Ủng hộ bạn nghèo 20.000 đồng, học sinh Hải Phòng bị cô giáo chê “không có lòng người”: Cách giải thích càng gây bức xúc
Nhiều người nhận định: “Tùy tâm nhưng phải để tâm” không sai, nhưng cách truyền tải thông điệp lại không ổn.
Đầu năm học, cô giáo khuyến khích học sinh dùng tiền mừng tuổi quyên góp ủng hộ các bạn học sinh nghèo, nhưng khi con mang 20 nghìn đồng đi ủng hộ lại bị cô giáo chê “không có lòng” và trả về – Đây là câu chuyện được một bà mẹ có con đang học lớp 8 ở Hải Phòng chia sẻ gây chú ý.
Người này cho biết thêm: “Rất nhiều học sinh cũng ủng hộ tùy tâm, tùy ý. Xong hôm nay con em đi học về bảo với mẹ là lớp con có nhiều bạn cũng ủng hộ 20 nghìn đồng nhưng cô không bảo sao, con ủng hộ 20 nghìn đồng thì cô nói là nhà có điều kiện mà đóng chừng đó, không có lòng người, và cô trả lại tiền”.
Đính kèm bài viết là hình ảnh về trao đổi của phụ huynh này và cô giáo. “Cô bảo hoạt động tùy tâm, nhưng các con phải để tâm vào, không phải làm cho xong là xong”. Cô giáo cũng đặt câu hỏi cho phụ huynh là “Tại sao các bạn nghĩ được, làm được mà con không làm được ?”… đồng thời giải thích cô phê bình cả tổ 3 chứ không chỉ mình con của phụ huynh nói trên.
Đính kèm bài viết là hình ảnh về trao đổi của phụ huynh này và cô giáo.
Video đang HOT
Nhiều người nhận định: “Tùy tâm nhưng phải để tâm” không sai, nhưng cách truyền tải thông điệp lại không ổn và cho rằng cô giáo quá chạy theo thành tích.
Sự đóng góp không nên bị đánh giá bằng số tiền, mà phải dựa trên tấm lòng. Điều này cũng phải xuất phát từ sự tự nguyện, không ép buộc hay phán xét. Mặc dù cô giáo có thể có mục đích tốt đẹp khi kêu gọi hỗ trợ các bạn học sinh nghèo, nhưng cách cô truyền tải thông điệp lại làm mất đi giá trị của sự chia sẻ và lòng nhân ái.
Mỗi người có khả năng đóng góp khác nhau, một món tiền nhỏ đôi khi cũng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và tình cảm. Nếu như việc quyên góp không được thực hiện một cách công bằng và tôn trọng từng cá nhân, thì mục tiêu cuối cùng của việc giúp đỡ người khác sẽ dễ dàng lệch lạc và mất đi giá trị cốt lõi.
Câu chuyện này cũng đặt ra câu hỏi về cách thức kêu gọi quyên góp trong các môi trường học đường, làm thế nào để vừa đảm bảo tính tự nguyện, vừa tránh việc áp lực hoặc đánh giá sai về lòng tốt của các em học sinh. Một số phụ huynh gợi ý, nên quyên góp bằng vật phẩm như đồ chơi, sách truyện, đồ dùng học tập sẽ tốt hơn là tiền bạc. Bởi ở độ tuổi học sinh, các con chưa kiếm được tiền. “Lì xì bằng tiền mà đòi ‘để tâm’ thì chỉ có đòi phụ huynh để tâm thôi chứ trẻ con biết gì đâu”, một người nhận định.
Trao đổi về vụ việc trên báo Lao Động, Hiệu trưởng nhà trường nơi em học sinh đang theo học cho biết: “Sau Tết, cô giáo H. – giáo viên chủ nhiệm có thông báo cho các học sinh đóng góp ủng hộ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp”. Đây là hoạt động tự phát của cô giáo, nhà trường không phát động hay tổ chức chương trình quyên góp nào vào đầu năm nay.
Ông cũng thừa nhận, cách ứng xử của cô giáo đúng là chưa được hay, chưa chuẩn chỉ. “Nhà trường sẽ yêu cầu cô phải rút kinh nghiệm trong cách ứng xử với các học sinh và phụ huynh. Giáo viên phải có lời lẽ thật đúng mực mới phải” – ông nói.
Học sinh làm phép toán 11 - 4 = 7 bị chấm sai, phụ huynh bức xúc đi hỏi cô giáo thì nhận về câu trả lời không ai ngờ tới
Nếu chỉ tính theo cách bình thường, tất cả học sinh đều không bao giờ làm đúng đề bài mà cô giáo đưa ra.
Đối với những người lớn đã rời xa ghế nhà trường để đi làm từ lâu, đôi khi chúng ta sẽ quên vài kiến thức đã từng học hay không còn giải được một vài toàn khó. Nhưng khi nhắc đến những phép tính tiểu học cơ bản như cộng trừ nhân chia, ai cũng đều tự tin mình sẽ dễ dàng giải được chỉ trong vài giây. Thế mà một phép tính trừ đơn giản dưới đây lại khiến cả học sinh và phụ huynh của một trường tiểu học tại Trung Quốc phải đau đầu.
Theo đó, một phụ huynh Trung Quốc than phiền trên mạng xã hội rằng con mình bị cô giáo chấm sai một phép tính vô cùng đơn giản, và rõ ràng phụ huynh này kiểm tra lại nhưng cũng không hề thấy có điểm gì sai sót. Đáng nói, gần như tất cả học sinh trong lớp đều trả lời cũng một đáp án và bị cô giáo chấm sai. Chỉ có một học sinh được điểm tuyệt đối vì đã đưa ra được đáp án đúng ý cô giáo.
Nhìn đề bài mà phụ huynh này đăng lên, nhiều người cũng đồng tình rằng chỉ nhìn qua cũng biết học sinh đã đưa ra đáp án chính xác. Theo đó, đề bài cô giáo đưa ra là: "Có 11 bóng đèn trong lớp học, tắt đi 4 bóng thì trong lớp còn lại bao nhiêu bóng đèn?". Đương nhiên, sẽ không ngạc có gì ngạc nhiên khi phần lớn mọi người sẽ dễ dàng đưa ra đáp án là 7, vì 11 - 4 = 7.
Gần như tất cả các học sinh đều trả lời đáp án là 11 - 4 = 7 nhưng đều bị cô giáo chấm sai
Cảm thấy bức xúc vì cho rằng cô giáo chấm điểm không đúng, các phụ huynh đều đồng loạt nêu ra ý kiến của mình trong nhóm chat chung của lớp học. Đến lúc này, câu trả lời của cô giáo lại khiến họ vô cùng bất ngờ và gật gù chấp nhận, vì hóa ra ra đây là một câu hỏi "bẫy" để kiểm tra tư duy logic của học sinh.
Cô giáo giải thích, đáp án chính xác không thể là 7 mà phải là 11. Vì khi 4 bóng đèn bị tắt, chúng vẫn là bóng đèn chứ không hề bị mất đi. Câu hỏi trong bài là "còn bao nhiêu bóng đèn" chứ không phải "còn bao nhiêu bóng đèn đang sáng". Vì vậy, nếu không đọc kỹ mà chỉ lấy tổng số 11 bóng đèn trừ đi 4 bóng đèn đã tắt thì không thể đưa ra được đáp án phù hợp với tư duy logic.
Kết quả này khiến nhiều phụ huynh đồng tình, vì nó giúp con trẻ có thể khai phá thêm nhiều hướng suy nghĩ mới trong khi làm một phép tính đơn giản. Tuy nhiên, cũng có vài ý kiến phản đối cho rằng việc ra đề như vậy không phù hợp trong bài thi số học bình thường, vì học sinh chỉ áp dụng đúng những gì đã được dạy. Nếu câu hỏi này được sử dụng trong các buổi đố vui giải lao, để thử thách trí não của học sinh nhưng không liên quan đến điểm số thì sẽ phù hợp hơn.
Đây chỉ là một trong số các phép tính "hack não" phổ biến trên mạng thường tạo ra nhiều ý kiến tranh cãi của mọi người. Tương tự, ở Việt Nam cũng từng có một bài toán khiến nhiều người tranh cãi khi cô giáo ra đề bài: " Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ hết bao lâu?".
Đáp án "hack não" khiến mạng xã hội xôn xao
Học sinh đã đưa ra cách giải: "Cưa cả cây gỗ đó hết số phút là: 12 x 6 = 72 (phút)", vì cho rằng đoạn gỗ 7m, cưa thành 7 đoạn 1m bằng nhau thì chỉ cần cưa 6 lần. Tuy nhiên cách làm này bị cô giáo gạch sai và thay bằng đáp án: "Cưa được số đoạn là: 7x1=7 đoạn. Cưa cả cây gỗ hết thời gian là 12x7=84 phút".
Nhiều ý kiến cho rằng cô giáo đã giải sai, Cây gỗ dài 7 đoạn thì chỉ cần 6 lần cưa là đủ và thời gian cưa là 72 phút. Nhưng cũng nhiều người nói rằng vì đây là câu hỏi "bẫy", nên theo logic đúng, phải tính cả lần cưa gỗ từ thân cây, tức là 7 lần.
Học sinh làm "1+2+2=5" bị cô giáo gạch đỏ, phụ huynh bức xúc đi kiện thì nhận về câu nói gây sốc: "Sao vô lý vậy được?" Bài toán khiến netizen tranh cãi. Đối với các bậc phụ huynh, việc học tập của con cái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trong quá trình hướng dẫn con học bài, không ít cha mẹ đã có những trải nghiệm đầy thú vị và đôi khi không kém phần "thử thách". Nhiều người thừa nhận từng cảm thấy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xemesis đi hẹn hò tình mới nhưng lại tuyên bố không yêu, Xoài Non cũng bức xúc

ViruSs - Ngọc Kem: Mối tình chú cháu lệch 11 tuổi kết thúc trong ồn ào, ai cũng thấy mình là "nạn nhân"

Nữ tỷ phú Madam Pang vừa khóc nức nở vì khoản nợ 300 tỷ nay lại thêm "phiền" vì bị thách thức, có chuyện gì đây?

Mới cưới 10 ngày, vợ mang thai gặp tai nạn tử vong: Người chồng thất thần bên di ảnh

Giòi bò lúc nhúc trên đĩa quán ăn ở Hà Nội, khách lập tức đứng dậy đi về

Gác chắn tự động mở bất thường ở Bắc Giang: Ô tô bị đẩy 10 mét sau cú va chạm

Cậu bé 9 tuổi làm văn kể về ước mơ nổi tiếng, gọi bố bằng 2 từ khiến tất cả giật thót: Chấn động vậy con!

Con gái không chịu đi học, mẹ cho sang hàng xóm phụ bán phở, nhìn dòng chữ treo trước ngực vừa thương vừa buồn cười

Chú rể Đắk Lắk nhờ đặt bộ vàng mỹ ký 1,2 triệu làm hồi môn, bà hàng xóm nhận giúp vô tình tiết lộ câu chuyện ai nghe cũng thấy xót xa

Bắc Giang: Bé gái lớp 2 nói dối bị bắt cóc, nhà trường tá hỏa báo công an

Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong chòi trông cá giữa trời mưa rét

Cặp chị em song sinh người Pháp gốc Việt tìm thấy mẹ đẻ ở Vũng Tàu sau 27 năm lưu lạc: Tiết lộ lý do từ 1 tháng tuổi đã phải "xa nhà"
Có thể bạn quan tâm

Bị nghi ngờ đánh chết gà con, em rể cầm dao truy sát 2 chị vợ
Pháp luật
07:00:09 20/03/2025
Phong Nha: Điểm đến tiết kiệm nhất mùa xuân
Du lịch
06:59:46 20/03/2025
Cậu ấm "ngậm thìa vàng" của Vbiz: Xuất thân trong gia tộc quyền lực, sống ở dinh thự dát vàng nguy nga
Sao việt
06:03:54 20/03/2025
Tập đoàn Petroecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tràn dầu
Thế giới
06:02:07 20/03/2025
Dịch sởi lan rộng, nguy cơ cao từ khu vực tiêm chủng thấp
Sức khỏe
06:00:34 20/03/2025
Phía Kim Soo Hyun tung chiêu bài bất ngờ, sắp "lật thế cờ" trong ồn ào với gia đình Kim Sae Ron?
Sao châu á
05:59:44 20/03/2025
Tựa game siêu phẩm gây tranh cãi nhất 2024 bất ngờ giảm giá mạnh, thấp nhất trong lịch sử
Mọt game
05:58:00 20/03/2025
Cách ăn chuối giúp giảm cân
Làm đẹp
05:55:39 20/03/2025
Hãy tranh thủ ăn món rau "lạ mà quen" này: Dễ nấu mà rất giàu kali và vitamin C, giúp tăng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa
Ẩm thực
05:43:10 20/03/2025
Sao nhí Train to Busan dậy thì ngoạn mục sau 9 năm, xinh đẹp đến mức nào mà khán giả nhận không ra?
Hậu trường phim
05:32:57 20/03/2025