Thai phụ nguy kịch chỉ vì vết thương ở ngón chân
Người phụ nữ mang thai 9 tuần được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch do thuyên tắc động mạch phổi.
Thai phụ 26 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch chỉ vì gặp vết thương ở ngón chân trước đó. Ảnh: Nguyên Hạnh.
Bệnh nhân T.K.N. (26 tuổi), nhân viên văn phòng tại một công ty giày da ở quận Bình Tân, mang thai lần đầu tiên và thai đang ở tuần thứ 9 của thai kỳ.
Cách thời điểm nhập viện 4 tuần, chị N. bị tai nạn giao thông chấn thương gãy xương bàn ngón chân phải, đeo nẹp bàn chân phải và nằm bất động tại nhà khoảng 3 tuần.
Sau đó, bệnh nhân cảm thấy đau nhức vùng cẳng chân phải và sưng bàn chân. Trong lúc đang làm việc tại công ty, chị N. ngất xỉu và được đưa vào bệnh viện địa phương.
Tại đây, bện nhân được chẩn đoán trong tình trạng rất nguy kịch, mạch, huyết áp không đo được, suy hô hấp và theo dõi sốc phản vệ độ 3. Ngay lập tức, bác sĩ duy trì vận mạch, Adrenaline và chuyển ngay thai phụ đến Bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả chụp CT Scan động mạch phổi cho thai phụ ghi nhận có huyết khối ở thân động mạch phổi phải, trái và các nhánh vào phân thùy phổi.
Video đang HOT
Ngay lập tức, thai phụ được chuyển khẩn cấp lên khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) của Bệnh viện. Lúc này, thai phụ bắt đầu có chuyển biến sốc nặng, nổi bông tím toàn thân, suy hô hấp.
Ê-kíp điều trị xác định bệnh nhân bị thuyên tắc động mạch phổi khối lớn, suy thất phải cấp, huyết khối tĩnh mạch đùi khoeo chân phải.
Nhờ được áp dụng hàng loạt biện pháp hồi sức cấp cứu và nhiều bác sĩ thuộc các chuyên khoa cùng phối hợp, thai phụ qua cơn nguy kịch. Ảnh: Nguyên Hạnh.
Trước tình trạng đó, bệnh nhân được thực hiện oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (VA ECMO) cấp cứu, điều trị kháng đông, an thần và vận mạch. Đồng thời, Bệnh viện tiến hành hội chẩn đa chuyên khoa sâu gồm khoa Hồi sức tích cực, Tim mạch, Tim mạch can thiệp, phòng DSA của khoa Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê phẫu thuật tim và mời thêm bác sĩ Sản khoa của Bệnh viện Hùng Vương… để đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất.
Sau hơn 2 giờ, ê-kíp thành công lấy ra nhiều mảnh huyết khối, tái thông động mạch phổi 2 bên ở mức độ 50-70% cho bệnh nhân.
Nói về sự phức tạp trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sau khi thực hiện ECMO, về cơ bản huyết áp của bệnh nhân có cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng thuyên tắc phổi này lại không thể sử dụng được thuốc tiêu sợi huyết toàn thân.
Lý do là bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch và chạy ECMO nên dễ gặp nhiều tác dụng phụ. Quan trọng hơn, việc dùng thuốc này có thể gây ra chảy máu không kiểm soát được, nguy cơ cho thai nhi rất cao. Chính vì vậy, các khoa quyết định lấy huyết khối và trong quá trình thực hiện, các ê-kíp phải vừa can thiệp và vừa che chắn thai nhi rất cẩn thận.
Bên cạnh đó, do bệnh nhân đang mang thai 9 tuần, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã hội chẩn cùng Bệnh viện Hùng Vương để đặt thuốc dưỡng thai phù hợp, bảo vệ an toàn tối đa cho thai nhi.
Kết quả sau 4 ngày tiến hành các phương pháp kỹ thuật chuyên sâu, bệnh nhân được rút nội khí quản, ngưng ECMO.
Hiện tại, thai phụ hoàn toàn tỉnh táo, có thể là ngồi ăn uống tại giường không cần phải thở oxy, huyết áp ổn định, kết quả siêu âm và diễn biến thai nhi thuận lợi.
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thanh Linh, khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết thuyên tắc phổi ở thai phụ đang bị chấn thương, đặc biệt, bệnh nhân lại nhập viện trong tình trạng cấp cứu thì ngay cả những trung tâm chuyên về điều trị thuyên tắc phổi trên thế giới, thì tỷ lệ không qua khỏi vẫn có thể là trên 60%.
Trước bệnh lý nguy hiểm này, bác sĩ Linh khuyến cáo các bệnh nhân mang thai thuộc nhóm nguy cơ cao tăng đông, dễ gây huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc khi có triệu chứng như đau nhức, sưng chân đặc biệt với chấn thương bị hạn chế vận động…cần siêu âm mạch máu tầm soát huyết khối để có thể can thiệp điều trị kịp thời.
Mua thủ lợn về chế biến, người đàn ông mắc liên cầu nguy kịch
Mua thủ lợn về chế biến và mời người thân tới ăn, sau đó ông N.V.T (52 tuổi, Thanh Hoá) sốt cao, rối loạn ý thức, vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Theo người nhà ông N.V.T (52 tuổi, Thanh Hoá) cho biết, cách đây 12 ngày, ông T ra chợ mua thủ lợn về chế biến, sau đó người nhà tới ăn.
Bữa ăn có khoảng 5-6 người, nhưng sau đó, chỉ có ông T xuất hiện sốt cao, nổi các ban xuất huyết trên da, được đưa vào cơ sở y tế gần nhà và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá trong tình trạng rối loạn ý thức, tụt huyết áp.
Ông T được đặt nội khí quản thở máy, lọc máu. Mặc dù được hồi sức tích cực trong một tuần, nhưng tình trạng của bệnh nhân không cải thiện, tiến triển suy đa tạng và rối loạn đông máu nặng.
Kết quả cấy máu cho thấy ông T nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Các vết ban xuất huyết trên cánh tay chân bệnh nhân.
Hiện bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, thở máy và lọc máu liên tục.
ThS.BS Phan Văn Mạnh, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Bệnh liên cầu lợn có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào khỏe mạnh, nghiên cứu cho thấy có thể hay gặp hơn trên nền bệnh nhân lạm dụng rượu. Những bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiều bệnh lý nền, tuổi cao thì bệnh càng diễn biến nặng.
BS Mạnh cho biết thêm, bệnh liên cầu lợn thông thường sẽ gây ra 2 bệnh cảnh chính là nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não. Bệnh nhân này đã được chọc dịch não tủy và loại trừ viêm màng não. Tuy nhiên, ở bệnh nhân T tình trạng nhiễm khuẩn huyết tiến triển rất nhanh và gây ra nhiều hậu quả nặng nề như rối loạn đông máu, suy đa tạng kéo dài.
Ông T bị suy đa tạng phải thở máy, lọc máu.
Trường hợp của ông T có thể nhiễm vi khuẩn liên cầu trong quá trình ông chế biến thủ lợn. Vì vậy, BS Mạnh khuyến cáo, người dân trong quá trình tiếp xúc với lợn, nên đặc biệt chú ý đeo găng tay và khẩu trang. Bản chất vi khuẩn liên cầu lợn quần cư ở trên đường hô hấp của lợn, nên không có gì có thể loại khỏi vi khuẩn đó mà chỉ có cách phòng tránh để hạn chế lây nhiễm vào người.
"Bệnh liên cầu lợn hiện chưa có vaccine phòng bệnh nên ăn chín uống sôi rất quan trọng. Tuyệt đối không ăn lợn chết, lợn bệnh; không ăn các chế phẩm từ lợn chưa được nấu chín, nhất là tiết canh lợn", BS Mạnh nói
Tham gia giải chạy, nam thanh niên bỗng gục gã, ngừng tim ngay gần vạch đích Nam thanh niên sinh năm 1994 tham gia giải chạy bỗng ngã gục khi cách vạch đích chỉ khoảng 100m. Dù được sơ cấp, đưa vào bệnh viện ngay sau đó, nhưng tiên lượng của bệnh nhân vẫn nặng, hiện đang điều trị hồi sức. Giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 diễn ra sáng qua, 14/4. Theo báo cáo sơ bộ, vào...