Vì sao cách ly tập trung xong cần bắt buộc cách ly tại nhà thêm 14 ngày?
Nguy cơ lây nhiễm chéo trong các nơi cách ly tập trung rất cần được quan tâm, nhất là khi người được cách ly không tuân thủ các quy tắc an toàn trong tiếp xúc với nhau (cách 2 m, mang khẩu trang).
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm- thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 vừa đăng tải cảnh báo “Tất cả những người từ khu cách ly về cũng phải cách ly tại nhà 14 ngày. Hàng xóm, người nhà, bạn bè, đồng nghiệp canh chừng, đừng tiếp xúc. Nhóm này trẻ rất hay đi chơi”.
Trao đổi với Báo Người Lao Động sáng 27-3, bác sĩ Trương Hữu Khanh giải thích đó không phải là do có thay đổi nào trong thời gian ủ bệnh của virus corona mới, mà để phòng nguy cơ lây nhiễm chéo tại nơi cách ly tập trung. Nên nhớ, người được cách ly tập trung là người về từ vùng dịch!
Một người về từ nước ngoài được xe cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu 115 đưa đến cách ly tập trung tại Resort Phương Nam, huyện Cần Giờ – ảnh: HOÀNG TRIỀU
Video đang HOT
Đây cũng là vấn đề được nhiều người lo ngại khi các khu cách ly tập trung ở các tỉnh thành trên cả nước ngày càng đông đúc trong bối cảnh rất nhiều người từ vùng dịch đã về Việt Nam thời gian qua. Ngoài ra, một số hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cũng cho thấy một số người khi cách ly tập trung không tuân thủ hoàn toàn quy định (khoảng cách 2m, đeo khẩu trang khi tiếp xúc), thậm chí tổ chức ăn uống chung.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, việc cách ly thêm 14 ngày tại nhà nên là bắt buộc, được giám sát chặt chẽ. Có ý kiến cho rằng nên kéo dài thời gian cách ly tập trung, tuy nhiên điều này vừa là gánh nặng ngân sách, vừa không hiệu quả bởi vẫn có nguy cơ lây nhiễm chéo nếu họ vẫn tiếp xúc người khác.
Tại nhà, người được cách ly nếu nhốt mình trong phòng thì càng tốt, nếu ra khu vực chung của gia đình thì phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch và đứng cách người khác 2m. Không được tiếp xúc với người thân ở cự ly gần, không ăn uống chung, người già càng phải tránh xa.
Trốn cách ly: Nếu đợi khỏi bệnh mới xử, hậu quả đã lớn!
Thời gian qua, một số ca bệnh dương tính là người không tuân thủ quy định cách ly kiểm dịch đã gây hậu quả lớn, thêm nhiều ca người tiếp xúc bị dương tính, các cơ quan chức năng phải tốn sức người, sức của đi truy tìm F1, F2, F3, F4… Tình hình càng rắc rối hơn khi họ đi chơi, ra hàng quán, nơi công cộng. Theo BS Trương Hữu Khanh, rất cần biện pháp xử phạt lập tức, nghiêm minh, công khai khi vừa mới phát hiện những ca bệnh này để có tính răn đe, người khác không dám làm điều tương tự. Bệnh nhân Covid-19 muốn khỏi bệnh cần thời gian dài, nếu đợi khỏi bệnh mới xử phạt thì trong thời gian đó đã có thể xuất hiện thêm rất nhiều ca trốn cách ly!
ANH THƯ (ghi)
Người dân có được xét nghiệm Covid-19 theo yêu cầu không?
Hiện chúng ta tập trung xét nghiệm cho những đối tượng có nguy cơ cao như F1, những người có biểu hiện ho, sốt. Còn để xét nghiệm trong cộng đồng như Hàn Quốc thì Việt Nam chưa làm được vì không đủ bộ kít xét nghiệm để thực hiện điều này.
Xét nghiệm Covid-19 như thế nào?
Hiện nay có nhiều người hỏi có nhu cầu thực hiện dịch vụ xét nghiệm Covid-19 đặc biệt là những người thuộc diện F2 phải cách ly tại nhà. Hàng xóm xa lánh nên nhiều người cách ly có nhu cầu muốn được xét nghiệm để biết mình âm tính hay dương tính.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết mỗi ngày ông nhận được cả trăm tin nhắn của những người cách ly F2 mong muốn được xét nghiệm Covid-19 dịch vụ.
Theo bác sĩ Khanh, nếu có thể thì nên mở dịch vụ xét nghiệm Covid-19 để người dân tự trả tiền. Những trường hợp dương tính sẽ được miễn phí như quy định.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, PGS Trần Đắc Phu-nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp y tế công cộng Việt Nam cho hay, dịch đang diễn biến phức tạp, các vấn đề thời gian ủ bệnh, người lành có lây hay không chưa thật rõ ràng.
Hiện nay chúng ta vẫn đang tập trung xét nghiệm cho những đối tượng có nguy cơ cao như F1, những người có biểu hiện ho, sốt. Còn để xét nghiệm trong cộng đồng như Hàn Quốc thì Việt Nam chưa làm được vì không đủ bộ kít xét nghiệm để thực hiện điều này.
Người dân không nên quá lo lắng, cần thực hiện phòng bệnh theo tư vấn, khuyến cáo của các cơ quan y tế.
Còn các chuyên gia độc lập đưa ra khuyến nghị nên xét nghiệm cho cộng đồng. Điều này không khả thi ở Việt Nam vì hiện tại chưa đủ nguồn lực để thực hiện-PGS Phu cho biết.
K.C
Phòng áp lực âm không 'diệt' hết được SARS-CoV-2 Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán các giọt bắn có chứa virus và vẫn còn một lượng virus này bám trên các bề mặt trong phòng mà không bị hút theo luồng không khí. Do vậy, phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân... Ảnh...