Người đàn ông phải cấp cứu sau bữa ăn một mình tại nhà
Sau ăn 30 phút, ông T. xuất hiện dấu hiệu tê lưỡi, buồn nôn và khó thở. Gia đình đã vội vàng đưa đi cấp cứu nhưng bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, ngừng thở.
Ông H.Đ.T. (68 t.uổi, trú tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) được người nhà đưa vào viện cấp cứu do ngộ độc ấu tẩu.
Theo gia đình, ông T. mua củ ấu tẩu ở chợ về nấu canh ăn một mình. Khoảng 30 phút sau bữa ăn, người đàn ông này xuất hiện triệu chứng tê miệng lưỡi, chân tay, buồn nôn và nôn nhiều, khó thở. Gia đình nhanh chóng đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cấp cứu.
Nam bệnh nhân đang được bác sĩ theo dõi tại bệnh viện. Ảnh: BSCC.
Ngay sau khi bệnh nhân nhập viện, các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí bóp bóng oxy, ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản, sốc điện và sử dụng thuốc chống rối loạn nhip tim, truyền dịch, điều trị rối loạn điện giải, thuốc trợ tim nâng huyết áp. Sau 3 ngày điều trị tích cực, ông T. đã tỉnh táo, sức khỏe ổn định.
Video đang HOT
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng khoa khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang – cho biết củ ấu tẩu thường được dùng ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau do viêm khớp, viêm dây thần kinh.
Loại củ này có chứa nhiều độc tố nên những người có kinh nghiệm mới chế biến được. Người dân không nên tự ý sử dụng vì có thể sẽ gây ngộ độc.
Triệu chứng ngộ độc củ ấu tẩu bao gồm tê miệng và lưỡi, tê cóng đầu chi, chẩy nước rãi, rối loạn tiêu hóa, khó thở, co giật. Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí.
Tại Tuyên Quang, các bác sĩ đã ghi nhận có trường hợp phải nhập viện cấp cứu, thậm chí t.ử v.ong do tự ý sử dụng củ ấu tẩu. Lưu ý, người nhà tuyệt đối không giữ bệnh nhân bị ngộ độc theo dõi tại nhà hoặc tự điều trị theo các biện pháp truyền miệng, có thể gây co giật, suy hô hấp, t.ử v.ong.
Cứu sống người phụ nữ 62 t.uổi bị sốc tim nguy kịch
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa cứu sống nữ bệnh nhân bị viêm cơ tim, biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp phức tạp, tiên lượng rất nặng bằng kỹ thuật tiên tiến ECMO...
Cụ thể, bệnh nhân Đ.T.L (62 t.uổi; trú tại xã Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) phát hiện đau đầu nhiều, mệt mỏi, chưa rõ đau ngực, sau đó được gia đình đưa vào Trung tâm Y tế huyện Hải Hà thăm khám, chụp cắt lớp vi tính sọ não kiểm tra. Tuy nhiên qua thăm khám, người bệnh không có bất thường nên được về nhà theo dõi; đáng chú ý bà L.chưa từng phát hiện bệnh lý mạn tính.
Khi về nhà, bà L. ngày càng đau đầu dữ dội kèm đau tức ngực và được người nhà chuyển đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Hải Hà, với kết quả điện tim đồ có chênh ở chuyển đạo trước tim, nhịp tim chậm block nhĩ thất cấp III. Lúc này, bệnh nhân được xử trí thuốc tăng nhịp tim, chống đông và kháng tiểu cầu; đồng thời các bác sĩ Trung tâm Y tế liên hệ hội chẩn từ xa và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục điều trị.
Tất cả hệ thống máy móc hồi sức hiện đại được huy động điều trị cho bệnh nhân L.
Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, bệnh nhân vào Khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng tỉnh, khó thở nhiều, vã mồ hôi, da toàn thân tái lạnh, mạch nhanh, không đều, huyết áp thấp, điện tim đồ có chênh lên ở nhiều chuyển đạo trước tim, loạn nhịp phức tạp, có đoạn nhịp nhanh thất, men tim tăng động học. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc tim, theo dõi nhồi m.áu cơ tim chưa loại trừ viêm cơ tim tối cấp.
Ngay sau đó, kíp bác sĩ Khoa Hồi sức nhanh chóng đặt nội khí quản, thở máy, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt dụng cụ theo dõi huyết động PiCCO, dùng các thuốc vận mạch, trợ tim. Cùng với đó, bác sĩ phối hợp hội chẩn với chuyên Khoa Tim mạch và chỉ định chụp mạch vành cấp cứu. Kết quả cho thấy, bệnh nhân không có tắc mạch vành và người bệnh được can thiệp cấp cứu đặt máy tạo nhịp tạm thời.
Qua hội chẩn cùng kết quả chụp mạch vành, các bác sĩ chẩn đoán bà L. bị viêm cơ tim biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp phức tạp. Tiếp đó, bệnh nhân được theo dõi hồi sức, sau 3h đ.ánh giá tình trạng sốc và rối loạn nhịp của bà L. không cải thiện.
Trước tình trạng tối khẩn, Khoa Hồi sức tích cực quyết định áp dụng kỹ thuật ECMO-VA (kỹ thuật tim phổi nhân tạo phương thức hỗ trợ tuần hoàn) với sự phối hợp của các chuyên Khoa Tim mạch, Gây mê hồi sức, Ngoại lồng ngực.
Bệnh nhân được thiết lập đường vào mạch m.áu qua động mạch và tĩnh mạch đùi phải dưới sự hỗ trợ của bác sĩ phẫu thuật mạch. Kỹ thuật này giúp người bệnh suy tuần hoàn được hỗ trợ chức năng sống tạm thời trong khi chờ tim bị tổn thương phục hồi, giúp giành lại cơ hội sống cho người bệnh.
Nữ bệnh nhân 62 t.uổi được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cứu sống.
Sau 8 tuần điều trị tích cực bằng các phương pháp hồi sức hiện đại nhất, chức năng tim của bà L. dần cải thiện, chỉ số EF (phân suất tống m.áu) đạt 50%, kiểm soát rối loạn nhịp tim, bệnh nhân tỉnh, ý thức tốt. Hiện sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân tự thở tốt, nói chuyện tiếp xúc, ăn uống vận động bình thường.
Bác sĩ CKI Lê Quang Khương-Phó khoa Hồi sức tích cực-Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: Các trường hợp sốc tim do viên cơ tim hoặc nhồi m.áu cơ tim cấp đều diễn biến rất nhanh và phức tạp, nguy cơ t.ử v.ong cao.
Đối với bệnh nhân L., mặc dù phía bệnh viện đã phối hợp đồng thời nhiều biện pháp hồi sức tích cực, như: Đặt nội khí quản, thở máy, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, theo dõi huyết động, dùng các thuốc vận mạch trợ tim, đặt máy tạo nhịp tạm thời... nhưng tình trạng không cải thiện, vẫn đe dọa t.ử v.ong cao. Do đó, các bác sĩ quyết định sử dụng phương pháp ECMO-VA (trong những kỹ thuật cao chuyên sâu và phức tạp nhất trong chuyên ngành hồi sức cấp cứu) và sự hồi phục của người bệnh đã minh chứng hiệu quả kỳ diệu của phương pháp này.
Bé 12 t.uổi sốc phản vệ sau khi ăn con cù kỳ Trẻ được đưa vào Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong tình trạng sốt nhẹ, ban sẩn đỏ toàn thân, ngứa nhiều. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán trẻ bị phản vệ độ I và được xử trí theo phác đồ. Đại diện Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, mới...