Nghiên cứu Havard: ‘Quá liều’ món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm hiểu mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và một trong 2 nhóm sắt phổ biến từ thực phẩm.
Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan cho thấy tuy việc bổ sung sắt đầy đủ là cần thiết cho sức khỏe, nhưng nếu quá dư thừa, vi chất này có thể “phản chủ”, như làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2.
Loại sắt gây rắc rối đó gọi là sắt heme.
Bổ sung đầy đủ sắt qua thực phẩm là cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên quá dư thừa có thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường – Ảnh AI: Anh Thư
Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Metabolism, các tác giả đã đán.h giá mối liên hệ giữa sắt và tiểu đường type 2 dựa trên dữ liệu của hơn 206.000 người.
Trong đó, lượng sắt mà mỗi người nạp vào trong thực phẩm được xem xét dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm tổng lượng sắt, sắt heme và non-heme; sau đó đối chiếu với tình hình sức khỏe và các yếu tố lối sống khác.
Hơn 37.000 người trong số đó cũng được xem xét cụ thể các dấu ấn sinh học chuyển hóa huyết tương, liên quan đến nồng độ insulin, đường huyết, mỡ má.u, tình trạng viêm và quá trình chuyển hóa sắt.
Video đang HOT
Hồ sơ chuyển hóa của hơn 9.000 người cũng được đán.h giá ở cấp độ phân tử.
Kết quả cho thấy có một mối liên hệ đáng kể giữa việc nạp quá nhiều sắt heme với bệnh tiểu đường: Những người nạp nhiều dạng vi chất này nhất có nguy cơ tiểu đường type 2 tăng tới 26% so với những người ít nhất.
Trái lại, không có mối liên hệ nào giữa sắt non-heme và nguy cơ tiểu đường.
Thật ra, sắt heme là một thứ rất cần thiết cho sức khỏe. Đó là là loại sắt chứa hemoglobin và được tìm thấy trong các loại thịt, nhất là thịt đỏ và có khả năng hấp thụ cao gấp nhiều lần so với sắt non-heme, là loại sắt chủ yếu có trong thực vật.
Việc bổ sung đầy đủ loại sắt này thông qua chế độ ăn – hoặc thuố.c bổ đối với một số đối tượng đặc biệt – sẽ giúp ngăn ngừa thiếu má.u do thiếu sắt, cần thiết để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chức năng nhận thức tốt.
Tuy nhiên từ lâu, các bác sĩ luôn nhấn mạnh cái gì quá cũng không tốt. Việc tự ý dùng thuố.c bổ chứa sắt là không nên. Ngoài ra, ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu loại sắt này nhất – thịt đỏ – cũng đã được chứng minh là không tốt.
Các kết quả nghiên cứu mới đã làm rõ thêm một số nghiên cứu dạng quan sát trước đây cho thấy việc ăn quá nhiều thịt đỏ liên quan tới nguy cơ tiểu đường type 2 gia tăng.
Điều này một lần nữa nhấn mạnh để có sức khỏe tốt, thứ bạn cần là ăn đa dạng, đủ các thành phần theo tháp dinh dưỡng chứ không nên quá tập trung vào một loại thực phẩm.
Đột quỵ diễn ra từ từ nên quá nhiều người bỏ qua những dấu hiệu này
Nhiều người nghĩ rằng đột quỵ não là xuất hiện rầm rộ các triệu chứng như: ngã, liệt, nói ngọng, thậm chí hôn mê...
nên những biểu hiện diễn ra một cách từ từ và kín đáo rất dễ bị bỏ qua.
Tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, trung bình 50 ca nhập viện mỗi ngày, có những ngày cao điểm, đơn vị tiếp nhận gần 60 người bệnh.
Tuy nhiên, quá nửa bệnh nhân đột quỵ nhập viện trong tình trạng rất nặng, qua giờ vàng của can thiệp, do người dân không có thói quen đi cấp cứu khi có dấu hiệu ban đầu. Nhiều người nghĩ rằng đột quỵ não là xuất hiện rầm rộ các triệu chứng như: ngã, liệt, nói ngọng, thậm chí hôn mê... nên những biểu hiện diễn ra một cách từ từ và kín đáo rất dễ bị bỏ qua.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu dưới đây, đừng chậm trễ nhập viện vì nguy cơ đột quỵ rất cao.
(Ảnh minh họa).
Dưới đây là 3 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
- Liệt mặt: Mặt không cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống, đặc biệt khi bệnh nhân nói cười.
- Yếu tay chân: Yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay lên cao, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có bất thường. Bệnh nhân không nhấc được tay, chân hoặc nhấc lên khó khăn, một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) đột ngột yếu đi, tê bì.
- Nói khó: Hãy yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu bệnh nhân nói không lưu loát, đó là dấu hiệu bất thường.
PGS Tôn cho biết, đột quỵ thường xảy ra ở người cao tuổ.i, người có bệnh nền huyết áp, mỡ má.u, tiểu đường... Với những yếu tố huyết áp, mỡ má.u, tiểu đường, béo phì, thói quen hút thuố.c... đột quỵ cũng có nguy cơ xảy ra ở người trẻ.
Theo PGS.TS. Mai Duy Tôn, "đột quỵ não - thời gian là não!" là phải chạy đua với thời gian để tới viện sớm nhất có thể khi có triệu chứng nghi ngờ. Đó là méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt... Không được phép để mất một giây phút nào để nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay tự điều trị theo "phương pháp dân gian truyền miệng".
Cơ hội để dùng thuố.c tiêu sợi huyết chỉ có 4,5 giờ từ khi khởi phát. Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ có 06 giờ đầu, ngoài ra một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ. Nếu càng đến sớm bao nhiêu thì tỉ lệ điều trị thành công càng cao bấy nhiêu.
"Thời gian vàng" trong đột quỵ não hay "thời gian là não" là cụm từ để nhấn mạnh rằng, càng trì hoãn đột quỵ não thì càng có nhiều thiệt hại cho người bệnh. Tế bào não sẽ chế.t chỉ trong vài phút nếu không được cấp má.u hoặc oxy. Đối với đột quỵ thiếu má.u não, khi mạch má.u lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não chế.t và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chế.t. Cứ mỗi giờ trôi qua, số tế bào não chế.t tương ứng mất đi 3,6 năm tuổ.i thọ của người bình thường (đó là trong trường hợp người bệnh may mắn sống sót).
PGS. Tôn nhấn mạnh: "Thời gian vàng" trong đột quỵ thiếu má.u não là 270 phút nếu sử dụng thuố.c tiêu huyết khối làm tan cục má.u đông hoặc trong 6 - 8 giờ nếu lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội phục hồi, ít để lại di chứng càng cao. Ngược lại, nếu điều trị càng muộn trong "cửa sổ thời gian" này cơ hội phục hồi sẽ thấp đi.
Do vậy, PGS. Tôn đưa ra lời khuyên: Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ não, chúng ta cần đưa người bệnh vào viện ngay để điều trị càng sớm càng hiệu quả.
Thuố.c tiểu đường làm giảm nguy cơ ung thư Một nghiên cứu mới do Đại học Case Western Reserve (CWRU), Mỹ thực hiện cho thấy, nhóm thuố.c chống tiểu đường và giảm cân phổ biến được gọi là GLP-1RA, bao gồm Ozempic và Wegovy, có tác dụng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc 10 trong số 13 loại ung thư liên quan đến béo phì ở bệnh nhân tiểu đường type...