Tại sao bị tiểu đường nên ăn súp lơ xanh?
Rau xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể chống lại các triệu chứng của tình trạng mãn tính, kiểm soát lượng đường trong máu. Súp lơ xanh được chứng minh là loại rau có hiệu quả với những người bị tiểu đường loại 2.
Để có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, điều quan trọng là phải bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ ăn uống, đặc biệt là khi bạn đang mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường. Rau xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể chống lại các triệu chứng của tình trạng mãn tính này, dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu.
Súp lơ xanh tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Science Translational Medicine” cho biết những người bị bệnh tiểu đường nên bổ sung súp lơ xanh.
Các nhà nghiên cứu từ Học viện Sahlgrenska, Đại học Gothenburg và Khoa Y tại Đại học Lund ở Thụy Điển đã phát hiện chiết xuất từ bông cải xanh có thể khá hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2.
Ảnh minh họa.
Để thực hiện nghiên cứu, họ đã đưa chiết xuất sulforaphane cho chuột mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn đầu của thử nghiệm. Họ phát hiện ra rằng sulforaphane làm giảm sản xuất glucose trong tế bào gan, giảm lượng glucose trong máu lúc đói và hemoglobin glycated.
Bên cạnh đó, nó cũng cắt giảm sản xuất quá nhiều glucose và không dung nạp glucose ở mức độ tương tự như metformin, một loại thuốc điều trị tiểu đường được kê đơn.
Trong giai đoạn thứ hai, các nhà nghiên cứu đã đưa chiết xuất súp lơ xanh cô đặc cho 97 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong 12 tuần. Sau đó, họ so sánh kết quả với những người mắc bệnh tiểu đường được kê toa giả dược.
Ngay cả trong thí nghiệm này, người ta đã quan sát thấy rằng chiết xuất sulforaphane có thể giúp giảm mức đường huyết lúc đói. Đây được coi là một phát hiện quan trọng vì metformin có thể gây phản ứng phụ không mong muốn như các vấn đề liên quan đến dạ dày và cũng không được kê đơn cho những người có vấn đề về thận.
Video đang HOT
Hàm lượng chất dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe khi ăn súp lơ xanh
Súp lơ xanh là một trong những loại rau giàu chất dinh dưỡng nhất. Nó chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin K, sắt, protein và kali.
Một nửa chén súp lơ xanh nấu chín chỉ chứa 27 calo và 3 gam carbs khiến nó trở thành lựa chọn ưu tiên cho những người bị tiểu đường và người ăn kiêng.
Ngoài ra, súp lơ xanh cũng là một nguồn cung cấp hai chất chống oxy hóa quan trọng là lutein và zeaxanthin có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt.
Ảnh minh họa.
Người bệnh tiểu đường nên ăn những loại rau nào?
Tất cả những người bị bệnh tiểu đường cần phải hết sức cẩn thận về loại thực phẩm mà họ đưa vào chế độ ăn uống của mình và rau là thứ không bao giờ được bỏ qua vì chúng ít calo, giàu chất xơ và chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, chúng là lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài súp lơ xanh, một số loại rau tốt cho bệnh nhân tiểu đường có thể kể đến như súp lơ trắng, ớt chuông, cà rốt, rau bina, nấm, đậu xanh, cà tím.
Nguyên tắc ăn "2 tăng, 1 giảm" để nhanh chóng phục hồi bệnh lý gan mật
Để bảo vệ gan và cải thiện chức năng gan hiệu quả, điều đầu tiên cần thực hiện chính là xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh.
Lá gan là cơ quan nội tạng chủ chốt của cơ thể bởi nó tham gia vào hầu hết các quá trình sinh học quan trọng. Tất cả các chất vào cơ thể đều qua gan vào máu đến các nơi. Những hoạt động duy trì sự sinh tồn của cơ thể mà gan tham gia vào gồm có:
- Tạo ra mật giúp tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn thành năng lượng, điều chỉnh lượng chất béo, vitamin, khoáng chất vi lượng và chất đường mà cơ thể cần.
- Sản xuất các chất cần cho hoạt động của não, tủy sống, sản xuất và bài tiết cholesterol, kiểm soát sự đông máu.
- Sản xuất ra các yếu tố miễn dịch và loại bỏ vi khuẩn, giúp cơ thể tạo ra sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.
- Lưu trữ các chất quan trọng có thể nuôi sống cơ thể để cung cấp lại cho cơ thể vào những thời điểm cần thiết.
- Giải độc cơ thể bằng cách bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, do các mầm bệnh như ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, bệnh lý bẩm sinh hay các chất độc mà chúng ta đưa vào cơ thể thông qua con đường ăn uống, lá gan sẽ bị hư hại. Các bệnh lý gan mật thường gặp bao gồm: viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, viêm đường mật, xơ gan, ung thư gan...
Theo Hội gan mật Việt Nam, khi đã được chẩn đoán mắc bệnh lý gan mật, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây:
1. Giảm bớt mỡ trong chế độ ăn
Khi tế bào gan bị tổn thương thì lập tức trong bào tương của nó sinh ra những giọt mỡ có thể bóp nghẹt hạt nhân của tế bào và làm chết tế bào. Đó là hiện tượng thoái hóa mỡ của gan.
Vì vậy chế độ ăn có nhiều lipid phải loại trừ ngay.
2. Tăng glucid
Bình thường, một phần glucid của chế độ ăn được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen, chức năng chuyển hóa dự trữ glycogen rất quan trọng vì nó làm cho gan đảm nhiệm được vai trò giải độc, chống xâm nhập của các chất độc từ bên ngoài vào và những chất độc từ cơ thể gây ra. Khi gan bị tổn thương thì glycogen trong gan bị giảm đi, do đó chế độ ăn cần phải có nhiều glucid để tạo ra nhiều glycogen.
Thực tế người ta cũng đã chứng minh: lipid và glycogen là hai chất có tỷ lệ trái ngược nhau trong gan, chất này nhiều thì chất kia sẽ ít đi. Vậy chế độ ăn nhiều glucid không những cung cấp glycogen cho gan mà còn làm chậm sự xâm nhập lipid vào gan.
3. Tăng protein
Sự tái tạo tế bào gan cần phải có nhiều protein. Sự thoái hóa mỡ của gan có thể sinh ra bởi một chế độ ăn nhiều lipid hoặc chế độ ăn ít protein. Chế độ ăn tăng protein có thể giúp gan chống ngộ độc do asen, clorofoc, tetraclorua cacbon.
Người ta đã chứng minh chất cholin methionin có thể chống lại sự xâm nhập mỡ vào gan (gây ra bởi các chế độ ăn ít protein). Methionin là một acid amin cần thiết, nó giúp cho tổng hợp cholin.
Methionin và cholin được gọi là các chất tiêu mỡ vì nó có tác dụng chuyển các chất lipid từ gan đến các kho dự trữ mỡ ở dưới da. Không có những chất này thì mỡ sẽ tụ lại trong tế bào gan gây thoái hóa mỡ. Ngoài ra 2 chất này còn có khả năng chống độc và được coi là "acid amin bảo vệ gan".
Tác dụng của chế độ ăn tăng protein có nhiều methionin của sữa trong các bệnh gan được nhiều tác giả tán thành và công nhận có hiệu quả.
Ngoài ra gan còn có chức năng quan trọng trong sự đồng hóa các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K, nếu chức năng gan bị suy thì cơ thể biểu hiện các triệu chứng thiếu vitamin, ví dụ: thiếu vitamin K sẽ rối loạn đông máu (vì gan không tạo ra được prothrombin).
Người ta đã tạo được bệnh xơ gan trên súc vật bởi một chế độ ăn thiếu vitamin nhóm B (gan có chức năng chống độc nhờ vitamin nhóm B). Vì vậy cần phải có chế độ ăn hợp lý để ngăn chặn và làm thoái lui bệnh gan mật.
Phát hiện mới về khả năng chữa bệnh của dầu ô liu Dầu ô liu là thành phần quan trọng trong chế độ ăn phòng chống tăng huyết áp Mediterranean vì cung cấp nhiều chất béo khỏe mạnh, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Trong dầu ô liu, có đến 73% chất béo không bão hòa đơn - các oleic acid; phần còn lại là chất béo bão hòa và không bão hòa đa....