Sườn cay khổng lồ Thái Lan chinh phục thực khách khó tính
Có thể ăn cay hay không, bạn vẫn bị món sườn cay chinh phục bởi cách kết hợp nguyên liệu khéo léo, biến thứ bỏ đi thành món ăn.
Quán ăn trong chợ Talad Rot Fai ngày càng trở nên nổi tiếng với món sườn cay khổng lồ ( Laeng Saeb). Vì thế Mark Wiens – hot food blooger người Mỹ sống tại Thái Lan – đã quay lại cảnh anh thưởng thức món này XXL, thu hút hơn 4,7 triệu lượt xem trên youtube. Anh cũng cho rằng, đây là một trong những món ăn kỳ lạ nhất mà mình từng được nếm thử - Video: Mark Wiens
Nguyên liệu chính của món ăn chủ yếu là xương cột sống của lợn và ít xương sườn đã lóc gần hết thịt. Thường thì người ta hay dùng loại xương này để làm ngọt nước lèo hoặc có khi bỏ đi nên nó bị liệt vào nhóm thực phẩm thừa. Chính vì thế mà Laeng Saeb ghi điểm nhờ giúp tiết kiệm thực phẩm.
Sau khi hầm liên tục ít nhất 4 tiếng đồng hồ cùng với vài loại củ, đầu bếp vớt xương ra. Đến khi có khách thì cho vào nồi hầm lại khoảng 15 phút cho nóng. Có 4 kích cỡ cho bạn lựa chọn gồm: M (vừa), L (lớn), XL (cực lớn), XXL (khổng lồ) với giá từ 150 đến 599 baht/phần (khoảng 105.000-420.000 đồng).
Xương được xếp trên đĩa lớn theo hình chóp trông như ngọn núi nhỏ. Size XXL có thể khiến bạn ngạc nhiên vì chúng khá to, đủ cho 4-5 người ăn. Tùy từng nơi mà kích cỡ món ăn khác nhau, có tiệm phải 10 người mới “xử” hết đĩa xương to.
Video đang HOT
Nước sốt nấu từ nước hầm xương, thêm các loại gia vị như sả, ngò, hành, đặc biệt là rất nhiều ớt xanh. Vị nước sốt hơi chua, tương tự vị tom yum, lại đậm đà, thơm mùi sả. Ớt xanh cay nồng khiến bạn như “bốc hỏa” ngay khi nếm thử. Tuy nhiên vị cay của món ăn chỉ xé lưỡi một lần rồi thôi, không cay lâu.
Thịt mềm, béo, có cả sụn dễ dàng tách ra bằng dĩa, chấm với nước sốt cay, vị chua ngọt kèm ớt xanh, hành, ngò ăn đã miệng. Bạn có thể ăn không hoặc ăn chung với cơm trắng cho no, dùng khi còn nóng, để nguội thì ăn mau ngấy.
Kể từ khi xuất hiện, món ăn này đã gây xôn xao vì cách trình bày ấn tượng, thu hút sự chú ý của nhiều food blogger đến ăn và giới thiệu rồi từ đó trở nên nổi tiếng. Thế nhưng chính hương vị món ăn mới thực sự là thứ níu chân thực khách. Dù có thể ăn cay hay không, bạn dễ dàng bị thuyết phục bởi cách kết hợp nguyên liệu khéo léo, biến một thứ có thể bỏ đi, thành món ăn được lòng nhiều người.
Theo Ngôi sao
Phở Việt Nam và những bữa sáng phổ biến ở châu Á
Các nước châu Á có những lựa chọn riêng trong cách bắt đầu ngày mới. Nếu người Việt Nam thích tô phở cùng cốc cà phê, người Trung Quốc lại chọn các món nhẹ như cháo, dim sum.
1. Việt Nam: Phở là món ăn có thể bắt gặp ở cả 3 miền của Việt Nam. Vị ngọt của nước dùng bò (hoặc gà) kết hợp với các loại thảo mộc như quế, hồi, hành, gừng khiến nhiều người mê mệt món ăn này ngay từ lần đầu tiên. Tuy nhiên, phở phổ biển nhất vẫn ở miền Bắc. Ở khu vực miền Trung, bún bò Huế hay bánh mì Hội An thường được bắt gặp hơn cả. Trong khi đó, người miền Nam ngoài phở còn thích ăn hủ tiếu, cơm tấm hoặc bánh mì rồi nhâm nhi cà phê trước khi đi làm. Ảnh: Shutterstock.
2. Campuchia: Nom banh chok (bún Khmer) đặc biệt được ưa chuộng ở các thành phố lớn tại Campuchia như Phnom Penh, Siem Reap. Thoạt nhìn, nom banh chok trông khá giống bún của Việt Nam nhưng thành phần ăn kèm lại có đôi chút khác biệt. Nước dùng trong món ăn này thơm mùi cà ri và các loại rau củ đi kèm chủ yếu là hoa chuối, đu đủ, ngó sen, cần ta, rau thơm, bạc hà, chanh, ớt... Ảnh: Pinterest.
3. Thái Lan: Nếu có dịp đến thăm xứ chùa vàng, bạn không nên bỏ qua cơ hội dùng thử món cháo ở đây. Người Thái rất thích ăn cháo và họ có thể dùng món này trong cả bữa trưa lẫn bữa tối. Cháo Thái Lan được nấu bằng loại gạo hạt ngắn, ninh nhừ, ăn kèm cùng trứng gà, thịt lợn (hoặc bò) băm và rau mùi. Biến thể của món này, khao tom cũng là một lựa chọn thú vị cho bữa sáng. Khao tom sử dụng loại gạo hạt dài và thành phần ăn kèm chủ yếu có hải sản, rau mùi, trứng... Ảnh: Exotic Voyage.
4. Trung Quốc: Theo Exotic Voyage, dù Trung Quốc sở hữu nền ẩm thực phong phú, không món ăn nào được ưa chuộng trong bữa sáng hơn dim sum. Cái tên dim sum có nghĩa là "chạm đến trái tim". Qua thời gian, món ăn này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Dim sum là loại bánh có lớp vỏ bột còn phần nhân bên trong được làm bằng thịt, tôm, đậu, rau... Trong trường hợp không đủ thời gian làm dim sum, người Trung Quốc sẽ chọn một bát cháo để khởi đầu ngày mới. Ảnh: Shutterstock.
5. Myanmar: Người Myanmar thích bắt đầu ngày mới bằng bát bún cá mohinga. Trên các con phố, du khách có thể tìm thấy nhiều nơi để thưởng thức mohinga, từ nhà hàng cho đến các quầy bán rong. Món bún này có nguyên liệu chính là cá da trơn, nước mắm, bột đậu, tỏi, hành tím, sả, bắp chuối... Tại một vài nơi, người bán còn có thêm các lựa chọn khác như đậu xanh, hạt bí, trứng luộc, bánh chiên cá. Ảnh: Shutterstock.
6. Malaysia: Nasi lemak được xem như "quốc thực" ở Malaysia và có thể dùng vào mọi buổi trong ngày. Trong các bữa sáng, người dân nước này rất thích ăn món cơm cốt dừa thơm ngậy để nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới. Nasi lemak có công thức đơn giản khi được làm từ gạo nấu nước dừa ăn kèm hải sản hoặc thịt bò, thịt gà rồi rắc thêm đậu phộng rang, cá khô. Ảnh: Shutterstock.
7. Hàn Quốc: Bữa sáng trong các gia đình Hàn Quốc thường đầy đặn với cơm trắng, thịt và rau. Họ khai vị bằng món súp hoặc món hầm như haejangguk hoặc galbitang. Sau đó, người Hàn Quốc có thể ăn thịt nướng bulgogi hoặc thịt lợn bọc lá rau diếp (samgyeopsal). Những món rau cũng được chú trọng và dĩ nhiên phổ biến nhất vẫn là kim chi. Trong trường hợp gấp gáp, người Hàn Quốc có xu hướng chọn bánh sandwich làm bữa sáng. Ảnh: Shutterstock.
Theo Zing
Bánh Trung thu ở các nước châu Á khác gì Việt Nam? Những ngày này, khắp các cửa hàng bày bán rất nhiều bánh trung thu. Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,... cũng có bánh trung thu với nét đặc trưng riêng. Bánh trung thu ở Việt Nam Bánh trung thu ở Việt Nam được nhắc đến như một đặc sản mùa là...