Thuốc lá nung nóng nguy hiểm như thế nào?
Hiện nay các sản phẩm thuốc lá nung nóng rất đa dạng, trong đó có nhiều sản phẩm kết hợp (lai) giữa thuốc lá nung nóng với thuốc lá điện tử, pha trộn, tẩm ướp dung dịch điện tử khiến cho việc kiểm tra và nhận biết khó khăn như sản phẩm thuốc lá mới sử dụng công nghệ hybrid, không đốt nóng trực tiếp sản phẩm thuốc lá mà kết hợp giữa dung dịch thuốc lá điện tử và nguyên liệu thuốc lá.
Thuốc lá nung nóng là sản phẩm sử dụng thiết bị điện tử để nung nóng điếu thuốc (hoặc viên nén thuốc lá) đến nhiệt độ đủ để tạo ra “sol khí” (khói) có thể hít vào, có chứa nicotin – chất gây nghiện cao và các hóa chất khác, các chất phụ gia không phải thuốc lá và thường có nhiều hương vị.
Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có khuyến cáo thuốc lá nung nóng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Dù được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá như: Acrolein (chất gây kích ứng đường hô hấp mạnh), glycidol, formaldehyde và acetaldehyde (chất gây ung thư), carbon monoxide, hydrocarbon thơm đa vòng và các kim loại (nhôm, titan, stronti, molypden, thiếc và antimon).
Theo WHO, không có sản phẩm thuốc lá nào là an toàn cho sức khỏe. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có chứa nicotine, vẫn là sản phẩm gây nghiện. Theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế thì lệ thuộc nicotine được phân loại mã bệnh 6C4A.2 là một bệnh thuộc loại rối loạn do sử dụng chất kích thích hoặc các hành vi gây nghiện. Nicotine còn là chất độc hại, gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…
Trong báo cáo tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung lần thứ 6 và 7 (COP7) đã nêu: “Tất cả các sản phẩm thuốc lá đều gây hại đối với sức khỏe Việc tuyên truyền thuốc lá nung nóng ít hóa chất độc hại hơn so với thuốc lá truyền thống sẽ gây hiểu nhầm cho người sử dụng về tác hại của thuốc lá nung nóng. WHO kêu gọi các quốc gia cần ngăn ngừa việc đưa ra các kết luận thiếu căn cứ về tính an toàn của các sản phẩm này, đồng thời thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả được quy định trong Công ước khung thay vì sử dụng các sản phẩm mới được quảng cáo là ít có hại.
Video đang HOT
Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (COP 8), WHO đã khuyến cáo: Việc cho phép các sản phẩm mới sẽ làm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này, dẫn tới nghiện nicotine và sử dụng thuốc lá điếu thông thường ở giới trẻ.
Các bên tham gia cần cân nhắc ưu tiên áp dụng các biện pháp để ngăn chặn sự bắt đầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới, bao gồm ở cấp độ cao nhất là ban hành quy định cấm.
Nhiều mối lo ngại về các hóa chất, hương vị có trong thuốc lá
Thị trường thuốc lá có hương vị tại Việt Nam đang gia tăng và chính các loại hương vị có thể thúc đẩy việc sử dụng và mở rộng số lượng người hút các sản phẩm thuốc lá độc hại.
Các hương vị có thể làm cho điếu thuốc lá trở nên ngon miệng hơn và các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, các hương vị nói chung (đặc biệt là bạc hà) có thể góp phần làm giảm khả năng bỏ hút thuốc lá.
Việt Nam đang có xu hướng chậm lại trong mục tiêu giảm 30% tỷ lệ sử dụng thuốc lá vào năm 2025.
Đây là một phát hiện mới của các nhà nghiên cứu tại Viện Kiểm soát thuốc lá toàn cầu (IGTC) tại Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg và Đại học Bang Portland. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa các hóa chất, hương vị có trong thuốc lá bán tại Việt Nam và sự hấp dẫn của các sản phẩm này đối với người tiêu dùng, bao gồm cả giới trẻ Việt Nam.
Biểu đồ tỷ lệ người hút thuốc lá.
Kết quả nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Nicotine & Tobacco Research và được giới thiệu trong một video đính kèm, là nghiên cứu đầu tiên phân tích thành phần hóa học có trong nhiều loại thuốc lá khác nhau hiện đang bán tại Việt Nam.
Hiện nay, các sản phẩm thuốc lá có hương vị không bị hạn chế tại thị trường Việt Nam, nơi có 24% người trưởng thành hút thuốc lá điếu và 47% nam giới hút thuốc lá. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 75 nghìn ca bệnh liên quan đến thuốc lá. Tuy tỷ lệ người hút thuốc lá đã giảm trong thập kỷ qua, nhưng Việt Nam đang có xu hướng chậm lại trong mục tiêu giảm 30% tỷ lệ sử dụng thuốc lá vào năm 2025.
Bà Lauren Czaplicki, nhà khoa học tại IGTC và đồng tác giả của bài nghiên cứu, giải thích: "Các sản phẩm thuốc lá có hương vị là thủ phạm kéo dài đại dịch thuốc lá, làm thuốc lá trở nên hấp dẫn đối với người tiêu dùng - bao gồm cả giới trẻ - và khiến việc bỏ hút thuốc lá trở nên khó khăn hơn. Thật may mắn, bằng việc ban hành lệnh cấm và loại bỏ các sản phẩm thuốc lá có hương vị ra khỏi thị trường, các quốc gia có thể chống lại thành công chiến thuật tiếp thị mật ngọt và mang tính săn mồi của ngành công nghiệp thuốc lá".
Nghiên cứu phân tích thành phần hóa học của 180 loại hương vị có trong nhiều nhãn hiệu thuốc lá khác nhau bán ở Việt Nam và phát hiện, 17 gói trên tổng số 35 gói thuốc lá được lấy mẫu (chiếm 49%) có chứa bạc hà - bao gồm các mức cao nhất trong số tất cả các loại thuốc lá (lên tới 16,6 mg/điếu); 20 gói trên tổng số gói thuốc lá mẫu (chiếm 57%) dùng các "công nghệ" hương vị như viên nang hương vị, có thể nghiền nát giúp người dùng tự kiểm soát việc giải phóng các hóa chất hương vị - một điểm khác biệt trong chiến lược tiếp thị thuốc lá nhằm thu hút thêm người dùng.
Sự có mặt của "các hóa chất hương vị khác" (chẳng hạn như hương trái cây) được tìm thấy trong 24 gói thuốc lá mẫu (chiếm 69%), trong đó có 16 gói chứa bạc hà.
Các kết quả từ phân tích hóa học chỉ ra rằng các sản phẩm chứa hóa chất hương vị và công nghệ cung cấp hương vị bao gồm hương vị ở nhiều mức độ khác nhau (kể cả các mức độ cao) có thể thu hút nhiều người dùng. Các nhà sản xuất có thể điều chỉnh lượng bạc hà trong thuốc lá để tăng tối đa sức hấp dẫn của sản phẩm theo nhiều sở thích khác nhau của người tiêu dùng (ví dụ như tăng lượng bạc hà cho những người dùng thích các loại thuốc lá có các hàm lượng bạc hà cao hơn), từ đó tăng khả năng lôi kéo nhiều người hút thuốc hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc cấm các sản phẩm thuốc lá có hương vị, gồm cả hương bạc hà, có thể giúp giảm việc hút thuốc lá và gia tăng nỗ lực bỏ thuốc lá. Việt Nam đã ký Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá (FCTC), trong đó hướng dẫn thực hiện nêu rõ: "Từ góc độ sức khỏe cộng đồng, không có lý do chính đáng nào cho phép sử dụng các thành phần như chất tạo hương vị khiến các sản phẩm thuốc lá trở nên hấp dẫn đối với người dùng".
Nghiên cứu về hóa chất hương vị của IGTC có thể tạo sự ảnh hưởng đến các lệnh cấm sử dụng các hóa chất hương vị ở cấp quốc gia, giúp giảm việc tiêu thụ thuốc lá và các chi phí xã hội liên quan. Nghiên cứu khác phát hiện, ngoài hương vị có trong sản phẩm thuốc lá, người sử dụng còn bị thu hút bởi những dòng mô tả hương vị, hình ảnh và màu sắc trên bao bì các sản phẩm thuốc lá. Những hạn chế và quy định nghiêm ngặt hơn về việc sử dụng hình ảnh, sự mô tả và màu sắc mang hàm ý hương vị có thể là sự bổ sung có giá trị cho lệnh cấm toàn diện đối với hương vị trong sản phẩm thuốc lá.
Hiểm họa ma túy 'núp bóng' thuốc lá điện tử "Các bạn cũng truyền tai nhau rằng ở trong đó có heroin. Thậm chí, có trường hợp trẻ từng đi cấp cứu tại bệnh viện, sau khi về nhà vẫn tiếp tục sử dụng vì đã nghiện", bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh, Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết. Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước ghi nhận nhiều...