Tuổi thọ của thực phẩm trong tủ lạnh mẹ cần nắm rõ để tránh gây hại sức khỏe cả nhà
Nhiều người lầm tưởng rằng đã bảo quản thực phẩm trong ngăn đông đá thì cứ thoải mái về thời gian. Có người lại lầm tưởng dù giữ thực phẩm trong ngăn đá cũng chẳng được lâu hơn ngăn mát là mấy. Thực ra mỗi loại thực phẩm sẽ có thời hạn bảo quản của riêng chúng đấy nhé!
Thông thường nhiệt độ ngăn đá của tủ lạnh là ở mức -18 độ C. Ttrong một môi trường như vậy, bạn có thể bảo quản thịt tươi, cá và gia cầm đã được đóng gói hoặc đựng trong hộp kín. Ngoài ra, bạn có thể bảo quản các loại thực phẩm đã được nấu chín để không làm món ăn bị biến chất . Cả sữa cũng như các chế phẩm từ sữa, thậm chí là rau củ, việc dùng ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ cho thời hạn sử dụng của chúng được lâu hơn.
Thời gian tối ưu cho từng loại thực phẩm khi lưu trữ trong ngăn đá tủ lạnh như sau:
Sườn lợn hay thịt lợn dính sườn: 4 – 6 tháng.
Thịt lợn nướng: 4 – 12 tháng.
Thăn bò: 6 – 12 tháng.
Sườn bò: 4 – 6 tháng.
Thịt bò nướng: 12 tháng.
Gà nguyên con: 12 tháng.
Gà chia phần: 9 tháng.
Gà nướng: 4 tháng.
Gà tẩm bột chiên: 1 – 3 tháng.
Thịt lợn xay: 3 – 4 tháng.
Lòng phèo, tim gan: 3 – 4 tháng.
Thịt hươu, thịt nai: 3 – 4 tháng.
Thịt lợn muối xông khói: 1 tháng.
Thịt giăm bông: 2 tháng.
Xúc xích: 1 – 2 tháng.
Video đang HOT
Các món thịt nướng ướp gia vị: 4 – 6 tháng.
Thanh màu nâu biểu thị thời gian bảo quản thực phẩm trong ngăn đá. Thời gian bảo quản các thực phẩm chế biến từ thịt, hải sản có thể tăng lên 6 tháng trong ngăn đá.
Hải sản
Thịt cá lọc xương: 6 tháng.
Cá béo (các loại cá có chứa dầu như cá hồi): 2 – 3 tháng.
Cá đã nấu chín: 4 – 6 tháng.
Cá xông khói: 2 tháng.
Hải sản có vỏ (ngêu, sò, ốc): 2 – 3 tháng.
Tôm hùm: 12 tháng.
Cua: 10 tháng.
Tôm tươi, sò điệp: 3 – 6 tháng.
Mực: 3 – 6 tháng.
Hàu tươi: 2 – 3 tháng.
Đồ hộp đã mở: 2 tháng.
Đồ uống
Sữa: 3 – 6 tháng.
Nước hoa quả (tự làm): 6 tháng.
Nước hoa quả (nhà máy sản xuất): 12 tháng.
Sữa chua: 1 – 2 tháng.
Tuy nhiên, nếu như trên thực phẩm đóng gói sẵn có hạn sử dụng thì các bạn cứ dựa vào thời gian ấy mà sử dụng để đảm bảo an toàn nhé!
Trứng và đồ ăn làm từ sữa, khi để trong tủ đông/ngăn đá có thể bảo quản đến 6 tháng bao gồm bơ, pho mát. Cũng bảo quản trong điều kiện trên, sữa chua có thể an toàn trong 2 tháng và sữa tươi là 3 tháng trước khi sử dụng.
Hoa quả và rau củ
Các loại quả mọng nước (cam, quýt): 3 tháng.
Các loại quả khác: 9 – 12 tháng.
Các loại hạt: 3 tháng.
Các loại rau: 8 – 12 tháng.
Thực phẩm bảo quản đông lạnh có ảnh hưởng đến dinh dưỡng không?
1, Rau và trái cây sẽ không ảnh hưởng nhiều
Nhiều người nghĩ rằng, việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ mất giá trị dinh dưỡng sau khi thực phẩm bị đóng băng, trong thực tế không hẳn là như vậy.
Nếu rau quả tươi sau khi thu hoạch, chúng được để tự nhiên ở môi trường ngoài, sẽ tiếp tục quá trình hô hấp thì chất dinh dưỡng trong nó vẫn sẽ tiếp tục thất thoát trong quá trình phân hủy sau khi rời khỏi cây/môi trường sống.
Ngược lại, rau quả sau khi thu hoạch, nếu sơ chế và bảo quản tốt ở môi trường lạnh, một số loại không tiếp tục “thở”, chúng dừng lại trong trạng thái lạnh, sẽ có khả năng lưu trữ được dinh dưỡng tốt hơn so với việc để nguyên ở môi trường ngoài. Vì vậy, nếu bảo quản đúng cách, rau củ quả trong tủ lạnh sẽ tươi ngon và đảm bảo dinh dưỡng hơn.
2, Thực phẩm động vật sẽ phụ thuộc vào từng chủng loại
Đối với thực phẩm thuộc nhóm thịt, những chất dinh dưỡng dạng bột trong thịt đông lạnh sau khi bị đông lạnh sẽ biến thành các tinh thể bang. Điều này sẽ làm cho protein có chứa hương vị bị biến dạng sau quá trình đông lạnh.
Vì vậy, khi ăn các món thịt đông lạnh, hương vị tươi mới sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến khẩu vị của bạn nếu so sánh giữa món thịt tươi và thịt đã qua bảo quản ở ngăn đá. Đó là cảm giác mà nhiều người nhận xét rằng ăn thịt đông lạnh có vẻ như bị khô và cứng hơn, khó ăn hơn.
Tuy nhiên đó chỉ là về mặt hương vị, còn các chất dinh dưỡng chứa trong thịt như khoáng chất, protein sẽ không bị ảnh hưởng. Mặc dù một số lượng nhỏ protein hòa tan và muối sẽ bị ảnh hưởng, nhưng dinh dưỡng cốt lõi của thịt thì không bị ảnh hưởng sau khi đông đá.
Chúng ta không cần phải quá lo lắng về tác động của việc đông lạnh thực phẩm thì mất đi giá trị dinh dưỡng.
Bởi công nghệ ngày càng hiện đại, những sản phẩm gia dụng càng ngày càng trở nên thuận tiện và tối ưu hơn, thực phẩm bảo quản lạnh có xu hướng phát triển nhiều hơn, bạn có thể lựa chọn dựa trên thương hiệu hoặc tiêu chuẩn của nhà sản xuất về các loại thực phẩm đông lạnh.
Những lưu ý khi chọn và bảo quản thực phẩm ngày Tết
Tết đến, nhiều gia đình dự trữ rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng không phải ai cũng lựa chọn và bào quản thực phẩm đúng cách.
Cẩn thận với các sản phẩm màu sắc bắt mắt
Tại các gian hàng thực phẩm Tết được bày bán các chợ truyền thống, có rất nhiều sản phẩm được bày bán với đủ sắc màu, đặc biệt là mứt Tết, từ các sản phẩm hoa quả sấy khô cho đến kẹo, bánh được bán tự do. Điều giống nhau là tất cả mứt, bánh kẹo đều được đựng trong những bao ni lông lớn hoặc hộp nhựa, người mua tha hồ chọn lựa. Tuy nhiên, nếu không tinh mắt, người tiêu dùng có thể mua nhầm thực phẩm kém chất lượng.
Người tiêu dùng hãy cẩn thận khi lựa chọn các thực phẩm có màu sắc sặc sỡ.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, cho biết thường các thực phẩm có màu sắc bắt mắt là nhờ phụ gia phẩm màu. Các phẩm màu thực phẩm vẫn được phép sử dụng với nồng độ hàm lượng xác định, không gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng, trên nhãn mác của sản phẩm sẽ ghi rõ tên phẩm màu sử dụng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người tiêu dùng hãy cẩn thận khi lựa chọn các loại mứt có màu sắc sặc sỡ được bày bán trên các sạp hàng vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2020, nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng, mốc và có mùi khó chịu.
Nên mua các loại thực phẩm tại các đơn vị cung cấp uy tín đã thực hiện tốt quy trình kiểm định.
Đối với các thực phẩm tươi sống, người mua có thể phân biệt thịt lợn tươi và thịt lợn ôi thiu đã qua tẩy hóa chất bằng cách như quan sát thịt. Nên chọn thịt có màu hồng tươi, các thớ thịt đều, ngửi không có mùi lạ, sờ thịt thấy dẻo và dính, đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, mỡ màu trắng. Tượng tự với thịt bò, nên chọn thịt bò có màu đỏ tươi, dẻo, có độ đàn hồi, sờ dính không nhớt; thịt bò có màu đỏ sẫm không phải thịt ngon. Với các loại thịt gà làm sẵn, nên chọn gà nguyên con có thân hình nhỏ gọn, săn chắc, ức hẹp, da có màu vàng tự nhiên. Da gà vàng tự nhiên thường có màu trắng ngà đến vàng tươi); da gà chỉ vàng đậm tại một số chỗ như ức, cánh và lưng.
Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam khuyến cáo, để chọn lựa thực phẩm tươi sống đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trước tiên nên mua loại thực phẩm này tại các đơn vị cung cấp uy tín đã thực hiện tốt qui trình kiểm định, có phương tiện kiểm định thực phẩm đạt chuẩn, có phương tiện bảo quả thực phẩm đúng chuẩn. Các siêu thị là nơi ưu tiên đến mua thực phẩm cho gia đình. Thực phẩm tuân thủ qui trình VietGap, GlobalGap.... là ưu tiên lựa chọn.
Bảo quản thực phẩm tươi sống
Tùy theo từng loại thực phẩm mà cách thức bảo quản cụ thể khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là phải sơ chế sạch sẽ.
Hải sản, thịt sống, thịt gia cầm nên được bảo quản trong phần lạnh nhất của tủ lạnh càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, đảm bảo an toàn cho người dùng. Bên cạnh đó, cần đặt thực phẩm này trên một cái đĩa hoặc vật chứa, tránh cho nước từ thực phẩm nhỏ vào thức ăn khác. Cố gắng giữ riêng từng loại sản phẩm để tránh nhiễm chéo.
Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp cho hay, tất cả các loại thức ăn sống cần được bảo quản trong tủ lạnh sau khi sơ chế nếu chưa chế biến chín để ăn ngay. Tùy theo từng loại thực phẩm mà cách thức bảo quản cụ thể khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là phải sơ chế sạch sẽ, chia thành các phần sử dụng phù hợp với nhu cầu của gia đình như chứa trong các hộp, túi dùng cho thực phẩm; bảo quản trong ngăn đông nếu chưa sử dụng ngay. Nếu là thực phẩm đã bao gói sẵn thì bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thức ăn đã nấu chín để ngoài tủ lạnh trong điều kiện nhiệt độ môi trường không nắng nóng, chỉ nên sử dụng trong vòng 2 giờ. Nếu quá thời gian này cần giữ nóng liên tục với nhiệt độ trên 65 độ C và đun sôi trước khi sử dụng. Các thực phẩm đã chế biến chín chỉ sử dụng trong ngày để đảm bảo còn đày đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
Hải sản, thịt sống có thể được bảo quản khỏi vi khuẩn và không bị ô nhiễm trong tối đa 4 ngày. Đối với thịt đã nấu chín, tối đa từ 2 - 3 ngày nhưng bác sĩ vẫn khuyến cáo nên nấu đủ dùng trong ngày để đảm bảo được chất dinh dưỡng cũng như an toàn thực phẩm.
Theo chia sẻ của Ths.Bs Đỗ Đức Tín, khoa Sức khỏe tổng quát, bệnh viện Quốc tế City: "Với những thức ăn đã chế biến sẵn, chúng ta cần phải lưu ý đến hạn dùng cũng như các thành phần có trong thức ăn. Tùy theo hướng dẫn mà người dùng phải bảo quản thức ăn đúng cách. Một khi có các triệu chứng bất thường như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy... bệnh nhân cần đến ngay các bệnh viện uy tín để kịp thời thăm khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra".
Theo Bài và ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức
Lý do giới khoa học vẫn chưa cảnh báo về virus Corona trên thực phẩm Gà nhiễm khuẩn Salmonella, xà lách có E.coli... đều gây nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hề cảnh báo về việc ăn thức ăn có virus Corona chủng mới trên bề mặt. Nhân viên siêu thị đeo khẩu trang và găng tay tại San Francisco (Mỹ). Ảnh: AP Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho...