Món ăn từ thảo dược giúp phòng ngừa bệnh cúm
Bệnh cúm theo y học cổ truyền được xem là do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể khi chính khí cơ thể suy yếu.
Vì vậy phòng ngừa tập trung vào các phương pháp nâng cao chính khí, cân bằng âm dương cơ thể.
Một số món ăn dễ làm tại nhà có chứa thảo dược là một trong những biện pháp hiệu quả, an toàn để phòng ngừa loại bệnh này.
1. Một số món ăn phòng ngừa bệnh cúm
Trong y học cổ truyền, một số món ăn có tác dụng phát tán phong tà, hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn, bao gồm:
Cháo hành, tía tô phòng ngừa bệnh cúm
Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, lá tía tô 10g, hành lá 10g, gừng tươi 5g.
Công dụng: Giúp ra mồ hôi, giải cảm, giảm nghẹt mũi.
Cách làm:
Vo sạch gạo tẻ, cho vào nồi cùng 500ml nước, nấu cho đến khi cháo nhừ.
Gừng tươi cạo vỏ, thái sợi hoặc giã nhỏ; hành lá và tía tô rửa sạch, thái nhỏ. Khi cháo chín, cho gừng vào trước, khuấy đều.
Tiếp theo, tắt bếp, cho hành lá và tía tô vào, đậy vung lại khoảng 3 phút để giữ hương vị.
Múc cháo ra bát, ăn khi còn ấm để giúp ra mồ hôi, giải cảm hiệu quả.
Canh gừng, hành, tỏi
Nguyên liệu: Gừng tươi 10g, hành củ 5g, tỏi 5g.
Công dụng: Ấm phế, tăng sức đề kháng, kháng virus.
Cách làm:
Gừng cạo vỏ, thái lát mỏng; hành củ và tỏi bóc vỏ, đập dập.
Đun sôi 300ml nước, sau đó cho gừng, hành, tỏi vào nấu khoảng 5 – 7 phút.
Khi nước sôi, tắt bếp, để nguội bớt rồi uống ấm.
Video đang HOT
Nguyên liệu làm canh gừng, hành, tỏi phòng ngừa bệnh cúm.
Súp gà bổ phế
Nguyên liệu: Gà ác 100g, hoài sơn 20g, kỳ tử 10g, táo đỏ 5 quả.
Công dụng: Bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng.
Cách làm:
Gà ác làm sạch, chặt miếng nhỏ; ngâm hoài sơn, kỷ tử, táo đỏ trong nước ấm khoảng 10 phút để mềm.
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ khoảng 500ml nước, đun lửa nhỏ trong 1 – 1,5 giờ.
Nêm nếm gia vị vừa ăn, có thể thêm một chút gừng để tăng hương vị.
Gà ác nấu với táo đỏ, kỷ tử bổ phế, phòng ngừa bệnh cúm.
Nước trà gừng – mật ong
Nguyên liệu: Gừng tươi 5g, mật ong 10ml.
Công dụng: Giảm ho, giữ ấm cơ thể, kháng khuẩn.
Cách làm:
Gừng rửa sạch, thái lát hoặc giã nhỏ.
Đun gừng với 200ml nước trong khoảng 5 phút, sau đó để nguội bớt, khi nước còn ấm (khoảng 50C), thêm mật ong vào khuấy đều.
Uống khi còn ấm để giữ ấm cơ thể, giảm ho và kháng khuẩn.
Nước trà gừng, mật ong giữ ấm phòng ngừa bệnh cúm.
2. Bổ sung thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch khi bị cúm
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi… giúp tăng sức đề kháng.
Nhóm thực phẩm giàu kẽm: Hải sản, hạt điều, đậu xanh… giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại nấm dược liệu: Nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo… có tác dụng bồi bổ chính khí.
Rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ: Giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc.
Ngoài ra, khi bị cúm không nên ăn đồ lạnh, đồ ăn có tính hàn như kem, nước đá vì làm tăng tình trạng ứ trệ, khó thải độc. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán cũng không nên ăn do làm tăng nhiệt độc trong cơ thể, gây viêm nặng hơn.
Khi bị cúm không nên uống đồ uống có cồn và caffeine vì sẽ làm cơ thể mất nước, làm suy yếu hệ miễn dịch.
3. Một số phương pháp khác
Xông giải cảm: Dùng lá xông có tinh dầu giúp thông mũi, giải độc.
Nguyên liệu: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, lá tía tô, lá bạc hà.
Cách làm: Đun sôi các nguyên liệu, trùm khăn xông trong 10 phút, giúp ra mồ hôi và giảm nghẹt mũi.
Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị bệnh cúm
Huyệt hợp cốc: Giảm đau đầu, nghẹt mũi.
Huyệt phong trì: Giúp giải biểu, giảm sốt.
Huyệt dũng tuyền: Tăng cường miễn dịch.
Cách thực hiện: Dùng ngón tay ấn nhẹ vào huyệt trong 1-2 phút, lặp lại 2-3 lần/ngày.
Tập luyện dưỡng sinh, thái cực quyền
Tập khí công, thái cực quyền: Giúp lưu thông khí huyết, nâng cao thể trạng.
Thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ, tập yoga giúp điều hòa khí huyết, tăng sức đề kháng.
Bộ Y tế thông tin mới về bệnh cúm ở Việt Nam
Theo Bộ Y tế, các ca mắc bệnh cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A (H1N1), A (H3N2) và cúm B.
Chưa ghi nhận virus cúm thay đổi độc lực
Thông tin về diễn biến bệnh cúm tại Việt Nam trong thời gian qua, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, số trường hợp mắc cúm gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến so với số mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây.
Theo thống kê, tính từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm, không có ca tử vong. Số ca mắc giảm 97% so với cùng kỳ năm 2024 (với 34.442 ca).
Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.
Điều trị cho bệnh nhân mắc cúm trong tình trạng nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Minh Quyết
Hiện nay, ghi nhận tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương... các bác sĩ đã tiếp nhận và đang điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm trong tình trạng nặng. Trong đó, có một số trường hợp mắc cúm A, có bệnh nhân phải can thiệp ECMO, bệnh nhân mắc bệnh cúm trên nền bệnh lý khác.
Trước đó, năm 2024, nước ta ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong. Cũng trong năm 2024, ghi nhận 4 trường hợp tử vong do cúm A (H1N1) tại Bình Định, đây là các trường hợp có bệnh nền mãn tính nặng, không ghi nhận biến thể của virus. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao: Thanh Hóa (46.600 trường hợp), Thái Bình (26.345), Nghệ An (17.949), Hà Tĩnh (14.073), Sơn La (10.162).
Giám sát chặt cúm mùa, khuyến cáo người dân phòng bệnh
Theo Bộ Y tế, thời điểm hiện nay, đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...
Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Chỉ đạo việc thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng bệnh sởi; tiếp tục duy trì và tăng cường tỷ lệ tiêm chủng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Chỉ đạo ban quản lý các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng và ngành Giáo dục phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh...
Về phía người dân, Bộ Y tế khuyến cáo đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tiêm vaccine phòng bệnh.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi), không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết, thực hiện lối sống lành mạnh, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân không nên tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, mỗi năm có khoảng một tỷ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 ca tử vong.
Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý IV hàng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm.
Bốn thảo dược giúp tăng đề kháng khi thay đổi thời tiết Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm họng, cảm cúm, nhức đầu... Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi cảm mạo thông thường, bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược dưới đây để tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh. Sức đề kháng hay hệ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4-5 món ngon miệng, nhìn là thấy hè sắp về rồi!

4 "công thức bổ sung sắt" mà phụ nữ nên ăn để chống thiếu máu, giúp da hồng hào và khỏe mạnh

7 mẹo giúp món nướng thơm ngon, không bị khô hay cháy

Thực đơn cơm tối 3 món chuẩn vị mùa xuân

Đổi vị với đùi gà hấp nấm xì dầu vừa nhanh gọn, đơn giản lại trôi cơm

Cách làm chân gà ủ muối vàng rực, thơm ngon

Bật mí cách nấu canh cải chua sườn non ngon mềm hấp dẫn

Luộc cua ghẹ nên dùng nước nóng hay nước lạnh?

Cách làm gỏi bò cà pháo thơm ngon, lạ miệng

Cách nấu cà ri bò mềm, thơm ngon

Mẹo luộc cua, ghẹ không rụng càng

Đổi vị cuối tuần với món ngon dễ làm từ dạ dày vừa bổ dưỡng vừa làm ấm cơ thể trong mùa nồm ẩm
Có thể bạn quan tâm

ViruSs ồn ào tình ái, Pháo ra bài rap gây 'chấn động' vượt cả Hòa Minzy?
Nhạc việt
21:59:41 25/03/2025
Đa dạng phim Việt tháng 4
Hậu trường phim
21:55:20 25/03/2025
Cơ hội vàng cho nhà đầu tư xanh trong kỷ nguyên "đại dầu mỏ" của ông Trump
Thế giới
21:55:00 25/03/2025
Chuyển hồ sơ vi phạm đê điều ở Hà Nội sang cơ quan điều tra nếu có dấu hiệu phạm tội
Pháp luật
21:52:41 25/03/2025
Thực hư tin đồn Jennifer Aniston hẹn hò tài tử Pedro Pascal
Sao âu mỹ
21:52:02 25/03/2025
Duy Mạnh: Có người trả vài trăm triệu để mời tôi đi từ thiện
Sao việt
21:45:00 25/03/2025
Danh tính người tình cũ bênh vực Kim Soo Hyun của Kim Sae Ron: Cú twist chính là chi tiết về thời gian yêu!
Sao châu á
21:25:15 25/03/2025
Quán cà phê bán matcha cao hơn cả giá vàng: 1 chỉ vàng cũng chưa mua nổi nửa kg!
Netizen
21:22:51 25/03/2025
Điều tra nhóm người lạ chặn đường, hành hung nam học sinh
Tin nổi bật
21:21:47 25/03/2025
Tặng 2 chỉ vàng ngày cưới, mẹ chồng bỗng nằng nặc đòi lại 5 chỉ, đổ thừa con dâu "ăn bớt": Thứ chồng tôi đưa ra khiến bà điếng người
Góc tâm tình
20:41:38 25/03/2025