Suy dinh dưỡng sau cắt dạ dày để giảm cân
Từ một người từng nặng đến 165 kg, bà mẹ 4 con tụt cân nhanh chóng, chỉ còn nặng khoảng 38 kg, tóc rụng, răng yếu, suy giảm thị lực do thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
Sau khi sinh con thứ 4 vào năm 2011, cân nặng của Rachel Layou ngày càng trở nên khó kiểm soát kéo theo diễn biến phức tạp của bệnh tiểu đường. Thân hình nặng nề, quá khổ khiến cô gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt cá nhân cũng như việc chăm sóc con cái. Năm 2015, Rachel được bác sĩ khuyên nên làm phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giảm nhu cầu ăn uống, từ đó sẽ giảm cân.
Trước khi phẫu thuật thu nhỏ dạ dày, Rachel nặng 165 kg.
Làm phẫu thuật xong, Rachel xuất viện và bắt đầu thực hiện chế độ ăn mới với phần lớn là thực phẩm dạng lỏng để cơ thể làm quen. 3 ngày sau ca phẫu thuật, Rachel bị sốt cao, đau bụng dữ dội và được chẩn đoán dạ dày mới quá nhỏ, khiến chất lỏng bị rò rỉ ra ngoài, gây nhiễm trùng. Thời điểm này bà mẹ 4 con không nuốt hay ăn uống bất cứ thứ gì, kể cả việc nuốt nước bọt cũng khiến Rachel đau đớn. Tình trạng này khiến bác sĩ phải đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên (PICC) để truyền dịch nuôi sống cơ thể cho cô. Rachel cũng bị nhiễm trùng đường PICC và nhiều lần suýt chết. Nằm viện suốt 2 tháng nhưng bác sĩ không thể cải thiện được vấn đề của Rachel bởi một khi đã cắt bỏ một phần dạ dày cũng đồng nghĩa không thể “khâu” lại được. Bà mẹ 4 con được động viên tập nuốt để thích nghi và cải thiện dần.
Không nuốt được đồ ăn khiến Rachel dần trở nên biếng ăn bởi cơ thể đã quen dần với việc không tiếp nhận thực phẩm. Cân nặng của cô giảm đến mức lo ngại: 38 kg và cơ thể gầy trơ xương, tóc bị rụng, răng yếu vì cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng, thậm chí mù mắt trái.
Video đang HOT
Từ một người chật vật với mức cân quá khổ 165 kg, Rachel lại phải đối mặt với tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng: “Tôi đã giảm cân một cách khủng khiếp, điều mà tôi từng rất vui cho đến khi cơ thể chỉ còn khoảng 40 kg. Tôi muốn có cơ thể khỏe mạnh chứ không phải gầy gò, ốm yếu. Tôi muốn trong khoảng 50 kg để có thể chơi đùa, chăm sóc con cái của mình”.
Rachel vật lộn với tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng suốt nhiều năm.
Rachel cho biết cô đã tìm hiểu kỹ suốt một năm trước khi làm phẫu thuật thu nhỏ dạ dày nhưng không thể lường nó lại có những rủi ro ngoài sức tưởng tượng đến vậy. Sau nhiều năm vật lộn với chứng biếng ăn, năm ngoái Rachel đã được tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh. Trước khi lên giường mổ, cô cũng phải xác định rủi ro của ca phẫu thuật. Nếu không thành công, Rachel có thể chỉ sống thêm được khoảng 6 tuần.
May mắn, ca phẫu thuật đã thành công. Rachel dần ăn uống được trở lại, hiện nặng khoảng 63 kg. Tuy nhiên, đến nay cô vẫn phải cẩn thận trong chế độ ăn hàng ngày: “Ca phẫu thuật thành công nhưng tôi vẫn rất cảnh giác vì chỉ một muỗng quá nhiều là tôi có thể ốm luôn trong ngày hôm đó”, bà mẹ 4 con cho biết.
5 tác hại của việc bỏ đói cơ thể
Bỏ đói cơ thể không hề khiến bạn giảm cân mà chỉ khiến bạn thèm ăn nhiều hơn và tăng cân nhanh hơn.
Đói khiến bạn ăn quá nhiều
Những người nhịn ăn để giảm cân hoặc bỏ bữa do bận rộn thường ăn nhiều hơn mức cần thiết để bù lại lượng thức ăn mà họ đã bỏ qua. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần được cung cấp năng lượng sau mỗi 3 - 4 tiếng để quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục. Khi quá trình trao đổi chất chậm lại, mức năng lượng giảm, bạn có thể thấy hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung, dạ dày có cảm giác như bị cắn, đôi lúc còn cáu gắt, đau đầu, buồn nôn và gặp rối loạn giấc ngủ. Nhịn ăn trong khoảng thời gian dài khiến lượng đường trong máu giảm, bạn sẽ thèm ăn đồ chứa nhiều tinh bột và đường hơn. Đây là thói quen không tốt cho sức khoẻ và trọng lượng.
Bỏ đói cơ thể không giúp bạn giảm cân như bạn tưởng.
Bỏ đói cơ thể không giúp giảm cân
Nhiều người nghĩ rằng không ăn gì là cách giảm cân tốt nhất. Trên thực tế, nhịn ăn chỉ giúp bạn giảm một số cân nặng nhất thời, khi bạn ăn trở lại, cân nặng sẽ tăng lên nhiều hơn mức trước đó. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi bạn nhịn ăn hoặc ăn quá ít, cơ thể sẽ tự kích hoạt chế độ khẩn cấp để tiết kiệm năng lượng. Khi đó, cơ thể tích trữ chất béo và giảm mức độ đốt cháy calo, cân nặng sẽ tăng lên chứ không hề giảm đi.
Đói khiến bạn thèm ăn thực phẩm không lành mạnh
Khi cơ thể bị bỏ đói, lượng đường trong máu giảm, bạn sẽ có xu hướng thèm ăn các thực phẩm chứa đường và nhiều tinh bột. Bạn còn có xu hướng ăn bất cứ thứ gì trước mặt, vì vậy, khó có thể kiểm soát cân nặng, dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bỏ đói cơ thể lâu ngày sẽ khiến bạn bị rối loạn trao đổi chất và dễ mắc các bệnh mãn tính về đường ruột.
Gây rối loạn hormone
Hai hormone ảnh hưởng đến việc thèm ăn là ghrelin và leptin. Ghrelin kích thích sự thèm ăn còn leptin ngăn chặn nó. Khi bạn không ăn trong một thời gian dài, hai hormone này sẽ bị suy giảm chức năng bởi não bộ học cách tiết chế cơn đói theo lối sinh hoạt, vì vậy, bạn có thể chỉ ăn một bữa mỗi ngày mà không hề thấy thèm ăn. Lâu dài, bạn có thể mắc chứng biếng ăn.
Cơn đói có hại cho sức khoẻ
Bỏ đói cơ thể trong thời gian ngắn khiến bạn mệt mỏi, cáu gắt. Về lâu dài, sức khoẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn dễ mắc các bệnh về tiêu hoá, dạ dày, gan, rối loạn trao đổi chất...
Muốn tăng cân cần xem lại 5 vấn đề mình mắc phải hay không Những người gầy luôn muốn tìm mọi cách để tăng cân nhưng dường như kết quả thu về lại chẳng đạt được như mong muốn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến "hội cò hương" mãi không thể tăng cân được? Với những cô nàng có thân hình "gầy như cò hương" thì họ lại thường gặp vấn đề trong chuyện tăng cân để...