Tại sao kháng sinh không điều trị được bệnh do virut?
Kháng sinh (KS) là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn (VK) hay kìm hãm sự phát triển của VK một cách đặc hiệu. Mỗi loại KS chỉ tác dụng lên một số chủng VK nhất định.
Các thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virut vì cấu tạo của virut hoàn toàn khác biệt với VK. Người ta gọi virut là siêu vi khuẩn vì nó không phải là một tế bào hoàn chỉnh mà chỉ là bộ gen (hoặc DNA hoặc RNA) bao quanh là lớp vỏ protein chứa nhiều kháng nguyên, nên bắt buộc phải sống ký sinh bên trong tế bào chủ mà nó xâm nhiễm.
Do virut nằm trong vật chất di truyền của tế bào chủ cho nên nếu KS tiêu diệt virut thì đồng nghĩa với diệt cả tế bào chủ (người hoặc động vật). Hơn nữa, virut còn có khả năng nằm ẩn mình vài năm trong tế bào ở thể không hoạt động và luôn thay đổi hình dạng nên có khả năng kháng lại thuốc rất cao. Vì vậy không được dùng thuốc KS để điều trị các bệnh do virut. Chỉ khi nào thực sự có nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao (như sau phẫu thuật) mới phải dùng thuốc KS.
Video đang HOT
Các thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virut vì cấu tạo của virut hoàn toàn khác biệt với VK (Ảnh minh họa)
Thuốc KS phải dùng đủ liều lượng và đủ thời gian quy định, nếu không sẽ tạo ra những chủng VK kháng thuốc lại càng nguy hiểm hơn. Đối với virut, để tiêu diệt chúng, người ta sử dụng các thuốc kháng virut là nhóm thuốc khác, chứ không phải là thuốc KS.
Ví dụ như để trị cúm do virut người ta dùng các thuốc là oseltamivir (tamiflu), zanamivir (relenza), amantadine (symmetrel) và rimantadine (flumadine)…
Theo VNE
Những kháng sinh cấm dùng cho thai phụ
Nhiều loại thuốc được sử dụng trong trị bệnh có thể gây độc cho thai theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp mà hậu quả là sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của thai nhi kể cả sau khi đứa trẻ ra đời. Sự bất thường đó có thể kín đáo, không bộc lộ rõ.
Do vậy phần lớn các loại thuốc hiện nay đều được khuyến cáo cần dùng thận trọng hoặc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Tác dụng độc của thuốc đối với thai rất có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng thường gặp nhất trong 3 tháng đầu, tuy nhiên còn phụ thuộc liều dùng của thuốc, tuổi của thai nhi và có sự hiệp đồng giữa các loại thuốc trong quá trình trị liệu. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần biết những loại kháng sinh nào không nên dùng để tránh trong quá trình mang thai.
Tác dụng độc của thuốc đối với thai rất có thể xảy ra ở bất kỳ gi giai đoạn nào của thai kỳ (Ảnh: Internet)
Nhóm không thể dùng (chống chỉ định) gồm có phenicol (gây suy tủy, giảm bạch cầu, "hội chứng xám ở trẻ em"), tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em...), aminoglycosid như gentamycin, streptomycin... (gây điếc vì thuốc có khả năng xâm nhập rất nhanh qua hàng rào rau thai đồng thời phá hủy thần kinh thính giác của thai nhi, gây điếc bẩm sinh).
Tetracyclin khi sử dụng ở phụ nữ mang thai sau 15 tuần có thể gắn vào xương và răng làm răng biến màu vàng nâu và chậm phát triển các xương dài... Trimethoprim cũng có liên quan với nguy cơ gây dị dạng thai được sử dụng ở những thai phụ khi cơ thể người mẹ bị thiếu hụt acid folic.
Nhóm thuốc quinolon như ciprofloxacin, norfloxacin, pefloxacin... (gây tổn thương như thoái hóa khớp cụ thể là có những bằng chứng cho thấy chúng có thể phá hủy sụn tiếp của thai ở động vật thí nghiệm)... Trên đây là một trong số các thuốc kháng sinh cần được tránh sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Theo VNE
10 lý do tại sao ăn lạc có lợi cho sức khỏe Lạc cùng với các loại đậu và đậu Hà Lan là những thành viên trong gia đình nhà họ đậu và là nguồn protein tốt nhất trong giới thực vật nên rất có lợi cho sức khỏe. Lạc được chế biến thành nhiều món ăn. Lạc có thể rang với muối, rang khô, luộc thậm chí ăn sống. Lạc cũng có thể làm...