“Trứng rồng” – món bánh ngon ngọt miền Tây
Bánh “trứng rồng” là cách gọi hoa mỹ để chỉ về bánh khọt, một loại bánh dân dã đặc trưng ở miền Tây. Với nguyên liệu chính lấy từ bột gạo, bột nghệ cùng với các gia vị khác làm nhân, bánh khọt khi thành phẩm có màu vàng ươm bắt mắt, kích thích vị giác người dùng.
Với nguyên liệu chính lấy từ bột gạo, bột nghệ cùng với các gia vị khác làm nhân, bánh khọt khi thành phẩm có màu vàng ươm bắt mắt, kích thích vị giác người dùng.
Trước đây, dân quê thường tự xay bột, rồi lấy bột nghệ hòa tan, nhưng sau này người ta thường mua bột đổ bánh xèo bán sẵn mang về chế biến. Nhân bánh khọt được làm bằng tôm, thịt xay nhuyễn, nước cốt dừa… Chuẩn bị thêm chén nước mắm ớt cùng ít rau sống vườn nhà để gia tăng hương vị cho bánh. Loại bánh này không cầu kỳ trong khâu chế biến, bí quyết để bánh được thơm ngon là khâu chọn nguyên liệu, gạo cần phải chọn loại gạo thơm; nhân bánh gồm các thứ như thịt, tôm phải còn tươi ngon mới đảm bảo được chất lượng của bánh.
Để chuẩn bị làm bánh, trước tiên cần phải hòa tan bột gạo, bột nghệ, trứng, nước dừa rồi trộn lẫn vào nhau, để lên trên mặt hỗn hợp phần bột ít hành lá xắt nhuyễn. Ngoài ra, cần phải bổ sung thêm chút muối, đường, bột ngọt để bánh được giòn ngon khi chín. Đặt khuôn bánh lên bếp, để lửa nóng đều, dùng dầu thoa đều lên khuôn bánh cho thấm. Kế đến, đổ bột vào từng khuôn bánh, rồi để nhân bánh gồm thịt, tôm, trứng…
Video đang HOT
Khi bánh đã vàng đều, tỏa ra mùi thơm thì dùng muỗng múc từng cái bánh ra xếp lên trên đĩa. Mùi hương thơm ngát hòa lẫn với vị béo của bột, vị ngọt của tôm xen lẫn với nhau tạo thành mùi vị đặc trưng, ăn hoài mà không biết ngán.
Chiếc bánh bánh khọt xinh xinh sẽ là một trải nghiệm thú vị dành cho thực khách khi đặt chân đến miền Tây sông nước.
Mận nhồi thịt - món canh 'lạ đời' ở miền Tây, đến người khó tính cũng khen ngon
Việc kết hợp trái cây với các món mặn không còn xa lạ ở miền Tây nhưng món mận nhồi thịt thì vẫn khiến dân tình hoang mang.
Các tỉnh miền Tây nước ta nổi tiếng với các món ăn kết hợp với trái cây như ăn cơm với chuối, dưa hấu với thịt - cá kho,... Nhưng độc lạ như món canh chua nấu từ... quả mận (hay quả roi) thì chắc hẳn ai nghe đến cũng phải mắt chữ A miệng chữ O.
Món canh đang khiến dân tình bất ngờ. (Ảnh minh họa)
Mận xanh có vị chua nhẹ thường được người miền Tây hái xuống, đem nhồi với thịt bằm hoặc cá để nấu canh. Để ra được đúng hương vị canh chua truyền thống, người nấu còn bỏ thêm một ít nước cốt me và các loại rau thơm như ngò gai (mùi tàu), rau ngổ, một vài lát ớt. Nhờ vậy mà món này rất dễ ăn chứ không lạ đời như nhiều người nghĩ.
Mận xanh bỏ ruột, khoét một lỗ vừa đủ để chuẩn bị nhồi thịt. (Ảnh: Lê Bảo Miền Tây)
Tiến hành nhồi thịt đã nêm nếm gia vị. (Ảnh minh họa)
Vị chua ngọt của mận hòa với vị bùi béo của thịt hay cá rất được người miền Tây ưa chuộng. Mặc dù không được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội nhưng đây là món ăn khá phổ biến ở những tỉnh thành này. Những ai từng ăn qua đều khen tấm tắc hương vị thanh mát không thể nhầm lẫn với món nào khác.
Một lưu ý khi nấu canh chua mận là phải chọn quả còn xanh, thịt cứng để khi nấu lên, mận vẫn có vị chua, không bị nhũn hay chảy nước. Thịt hay cá dùng để nhồi nên được nêm gia vị trước, bỏ thêm một ít hành ngò cho dậy mùi.
Mận nấu canh chua có hương vị thanh mát thơm ngon, đến người khó tính cũng phải khen ngon. (Ảnh minh họa)
Món ăn ra đời nhờ sự sáng tạo của người miền Tây, kết hợp các nguyên liệu cây nhà lá vườn có sẵn nên mang đậm nét dân dã, bình dị của vùng miệt vườn. Canh chua mận không quá phức tạp, nếu tò mò về hương vị của món ăn này, bạn có thể tự chế biến tại nhà ngay và luôn.
Bánh tét lá cẩm - phong vị ngày Tết đậm chất miền Tây Có nhiều công đoạn để tạo nên đòn bánh tét lá cẩm, nhưng công đoạn quyết định nên hương vị và thương hiệu chính là khâu nêm nếm nhân bánh. Mỗi dịp xuân về, bánh tét là món ăn không thể thiếu trong hầu hết các gia đình ở miền Tây. Dần dần, những nghệ nhân đã suy nghĩ, sáng tạo để món...