Thêm liệu pháp mới trị bệnh Alzheimer
Alzheimer (AD) là một chứng rối loạn não tiến triển dần dần phá hủy trí nhớ, kỹ năng tư duy và cuối cùng là không có khả năng thực hiện các hoạt động đơn giản hàng ngày.
Đây là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất, nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân nhập viện và t.ử v.ong, đặc biệt ở người lớn t.uổi.
Zunveyl ( benzgalantamine) vừa được FDA cấp phép để điều trị bệnh Alzheimer từ nhẹ đến trung bình. Đây là một t.iền chất của galantamine (điều trị bệnh Alzheimer) và là chất ức chế acetylcholinesterase (AChEI), giúp ngăn chặn sự p.hân h.ủy acetylcholine, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng của não liên quan đến chức năng ghi nhớ, hoạt động và sự chú ý.
Galantamine được FDA chấp thuận từ năm 2001. Các dữ liệu cho thấy lợi ích tích cực, liên quan đến kết quả lâu dài trong điều trị. Thuốc có tác dụng chống viêm và liên quan đến việc cải thiện trí nhớ, sự chú ý và giảm đáng kể nguy cơ t.ử v.ong; có tác dụng mạnh nhất đối với tình trạng suy giảm nhận thức trong nhóm thuốc AChEI và đã được chứng minh có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ nghiêm trọng.
Zunveyl nhắm vào các triệu chứng của bệnh Alzheimer, mang lại cho bệnh nhân những lợi ích lâu dài về chức năng nhận thức và toàn thể, cũng như khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày bị suy giảm do bệnh Alzheimer.
Do đặc tính t.iền thuốc, khi vào cơ thể zunveyl được chuyển đổi thành galantamine, do đó đạt được hiệu quả điều trị tương tự như galantamine.
Video đang HOT
Thuốc cũng được thiết kế riêng để khắc phục một số vấn đề về khả năng dung nạp và có hồ sơ an toàn trên hệ thần kinh trung ương.
Một số thông tin liên quan đến thuốc:
- Zunveyl (benzgalantamine) là chất ức chế cholinesterase được chỉ định để điều trị chứng mất trí nhớ nhẹ đến trung bình của bệnh Alzheimer ở người lớn.
- Không dùng thuốc ở những bệnh nhân có t.iền sử quá mẫn với benzgalantamine, galantamine hoặc bất kỳ thành phần không hoạt động nào trong zunveyl.
- Các phản ứng có hại thường gặp nhất với viên galantamine là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu và chán ăn. Một số phản ứng nghiệm trọng có thể xảy ra như: Hội chứng Stevens-Johnson và bệnh mụn mủ toàn thân cấp tính (nếu xảy ra không nên tiếp tục sử dụng thuốc này và nên cân nhắc liệu pháp thay thế).
- Thận trọng dùng cho những bệnh nhân có t.iền sử hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn và cần theo dõi các tác dụng phụ về hô hấp.
- Thuốc ức chế cholinesterase, bao gồm galantamine, có khả năng can thiệp vào hoạt động của thuốc kháng cholinergic: Tác dụng hiệp đồng khi thuốc ức chế cholinesterase được dùng đồng thời với succinylcholine, các thuốc chẹn thần kinh cơ tương tự hoặc các chất chủ vận cholinergic như bethanechol…
Món ăn quen thuộc với người châu Á là 'thần dược' cho não
Các nhà khoa học Mỹ đã phát tác dụng đặc biệt của isoflavone, một hợp chất dồi dào trong nhiều món ăn quen thuộc với người Á Đông.
Theo SciTech Daily, nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Đại học Illinois ở Urbana-Champaign cho thấy các món ăn làm từ đậu nành và sữa đậu nành có thể giúp t.rẻ e.m có khả năng tập trung và tư duy tốt hơn.
Isoflavone là hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thực vật, đặc biệt là đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
Các món ăn từ đậu nành hay sữa đậu nành có lợi cho trí não của t.rẻ e.m lẫn người lớn - Ảnh: SCITECH DAILY
Mặc dù trước đây đã có các bằng chứng ở người lớn cho thấy isoflavone đậu nành có thể cải thiện trí nhớ, nhưng lợi ích của nó ở t.rẻ e.m vẫn chưa được nghiên cứu kỹ.
Do vậy, các nhà khoa học Mỹ đã xem xét chế độ ăn uống chi tiết của 128 t.rẻ e.m từ 7 đến 13 t.uổi ở nước này.
Để đ.ánh giá khả năng trí tuệ chung của các em nhỏ này, họ sử dụng một bộ bài kiểm tra bằng bút chì và giấy được điều chỉnh theo trình độ phù hợp với cấp học
Họ cũng đo khả năng chú ý bằng cách sử dụng một nhiệm vụ được vi tính hóa gọi là "nhiệm vụ flanker" trong khi hoạt động điện não đồ (EEG) được ghi lại nhằm đo tốc độ xử lý thông tin và sự chú ý.
Lượng tiêu thụ isoflavone đậu nành của từng trẻ dao động từ 0 -35 mg/ngày. Những trẻ tiêu thụ nhiều đậu nành nhất cũng là những trẻ đạt điểm cao trong các bài kiểm tra tư duy - nhận thức.
Vì vậy, việc bổ sung một lượng đậu nành vừa phải vào khẩu phần sẽ giúp ích trẻ rất nhiều trong việc học tập.
Một ly sữa đậu nành 237 ml cung cấp khoảng 28 mg isoflavone, một khẩu phần đậu hũ cung cấp khoảng 35 mg và nửa cốc đậu nành hấp cung cấp khoảng 18 mg isoflavone.
Các tác giả cũng gợi ý các món ăn nhẹ như đậu nành rang, hạt đậu nành hoặc sữa đậu nành là cách tốt để bổ sung thêm đậu nành vào chế độ ăn. Đậu hũ, tempeh (một món ăn truyền thống bằng đậu nành xuất xứ từ Indonesia) hoặc viên đậu nành cũng là lựa chọn tốt.
Như vậy, người châu Á dường như có lợi thế lớn bởi các món ăn làm từ đậu nành cũng như món sữa đậu nành rất phổ biến tại các quốc gia châu Á.
Rối loạn tâm thần vì hít bóng cười Bất chấp cảnh báo từ các cơ quan chức năng, ở thời điểm hiện tại, vẫn có một bộ phận không nhỏ giới trẻ sử dụng bóng cười trong các cuộc vui. Không hiếm trường hợp đã phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc khí N2O trong bóng cười. Ảnh: BV Việt Tiệp...