Tưởng tốt nhưng 4 thói quen ăn uống sau đây hại dạ dày hơn cả uống rượu
Ai cũng biết uống rượu bia nhiều không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những thói quen ăn uống dưới đây còn hại dạ dày hơn cả uống rượu.
Chưa ăn sáng đã uống trà
Uống trà khi đói không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Giúp giảm cân, tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật… Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng trà xanh thì vô tình biến lợi thành hại.
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, cơ thể bạn đã bị mất nước do giấc ngủ. Nếu như lúc này bạn uống trà có thể gây ra hiện tượng mất nước quá mức gây ra tình trạng chuột rút cơ (do trà lợi tiểu).
Caffein có trong trà có thể tăng năng lượng cho bạn, nhưng uống khi bụng đói sẽ gây ra các phản ứng như buồn nôn, chóng mặt, khó chịu, căng thẳng.
Bên cạnh đó, dịch dạ dày của con người có tính axit mạnh, và giá trị pH khoảng 0,9 ~ 1,5. Duy trì độ axit này có thể làm giảm hiệu quả nhiễm trùng vi khuẩn trong dạ dày và có tác dụng diệt khuẩn.
Tuy nhiên, nếu thời gian dài chúng ta sử dụng chất kiềm như uống trà, sẽ gây trung hòa axit dạ dày và tăng độ pH của dịch dạ dày, điều này làm suy yếu chức năng tiêu hóa của dạ dày, tăng số lượng vi khuẩn và chất gây ung thư.
Ăn quá nhanh
Video đang HOT
Ăn quá nhanh rất hại dạ dày. Ảnh: Internet.
Nhiều người vì vội vàng hoặc vì thói quen nên khi ăn luôn rất nhanh, người khác ăn chưa hết một nửa thì họ đã có thể ăn xong rồi. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhanh, dạ dày sẽ rất đau.
Điều này là do thức ăn được nuốt xuống mà không nhai kỹ, dạ dày phải tốn nhiều năng lượng và thời gian hơn để tiêu hóa và hấp thụ, đồng thời nó cũng cần tiết ra nhiều axit dạ dày hơn, theo thời gian việc làm này dễ khiến bạn bị khó tiêu, đầy bụng hoặc đau bụng do các vấn đề về dạ dày phát sinh.
Thường xuyên tập thể dục ngay sau bữa ăn
Thường xuyên tập thể dục ngay sau bữa ăn rất hại cho dạ dày. Ảnh: Internet.
Nếu bạn vận động ngay sau khi ăn sẽ gây tổn thương rất lớn cho dạ dày, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như viêm dạ dày, đau dạ dày, viêm ruột thừa cấp tính.
Theo đó, sau khi ăn xong bạn nên ngồi yên khoảng nửa tiếng trước khi sinh hoạt hoặc làm việc sau bữa ăn, không nên vận động gắng sức, có thể đọc sách, đi dạo.
Hút thuốc sau khi ăn
Trong thuốc lá có các chất nicotine làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Dưới đây là những thói quen tốt cho dạ dày:
- Ăn ba bữa một ngày đúng quy luật
Ăn 3 bữa đúng quy luật, không được đợi đến khi bụng thật đói mới đi ăn cơm. Chỉ cần ăn uống đúng bữa, vận động dạ dày mới có thể duy trì sự nhịp nhàng, chức năng đường tiêu hóa được bảo vệ.
- Không nên ăn quá nhanh
Thức ăn trong miệng nhai càng kỹ, gánh nặng cho dạ dày càng ít. Cố gắng, khi ăn uống luôn nhắc nhở bản thân nhai nhiều lần rồi mới nuốt, dần dần sẽ phát triển được thói quen nhai chậm.
- Ăn ít hoặc không ăn đồ ướp, muối
Nitrite có thể được chuyển đổi thành nitrosamine trong dạ dày, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Giăm bông, xúc xích và các loại thực phẩm muối chua có hàm lượng nitrite tương đối cao. Đặc biệt các loại thịt ướp nhiều gia vị để nướng, nguy cơ gây ung thư càng lớn. Những người có chức năng tiêu hóa kém, người già và trẻ em, cố gắng không nên ăn.
- Chú ý đến vệ sinh thực phẩm và dụng cụ ăn uống
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ngày càng gia tăng. Loại vi khuẩn này sống trong dạ dày và là nguyên nhân của nhiều bệnh viêm dạ dày cấp tính, mãn tính, loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.
Những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori chủ yếu là do ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc sử dụng các dụng cụ ăn uống không được khử trùng nghiêm ngặt. Do vậy khi ăn cần chú ý đến vệ sinh thực phẩm và dụng cụ đồ ăn.
Ăn quá nhanh ảnh hưởng đến cân nặng cơ thể
Nhiều người thường có thói quen hoàn thành bữa ăn một cách nhanh chóng để có thể kịp giờ làm hay để tiết kiệm được tối đa thời gian. Tuy nhiên, tốc độ ăn nhanh hay chậm liệu có đang cản trở quá trình giảm cân của bạn?
Khi nói đến giảm cân, hầu hết các yếu tố như di truyền, môi trường và tình trạng sức khỏe chúng ta không thể kiểm soát được, do đó chúng có thể cản trở để đạt được một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, các yếu tố như chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thói quen ăn uống có thể được thay đổi để phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu cân nặng hiệu quả.
Ăn chậm và giảm cân
Ăn chậm thường bị mọi người chê bai. Một số người tin rằng nếu ai đó có thói quen ăn uống chậm rãi, họ đang lười biếng hoặc thiếu lịch sự. Tuy nhiên, ăn chậm có thể có lợi cho những người đang giảm cân.
Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, ăn chậm cũng là một cách giúp bạn giảm cân. Ảnh: NHẬT LINH
Những người thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân thường quan tâm đến lượng calo nạp vào cơ thể trong ngày. Ăn chậm có thể giúp tạo ra cảm giác no khiến mọi người không bị đói trong khoảng thời gian ngắn. Điều này góp phần trực tiếp vào việc tiêu thụ ít calo hơn, do đó thúc đẩy quá trình giảm cân.
Lợi ích của việc ăn chậm
- Hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn: Ăn chậm có thể giúp tiêu hóa tốt hơn. Điều này có nghĩa rằng, việc hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể cũng sẽ được tối đa hóa.
- Giảm mức độ căng thẳng: Khả năng nhai và sự hài lòng với thức ăn tăng lên dẫn đến tâm trí trở nên bình tĩnh và hạnh phúc hơn. Điều này có thể góp phần trực tiếp vào việc giảm mức độ căng thẳng.
- Cải thiện tiêu hóa: Ăn chậm sẽ khiến bạn phải nhai nhiều hơn, do đó có thể giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và khuyến khích giảm cân.
- Thúc đẩy giảm cân: Việc nhai được tăng cường trong quá trình ăn chậm. Điều này có thể giúp điều chỉnh và giảm lượng calo nạp vào, do đó thúc đẩy quá trình giảm cân.
Ăn chậm có thể tốt cho sức khỏe hơn bạn tưởng. Ngoài những lợi ích được liệt kê ở trên, ăn chậm có thể giúp ngăn ngừa các tình trạng như ăn quá nhiều và giảm nguy cơ phát triển bệnh béo phì, góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, theo Times Now News.
Khó tiêu nguyên nhân đừng đổ lỗi tại thực phẩm Rất nhiều người lầm tưởng rằng nguyên nhân gây khó tiêu là do thực phẩm, nhưng thực tế đó có thể là do thói quen ăn uống, lối sống và tình trạng đường tiêu hóa của mỗi người. "Điểm danh" các nguyên nhân gây khó tiêu Không ít người khi gặp phải tình trạng khó tiêu, thường có suy nghĩ đổ lỗi là...