Tóc bạc sớm do thiếu chất gì?
Tóc bạc sớm là tình trạng nhiều người gặp phải. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tóc bạc sớm là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng.
1. Thiếu vitamin B12 có thể khiến tóc bạc sớm
Theo ThS. BSCKII. Phạm Ngọc Hảo, Ủy viên Ban chấp hành Hội Da liễu Việt Nam, vitamin B12 là một trong những vi chất quan trọng để duy trì mái tóc khỏe đẹp.
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến suy giảm sản xuất hồng cầu, gây ra tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cung cấp cho các nang tóc.
Ngoài ra, thiếu hụt vi chất này cũng làm giảm khả năng sản xuất melanin. Thiếu hụt melanin sẽ khiến tóc bạc sớm. Càng ít melanin, lượng tóc bạc càng nhiều.
Bạn có thể bổ sung vitamin B12 thông qua các thực phẩm bao gồm thịt, cá, trứng, và sản phẩm từ sữa… Những người ăn chay có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B12, nên tăng cường các thực phẩm như đậu gà, củ dền, cải bó xôi, nấm hương… để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tóc bạc sớm khiến chúng ta trông già hơn tuổi.
2. Vitamin D
Vitamin D không chỉ quan trọng đối với sức khỏe xương mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và duy trì của tóc. Vitamin D kích thích các tế bào tóc mới phát triển và giữ cho các nang tóc ở trạng thái tốt nhất. Thiếu vitamin D dẫn đến tình trạng tóc yếu, dễ gãy rụng. Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu vi chất này cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin, góp phần khiến cho tóc bị bạc sớm.
Nguồn vitamin D tự nhiên bao gồm ánh sáng mặt trời, cá béo, lòng đỏ trứng, các sản phẩm tăng cường vitamin D như sữa và ngũ cốc…
3. Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do gây hại. Điều này không chỉ giúp bảo vệ các tế bào tóc mà còn giúp cải thiện lưu thông máu đến da đầu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tóc khỏe mạnh.
Video đang HOT
Thiếu vitamin E có thể làm giảm khả năng bảo vệ tóc khỏi tổn thương và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất melanin, dẫn đến tóc bạc sớm.
Các nguồn thực phẩm chứa vitamin E bao gồm hạt, dầu thực vật, rau xanh, quả bơ. Bổ sung vitamin E qua chế độ ăn uống là một cách hiệu quả để duy trì sức khỏe tóc.
4. Kẽm
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu trong việc duy trì mái tóc khỏe mạnh. Thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng sản xuất melanin trong tóc, dẫn đến tóc bạc sớm.
Nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm hạt bí ngô, hạt điều, thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa. Kẽm cũng có thể được bổ sung qua viên uống nếu cần thiết.
Để có một mái tóc khỏe mạnh, bạn cần thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
5. Đồng
Đồng là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất melanin. Thiếu đồng có thể dẫn đến giảm lượng melanin, làm cho tóc bạc sớm. Đồng còn hỗ trợ sự hình thành collagen, một protein cần thiết cho sức khỏe của da đầu và nang tóc.
Nguồn thực phẩm giàu đồng bao gồm hải sản, các loại hạt, quả khô, các loại rau xanh thẫm như cải bó xôi, cải xoăn…
6. Sắt
Sắt là một khoáng chất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy đến các tế bào. Thiếu sắt có khả năng dẫn đến tình trạng tóc rụng và làm giảm chất lượng tóc. Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tóc bạc sớm nhưng thiếu sắt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tóc bạc nếu kết hợp với các yếu tố khác.
Các nguồn thực phẩm chứa sắt bao gồm thịt đỏ, gan, đậu và các loại rau xanh thẫm như cải bó xôi…
Ngoài việc tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống, để ngăn ngừa tóc bạc sớm, bạn cần lưu ý:
- Quản lý căng thẳng: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chịu đựng áp lực và căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm. Sau mỗi ngày bận rộn, hãy thực hành các kỹ thuật thiền, yoga, hoặc tập thể dục để giải tỏa căng thẳng.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: Tránh sử dụng thường xuyên các loại hóa chất gây hại cho tóc như thuốc nhuộm và sản phẩm tạo kiểu chứa nhiều hóa chất. Khi nhuộm tóc, bạn nên lựa chọn các loại thuốc nhuộm ít gây tổn thương và dị ứng cho da đầu.
- Điều chỉnh lối sống: Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm. Cần tránh những thói quen gây hại bao gồm thức khuya, hút thuốc lá, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn…
Điều gì xảy ra khi ăn khoai lang vào buổi sáng trong thời gian dài?
Khoai lang chứa nhiều chất xơ, ít chất béo tốt cho đường ruột, hệ miễn dịch nhưng có 3 nhóm người cần hạn chế ăn.
Giá trị dinh dưỡng
Theo Healthline, trong 200g khoai lang có 180 calo, 41g carb, 4g protein, 0,3g chất béo, 6,6g chất xơ. Ngoài ra, loại củ này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin B1, B2, C, niacin, canxi, kali, natri, sắt, kẽm, magie, mangan, đồng, selen... Loại khoai màu vàng được đánh giá có nhiều carotene giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Với thông số như trên, các chuyên gia đánh giá khoai lang không quá giàu calo. Ăn loại thực phẩm này ở mức độ vừa phải giúp bạn hấp thụ hiệu quả lượng đường, có tác dụng bổ khí, tăng cường tỳ vị, cảm giác ngon miệng.
Khoai lang là thực phẩm dân dã, có thể dùng thay cơm nhưng không nên ăn quá nhiều. Ảnh: Fosupervs
Tăng cường miễn dịch
Khoai lang rất giàu carotene, có tác dụng chống oxy hóa. Không chỉ làm chậm quá trình lão hóa của da mà carotene còn có thể loại bỏ các gốc tự do dư thừa gây hại trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng axit amin trong khoai lang rất cao, trực tiếp cải thiện khả năng miễn dịch và sức đề kháng của bạn, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus và vi khuẩn bên ngoài.
Giúp giảm cân
Nhiều phụ nữ muốn có một thân hình hoàn hảo có thể ăn một ít khoai lang vào buổi sáng. Hàm lượng chất béo của khoai lang chỉ bằng 1/4 so với cùng lượng gạo. Gạo chứa nhiều carbohydrate hơn và ăn quá nhiều không tốt cho việc giảm cân. Đồng thời, khoai lang có thể loại bỏ cơn đói, giúp mọi người ổn định lượng đường trong máu.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Theo Aboluowang, chất xơ và vitamin C trong khoai lang có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Ngoài ra, flavonoid cũng tốt cho nhiều chức năng khác như chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư.
Ổn định dạ dày
Vào buổi sáng khi chức năng tiêu hóa tương đối yếu, hệ thống giải độc không thể hoạt động bình thường. Khi đó, một lượng lớn các sản phẩm chuyển hóa tích tụ trong cơ thể. Ăn khoai lang có thể tăng chất xơ, kích thích ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
So sánh giá trị dinh dưỡng của khoai lang và khoai tây. Đồ họa: Kay Nutrition
Nên ăn bao khoai lang mỗi ngày?
Khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng giàu tinh bột. Nếu bạn ăn quá nhiều, khoai có thể gây ra các triệu chứng tăng axit, ợ nóng, trào ngược dạ dày, đầy hơi, khó chịu.
Bởi vậy, người khỏe mạnh chỉ nên ăn 150-200g mỗi ngày. Người già và trẻ em giới hạn còn khoảng 100g mỗi ngày.
Những người nên hạn chế ăn khoai lang
Người thường bị đầy hơi: Khoai lang giàu tinh bột, làm sản sinh nhiều khí khiến cơ thể không đào thải nhanh được. Ở những người hay gặp vấn đề đường ruột, cảm giác khó chịu sẽ nhiều hơn.
Người hay bị tiêu chảy: Đối với nhóm người này, quá nhiều chất xơ dễ làm tăng nhu động ruột, trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Bệnh nhân tiểu đường: Hấp thụ tinh bột đường của khoai lang dù ít hơn gạo vẫn có thể gây biến chứng ở nhóm người có đường huyết cao.
Loại quả đầu bảng về dinh dưỡng giúp phòng ung thư và bệnh tim mạch Bí ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch, thị lực, phòng chống ung thư, bệnh tim mạch. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội), bí ngô hay còn gọi là bí đỏ là loại thực phẩm màu...