sớm những triệu chứng như đã nêu trên để đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Việc phòng ngừa quan trọng nhất vẫn là tích cực tiêu diệt muỗi, phòng ngừa muỗi đốt và ve chó đốt.
Các nhân viên y tế, người nhà của bệnh nhân nhiễm virus Bunya nên thực hiện những biện pháp bảo vệ cần thiết khi tiếp xúc người bệnh. Mọi người không nên đi vào rừng rậm, bụi rậm…
Ca mắc bunyavirus được phát hiện lần đầu tiên ở các tỉnh Hà Nam và miền đông An Huy của Trung Quốc vào năm 2009. Căn bệnh này đã lây lan sang Đài Loan vào năm ngoái, bệnh nhân là một người đàn ông 70 tuổi, bị sốt và nôn mửa dữ dội. Bệnh nhân không có lịch sử du lịch nước ngoài nhưng thường xuyên đi bộ lên núi.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Trung Quốc đón nhận sự trở lại của bunyavirus chủng mới sau khi coronavirus chủng mới được phát hiện vào tháng 12/2019.
Cảnh giác với loại vi khuẩn tương tự Whitmore
Trú ngụ trong vùng nước bẩn, Vibrio Vulnificus có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và các vết thương hở.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ thống kê quốc gia này có khoảng 80.000 ca bệnh và 100 trường hợp tử vong mỗi năm vì nhiễm khuẩn Vibrio Vulnificus. Đây là loại vi khuẩn gây hoại tử, nhiễm trùng. Không khí nóng lên khiến nguy cơ mắc căn bệnh này càng tăng cao.
Cưa chân, tử vong vì loại khuẩn nguy hiểm
Năm 2016, Mỹ lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio vulnificus. Tháng 8 cùng năm đó, bé trai Dakarai Moore (12 tuổi) ở Michigan phải cắt bỏ chân trái vì vi khuẩn gây ra hoại tử. Trước đó, nạn nhân trẻ tuổi gặp tình trạng sốt, đau chân. Chỉ vài ngày sau khi nhập viên, chân trái của cậu không thể cữu chữa.
Tháng 10/2016, một người đàn ông 67 tuổi đến từ bang Maryland, Mỹ qua đời chỉ vài ngày sau khi nhập viện với vết thương hở ở chân. Trước đó, ông tiếp xúc với nước mặn trong vịnh gần nhà và bị nhiễm trùng. Vibrio vulnificus di chuyển vào máu, hành hạ nạn nhân bằng những cơn đau. Ông buộc phải cắt bỏ phần da nhiễm trùng và phần chân bị tổn thương. 4 ngày sau, nạn nhân tử vong.
Newsweek cho hay một ca nhiễm khuẩn Vibrio được ghi nhận vào năm 2018 sau khi ăn hải sản sống. Người đàn ông 71 tuổi đã đến khoa cấp cứu của Bệnh viện Đại học Y, Đại học Quốc gia Chonbuk, Jeonju, Hàn Quốc vì sốt cao hai ngày kèm theo cơn đau dữ dội ở tay trái.
Chỉ 12 giờ khi cơn đau xuất hiện, trên bàn tay của người này xuất hiện vết phồng rộp màu tím sâu 3,5 x 4,5 cm (1,4 x 1,8 inch) kéo dài trên tay trái. Theo báo cáo của Tạp chí Y học New England các bác sĩ đã nỗ lực cứu sống bệnh nhân nhưng tổn thương trên da quá nặng dẫn tới loét, hoại tử. 25 ngày sau khi nhập viện, bệnh nhân phải cắt bỏ từ bàn tay đến cẳng tay.
Bàn tay của một nam bệnh nhân 71 tuổi nhiễm Vibrio Vulnificus sau khi ăn hải sản sống. Ảnh: The New England Journal of Medicine .
Tháng 7/2019, bà Lynn Fleming (77 tuổi, ở bang Florida) cũng gặp cảnh xấu số tương tự vì vết cắt ở chân chạm vào vùng nước biển Coquina. Miệng vết thương khoảng 19 mm sưng tấy nhưng không có biểu hiện gì khác khiến bà chủ quan.
Tuy nhiên, sau đó chúng liên tục rỉ máu và được chẩn đoán bị hoại tử. Các bác sĩ cho biết bà Lynn nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus. Cuối cùng, người phụ nữ vẫn không qua khỏi sau nhiều cuộc phẫu thuật, bà bị suy nội tạng và đột quỵ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ thời tiết ấm lên kèm theo nhiều loại vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở. Trong đó có Vibrio Vulnificus, một loại bệnh còn được gọi với cái tên sát thủ đến từ Hồi giáo. Những ảnh hưởng của vi khuẩn Vibrio tương tự Whitmore.
Vibrio Vulnificus sống trong môi trường nhiệt độ khoảng 20 độ C. Khu vực thường tìm thấy chúng là ở tất cả vùng nước ven biển Mỹ, phía Đông Nam và Vịnh Mexico.
Vi khuẩn Vibrio Vulnificus. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ.
Nếu như Whitmore trú ngụ trong bùn đất, nước và xâm nhập nạn nhân qua vết thương hở thì "sát thủ" đến từ Hồi giáo lại ẩn trú trong thực phẩm có sống hoặc chưa được nấu chín. Ngoài ra, một số trường hợp ghi nhận cũng cho thấy vi khuẩn này lây qua vết thương hở khi bơi trong vùng nước nhiễm bệnh.
Trong một số ít ca mắc Vibrio, bệnh nhân có thể hoại tử và tử vong. May mắn rằng, nếu phát hiện sớm, vi khuẩn này có thể điều trị bằng kháng sinh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ ước tính, mỗi năm có khoảng 205 ca mắc Vibrio Vulnificus tại quốc gia này.
Người dân lo ngại về đại dịch này bởi nó ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, khiến cơ thể nhiễm trùng nặng. Dù vậy, bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt trấn an rằng các trường hợp đó khá hiếm.
Làm gì để phòng tránh lây nhiễm Vibrio Vulnificus?
Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút, sốt, ớn lạnh và nôn trong vòng 24 giờ. Triệu chứng này kéo dài trong 3 ngày liên tiếp, thường xuất hiện trong vòng 24 giờ. Các triệu chứng thường chỉ kéo dài 3 ngày.
Nếu Vibrio Vulnificus tiếp xúc với vết thương hở, nó có thể gây phát ban, thay đổi màu da. Ngoài ra còn có vết bầm tím, sưng cục bộ và đau đớn khi chạm vào.
Tiến sĩ Christopher Greene GS của Đại học Alabama (Birmingham) cho biết bất kỳ ai cũng dễ mắc bệnh Vibrio nhưng cần đặc biệt lưu ý những nhóm bệnh nhân có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Đó là những người có tiền sử bệnh về gan (xơ gan, viêm gan...), nghiện rượu, tiểu đường, ung thư và bệnh thận.
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay Rau muống là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn rau muống đúng cách. Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can,...