Thủ phạm hàng đầu gây ung thư da
Ung thư da là sự tăng trưởng bất thường của tế bào da. Khi các tế bào da tăng đột biến một cách không kiểm soát được, chúng tạo thành khối u.
Theo bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa, nếu khối u được cấu tạo từ các tế bào ác tính đó là ung thư. Có ba loại chính của ung thư da là: ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư da
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng
Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư da là tiếp xúc quá nhiều với tia tử ngoại khiến cấu trúc da bị phá hủy. Chính vì vậy, những người ra nắng nhiều lần hay trong thời gian dài đều có khả năng bị ung thư da, đặc biệt nếu da không được che phủ hay bôi kem chống nắng.
Có tiền sử bị cháy nắng, có mụn nước hay phồng rộp da khi còn nhỏ hay lúc tuổi vị thành niên sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư da khi trưởng thành.
Màu da
Bất cứ người màu da nào cũng có thể bị ung thư da. Tuy nhiên ở những người da trắng, có ít sắc tố melanin bảo vệ da thì nguy cơ ung thư da cao hơn người có làn da sẫm màu.
Người có nhiều nốt ruồi hay có các nốt ruồi bất thường sẽ dễ mắc ung thư da hơn. Những nốt ruồi bất thường, to hơn bình thường này dễ tiến triển thành ung thư. Bạn cần quan sát kĩ những vị trí này trên cơ thể xem chúng có thay đổi về hình thái không.
Lớn tuổi
Nguy cơ ung thư da tăng theo tuổi tác, chủ yếu là do ung thư da phát triển chậm. Các thay đổi ở da ung thư trong thời thơ ấu hay tuổi niên thiếu có thể không trở nên rõ ràng cho đến tuổi trung niên.
Sử dụng công nghệ, hóa chất làm trắng da cấp tốc, không an toàn
Phương pháp này mang đến một làn da trắng mịn cho các chị em phụ nữ trong thời gian ngắn nhưng nó có thể gây đột biến tế bào, gây ung thư da.
Tiền sử cá nhân bị ung thư da
Video đang HOT
Một khi bạn đã bị ung thư da, bạn vẫn có thể bị lại bất cứ lúc nào, do đó bạn không nên chủ quan.
Suy yếu hệ miễn dịch
Người bị suy giảm miễn dịch sẽ dễ tăng nguy cơ bị ung thư da. Ví dụ như bệnh nhân HIV/AIDS và những bệnh nhân cấy ghép tạng phải dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép.
Tiếp xúc với tia xạ
Những người tiếp xúc nhiều với tia xạ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt là loại ung thư tế bào đáy.
Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như arsenic có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
Những vùng da bị tổn thương
Những vùng da từng bị tổn thương do bỏng, tai nạn hay vùng da bị viêm nhiễm lâu ngày có nguy cơ bị ung thư cao.
Điều kiện môi trường sống
Những người sống ở khu vực có tia tử ngoại bức xạ cao thì nguy cơ ung thư da lớn.
Di truyền
Trong một gia đình có bố mẹ bị mắc bệnh ung thư da thì khả năng người con bị mắc ung thư da cao hơn so với các gia đình có bố mẹ không bị mắc ung thư da.
16 hình ảnh ung thư da có thể khiến bạn nghĩ lại
Khi xem những hình ảnh này, bạn có thể phát hiện mình đang có những biểu hiện tương tự, đôi khi, đó chính là biểu hiện của ung thư da.
Ung thư tế bào đáy (BCC): Đây là loại ung thư da phổ biến nhất. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khoảng 8/10 bệnh nhân ung thư da thuộc loại này. Nó thường biểu hiện là một vùng da không đau, hơi sáng màu, trên có giãn mạch máu hoặc biểu hiện giống vùng lồi và bị loét.
Ung thư tế bào đáy phát triển từ từ và có thể phá hủy các mô xung quanh nó. Tuy nhiên, loại ung thư này gần như không di căn xa hoặc gây tử vong.
Dù vậy, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt da. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng các vết phẳng, nhợt nhạt hoặc màu hồng như hình trên. Nếu kích thước lớn hơn, nó có thể vỡ ra, loét xung quanh.
Các tế bào đáy bị ung thư cũng có thể xuất hiện dưới dạng nổi lên, màu hồng hoặc đỏ.
Ung thư tế bào đáy tiến triển chậm, ít lan sang các bộ phận khác trên cơ thể nhưng khi không được điều trị, nó có thể xâm lấn xương hoặc mô bên dưới da.
Ung thư biểu mô tế bào đáy cũng có thể phát triển trên da đầu. Do đó, bạn nên kiểm tra bộ phận này thường xuyên, 1 lần/tháng.
Gần 70% nguyên nhân gây ung thư da tế bào đáy nói riêng và ung thư da nói chung là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 30% còn lại xuất hiện ở những vùng da kín do di truyền.
Ung thư tế bào đáy đôi khi rất khó phát hiện. Điển hình là vết giống như mụn thịt trong hình ảnh trên. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng màu nhạt, hồng hoặc đỏ, sáng bóng.
Thông thường, loại bệnh này được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ.
Ung thư biểu mô tế bào vảy: Loại ung thư này còn được gọi là bệnh Bowen. Chúng thường xuất hiện dưới dạng vảy sần sùi ở những khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ở nhiều ca bệnh, ung thư biểu mô tế bào vảy có ở da vùng hậu môn hoặc bộ phận sinh dục.
Ung thư biểu mô tế bào vảy thường xuất hiện dưới dạng các mảng phẳng màu đỏ hoặc nâu trên da, bề mặt khối u sần sùi, có vảy hoặc lớp vỏ. Những khu vực thường xuyên gặp là vị trí cơ thể tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời như mặt, tai, cổ, môi và mu bàn tay.
Khối u đôi khi phát triển trong các vết sẹo hoặc vết loét da trên bất kỳ phần nào của cơ thể. Chúng có nhiều khả năng phát triển thành các lớp sâu hơn của da và lan sang các bộ phận khác. Tuy nhiên, hiện tượng này rất hiếm gặp.
Ung thư da biểu mô tế bào vảy có xu hướng phát triển chậm và hầu như có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Nếu không điều trị, khối u có nguy cơ lan sang các khu vực lân cận hoặc bộ phận khác của cơ thể khiến chúng khó chữa hơn.
Ung thư tế bào hắc tố: Đây là loại ung thư ít phổ biến hơn ung thư da tế bào đáy và tế bào vảy. Tuy nhiên, nó nguy hiểm nhất trong ba loại ung thư da.
U hắc tố ác tính có biểu hiện ban đầu rất đa dạng và thường dễ bị bỏ qua. Khối u xuất hiện nhiều nhất ở lưng, ngực của nam giới và chân của nữ giới. Cổ và mặt cũng là vị trí thường tìm thấy u hắc tố ác tính.
Cách nhận biết các tế bào hắc tố là chúng có màu sắc khác nhau, đường viền lởm chởm. Không giống như nốt ruồi, nó là đốm nâu trên da có hình bầu dục hoặc hình tròn.
Những hình ảnh trên do Hiệp hội Ung thư Mỹ tập hợp từ những bệnh nhân ung thư da với các loại phổ biến. Tuy nhiên, để kết luận bạn có bị ung thư da hay không cần có ý kiến chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa.
Nếu trên da của bạn xuất hiện sự thay đổi, hãy tới gặp bác sĩ để phát hiện sớm. Ngoài ra, cần có những biện pháp phòng bệnh như:
- Hạn chế và mặc quần áo chống nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Khám chuyên khoa khi phát hiện tổn thương nghi ngờ hoặc có tiền sử gia đình có người mắc ung thư hắc tố.
- Thường xuyên theo dõi và tự khám da toàn thân.
Lộ diện thực phẩm vàng trong làng giải độc Chất lycopen đặc biệt dồi dào trong quả cà chua đen không chỉ giúp chống oxy hóa mạnh mẽ mà còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và có tác dụng giải độc. Các nhà khoa học Nhật Bản đến từ đại học Tokyo đã tìm thấy các chất chống oxy hóa trong lycopen của quả cà chua đen có thể...