Uống cà phê có thể chữa được chứng đau nửa đầu?
Uống cà phê có thể chữa được chứng đau nửa đầu là do cách caffeine hoạt động trong não cho đến lượng caffeine phù hợp cho bệnh nhân hay bị đau nửa đầu.
Đau nửa đầu thường đi kèm với buồn nôn, thậm chí bạn có thể bị nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng cũng như âm thanh. Đối với hầu hết mọi người, đau nửa đầu được cảm nhận như một cơn đau nhói ở một bên đầu. Đau nửa đầu đôi khi được kích hoạt bởi sự thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và một số loại thực phẩm nhất định.
Uống cà phê tác động lên não để giảm đau ở một số người như thế nào
Uống cà phê có thể chữa được chứng đau nửa đầu là do cách caffeine hoạt động trong não cho đến lượng caffeine phù hợp cho bệnh nhân hay bị đau nửa đầu. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Với một số loại thuốc nhất định, cơn đau nửa đầu có thể được kiểm soát. Uống cà phê để kiểm soát cơn đau nửa đầu là một cách được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp được kê đơn để chữa đau nửa đầu vì vậy bạn không nên lạm dụng nó quá mức.
Theo tiến sĩ Sheetal Goyal, Bác sĩ thần kinh, Bệnh viện Wockhardt, Mumbai Central Ấn Độ , cho biết, “Uống cà phê không phải là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, việc tiêu thụ cà phê có thể gây giúp giảm chứng đau nửa đầu. Sử dụng các sản phẩm chứa caffeine hay uống cà phê thỉnh thoảng có thể giúp giảm đau nửa đầu trong thời gian ngắn, ở mức độ vừa phải.
Video đang HOT
Việc uống cà phê hàng ngày sẽ phát triển tình trạng quen với việc dung nạp chất caffeine và không thấy lợi ích nào đối với chứng đau nửa đầu”.
Uống bao nhiêu cà phê để có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là có lợi cho chứng đau nửa đầu?
Tiến sĩ Sheetal Goyal, bác sĩ thần kinh cho biết, “Nếu bạn có mức adenosine cao- đây là một chất tự nhiên trong não, gây ra chứng đau nửa đầu. Adenosine có thể tạo ra nhiều tác dụng bao gồm giảm hoạt động điện não, giãn mạch máu tạm thời và kiểm soát một số khía cạnh của giấc ngủ và chuyển động.
Adenosine hoạt động bằng cách bám vào các phân tử thụ thể cụ thể trên bề mặt của một số tế bào não. Khi bạn uống cà phê chất caffeine có thể ngăn chặn hoạt động của các thụ thể này và do đó, ngăn chặn tác dụng của adenosine. Vì vậy uống cà phê là tiêu thụ chất caffeine dẫn đến tác dụng chống đau nửa đầu cấp tính và giảm đau ở một số bệnh nhân.
Tiến sĩ Sheetal Goyal, bác sĩ thần kinh khuyến nghị, tiêu thụ các sản phẩm chứa caffeine như uống cà phê nên được giới hạn không quá hai ngày mỗi tuần, nếu có, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu mãn tính. Bà cũng đề cập thêm rằng việc tiêu thụ quá nhiều chất caffeine có thể dẫn đến đau đầu do lạm dụng thuốc. Do đó, bạn nên tiêu thụ chất caffeine ở mức độ vừa phải, không quá hai lần mỗi tuần.
Nghiên cứu mới: Bị gan nhiễm mỡ, hãy uống 2 ly cà phê mỗi ngày
Việc uống cà phê ở mức vừa phải sẽ giúp người bị gan nhiễm mỡ liên quan đến chuyển hóa (MASLD) chống lại một trong những biến chứng tai hại nhất.
Cà phê từ lâu đã được cho là có tác dụng bảo vệ gan tiềm tàng. Do đó, nhóm khoa học gia đến từ Đại học Eulji và Đại học Hanyang (Seoul - Hàn Quốc) đã xem xét cụ thể việc uống cà phê với từng mức độ khác nhau ảnh hưởng thế nào đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
Uống cà phê có thể giúp giảm các nguy cơ liên quan đến gan nhiễm mỡ - Ảnh minh họa từ internet
Viết trên tạp chí khoa học Nutrients, nhóm tác giả cho biết bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến chuyển hóa (MASLD) là một thuật ngữ mới được đề xuất dựa trên sự đồng thuận để thay thế cho thuật ngữ "gan nhiễm mỡ không do rượu" (NAFLD).
Đây là tình trạng đang ảnh hưởng đến một phần đáng kể dân số toàn cầu và có khả năng dẫn tới tình trạng xơ gan tiến triển cũng như các biến chứng nghiêm trọng khác.
Theo thống kê tại Hàn Quốc, 2,8% dân số bị xơ gan và 13% trong số này là do gan nhiễm mỡ.
Một nghiên cứu kéo dài 14,2 năm trước đó cho thấy nguy cơ tử vong sớm tăng 1,71 ở người gan nhiễm mỡ đơn thuần và cao hơn đến 2,44 lần ở những người đã bị xơ gan.
Cà phê là một thức uống quen thuộc ở nhiều nơi trên thế giới và dường như có tác động đến gan nhiễm mỡ theo các nghiên cứu dạng thống kê.
Các tác giả Hàn Quốc quyết định tìm hiểu sâu hơn trên hơn 8.000 tình nguyện viên, bao gồm những người bị gan nhiễm mỡ và không bị.
Họ được chia thành các mức tiêu thụ cà phê ít (dưới 1 ly/ngày), từ 1-2 ly/ngày và 2 đến dưới 3 ly/ngày, 3 ly/ngày trở lên, là con số trung bình được tính bằng tổng số ly uống trong tháng chia cho số ngày trong tháng.
Kết quả cho thấy những người không bị gan nhiễm mỡ uống nhiều cà phê có các chỉ số liên quan đến tình trạng gan tốt hơn những người uống ít.
Tác dụng nổi bật hơn ở nhóm bị gan nhiễm mỡ liên quan đến chuyển hóa: Nguy cơ bị xơ gan tiến triển giảm dần theo các nhóm uống dưới 1 ly, 1-2 ly và 2 đến dưới 3 ly/ngày.
Mặc dù vậy, không có khác biệt có ý nghĩa ở nhóm uống từ 3 ly/ngày trở lên.
Điều này cho thấy việc uống cà phê vừa phải, trung bình từ 2 đến dưới 3 ly/ngày có thể là một chiến lược hiệu quả, rẻ tiền để ngăn chặn tình trạng xơ gan chết người ở bệnh gan nhiễm mỡ.
Theo các tác giả, tác dụng kỳ diệu này liên quan đến khả năng của cà phê trong việc ức chế các gien thúc đẩy quá trình xơ hóa, ngăn ngừa sự kết dính và kích hoạt tế bào hình sao ở gan, kích thích con đường Nrf2 tạo ra hệ thống enzyme chống oxy hóa, giảm viêm gan.
Những loại thuốc không bao giờ nên dùng chung với cà phê Uống cà phê hàng ngày là thói quen tốt cho sức khỏe, tuy nhiên uống cùng một lúc hay quá gần thời điểm uống một số loại thuốc có thể không phải ý hay. Tờ Daily Mail đã có bài phỏng vấn TS Jennifer Bourgeois từ hệ thống tư vấn dược phẩm SingleCare và đưa ra một số lời khuyên quan trọng liên...