So sánh tác dụng của trà đá và trà nóng
Hai loại trà đá và nóng đều tốt cho sức khỏe nhưng có một số khác biệt về hương vị, tác dụng giảm cân, bù nước.
Ngoài nước lọc, trà là đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Với nhiều hương vị khác nhau, thức uống này vừa tốt cho sức khỏe vừa ngon.
Mỗi người thích đồ uống của mình ở nhiệt độ nhất định. Lợi ích với sức khỏe của cả trà nóng và đá đều nhiều hơn bất kỳ tác động tiêu cực nào có thể xảy ra. Dưới đây là so sánh cụ thể nhiều mặt giữa hai loại trà:
Vị: Đồ uống lạnh thường nhạt hơn so với khi ấm. Nếu bạn muốn tận hưởng đầy đủ vị trà đậm đà thì nên chọn trà nóng. Mặc dù được pha cùng công thức nhưng đá tan sẽ pha loãng cốc trà ban đầu.
Trà nóng thường thơm hơn, giúp giảm cân tốt hơn. Ảnh: Positivelyosceola
Hương thơm: Trà nóng thơm hơn vì nhiệt sẽ kích hoạt các hợp chất thiết yếu trong trà và phát huy hết cùng một lúc. Hương thơm cũng được lan tỏa nhờ hơi nước bốc lên từ tách trà. Trà lạnh vẫn thơm nhưng thoảng hơn. Nếu bạn quan tâm đến mùi thơm thì trà nóng là lựa chọn dành cho bạn.
Mức độ caffeine: Nếu bạn muốn mức caffeine thấp hơn hãy uống trà đá và ngược lại. Trà nóng có hàm lượng caffeine cao hơn vì nước nóng giúp chiết xuất caffeine trong thời gian ngắn hơn. Trà đá cần có thời gian để khuếch tán caffeine – yếu tố giúp bạn tỉnh táo, tập trung.
Lợi ích sức khỏe: Nghiên cứu cho thấy trà ủ lạnh trong thời gian dài có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là ngâm lá trong nước nóng. Dù vậy, sự khác biệt này không quá lớn.
Thời tiết: Chúng ta nên uống trà nóng khi trời lạnh để giữ nhiệt còn uống trà đá khi trời ấm để làm mát cơ thể và giải khát.
Trà đá là thức uống giúp giải nhiệt mùa hè, bổ sung nước hiệu quả. Ảnh: Marthastewart
Video đang HOT
Cấp nước: Trà đá ít đậm đặc sẽ có tỷ lệ nước cao hơn do đó rất tốt nếu bạn muốn bổ sung nước. Trà nóng cô đặc, đôi khi khiến bạn khát.
Giảm cân: Nếu bạn đang trên hành trình giảm cân thì trà nóng là lựa chọn tốt. Trà nóng giúp phân hủy chất béo, kiểm soát cảm giác thèm ăn, từ đó ức chế cơn đói. Trà nóng cũng chứa ít calo do đó sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu của bạn.
Chống oxy hóa: Thông thường, thực phẩm đun nóng bị giảm chất dinh dưỡng, nhưng đối với trà, sự khác biệt không đáng kể. Cả trà đá và nóng đều chứa rất nhiều chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, theo Onlymyhealth, khi uống trà đá, nhiều người thích cho thêm đường hoặc các chất làm ngọt khác dễ gây tăng cân, không tốt cho cơ thể. Vì vậy, những người theo dõi cân nặng nên hết sức thận trọng.
“Chúng ta có thể tận hưởng lợi ích của cả hai loại trà và chọn theo sở thích cá nhân. Điều cần thiết là phải kiểm tra lượng đường trong trà (nếu có). Ngoài ra, bạn có thể tăng hương vị thơm ngon cho trà bằng lá bạc hà, quế”, chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ Aman Puri nói.
7 nhóm người nên cẩn trọng khi uống cà phê kẻo "rước họa"
Tách cà phê ấm áp giúp bạn tỉnh táo khi làm việc hoặc thư giãn lúc vui vẻ trò chuyện cùng mọi người.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống cà phê.
Cà phê được ưa chuộng nhờ khả năng giúp cơ thể tỉnh táo, nâng cao hiệu suất làm việc trong ngày. Cà phê có chứa caffeine là một chất kích thích thần kinh. Sau khi uống cà phê, caffeine sẽ được hấp thụ vào máu và từ đó di chuyển đến não. Trong não, caffeine ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh ức chế adenosine. Điều này giúp cải thiện mức năng lượng, tâm trạng và các khía cạnh khác nhau của chức năng não.
Một số nghiên cứu cho thấy, những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn tới 65%. Trong một nghiên cứu của Harvard được công bố vào năm 2011, những phụ nữ uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn 20%. Một nghiên cứu khác trên 208.424 người cho thấy, những người uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong do tự tử thấp hơn 53%.
Đáng chú ý, cà phê còn có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Các polyphenol khác nhau trong cà phê đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong các nghiên cứu trên động vật. Cà phê cũng có liên quan đến việc giảm mức độ estrogen, đây là một loại hormone có liên quan đến một số loại ung thư.
Các nghiên cứu cho thấy, những người uống cà phê có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn tới 40% và ung thư đại trực tràng thấp hơn 15%.
Dù cà phê mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ Simrun Chopra cảnh báo, cà phê đen không dành cho tất cả mọi người. Theo các chuyên gia sức khỏe, những nhóm người sau nên tránh uống cà phê:
- Người chuyển hóa chậm
Những người có quá trình trao đổi chất chậm có thể bị gián đoạn giấc ngủ sau khi uống cà phê. Chuyên gia Chopra giải thích mọi người tiêu thụ cà phê theo cách khác nhau: "Những người chuyển hóa chậm không xử lý caffeine một cách hiệu quả. Họ sẽ chịu các tác động tiêu cực như bồn chồn, quá tỉnh táo hoặc lo lắng trong tối đa 9 giờ sau khi uống. Ngược lại, những người chuyển hóa nhanh sẽ được tăng cường năng lượng".
-Người dễ căng thẳng
Nếu bạn đang phải đối mặt với chứng lo âu hoặc có tiền sử dễ hoảng loạn, cà phê có thể khiến tình trạng đó trầm trọng hơn.
-Phụ nữ mang thai
Những người đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh uống cà phê. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên nhóm phụ nữ trên cần tránh tất cả đồ uống có hàm lượng caffeine đáng kể như cà phê, nước tăng lực.
Ngoài ra, nghiên cứu gần đây cho thấy, uống 3 tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm khả năng thụ thai của phụ nữ tới 27%. Dùng đồ uống có caffeine dễ dẫn tới nguy cơ sảy thai cao hơn.
-Người bị tiêu chảy
Uống cà phê sau bữa ăn giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn. Thức ăn đến trực tràng làm kích thích nhu động ruột nhiều hơn, từ đó, thúc đẩy cơn co thắt trực tràng và hậu môn khiến bạn muốn đi ngoài. Những người thường xuyên bị tiêu chảy cần hạn chế sử dụng cà phê. Uống cà phê buổi sáng làm cho ruột hoạt động mạnh hơn. Điều này khiến chứng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
-Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Caffeine, thành phần chính trong cà phê gây chứng ợ nóng, làm trầm trọng hơn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể giảm lượng cà phê nạp vào hằng ngày hoặc uống cà phê pha lạnh có lượng caffeine thấp hơn, ít axit hơn để giảm kích ứng khi sử dụng.
-Trẻ dưới 12 tuổi
Trẻ em dưới 12 tuổi uống cà phê có thể gặp phải tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung. Với trẻ nhỏ, nếu uống một lượng nhỏ cà phê có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhận dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.
-Người bị bệnh tim
Caffeine trong cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời. Người có bệnh tim phải tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nên uống bao nhiêu cà phê là an toàn.
Không chỉ những nhóm người trên, người bình thường nếu uống nhiều cà phê mỗi ngày cũng có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, mất ngủ, lo lắng, tim đập nhanh, đi tiểu thường xuyên hoặc không thể kiểm soát việc đi tiểu... Một số người nhạy cảm với caffeine nên ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể gây tác dụng không mong muốn như bồn chồn, khó ngủ.
Chuyên gia Chopra đưa ra lời khuyên:
- Uống tối đa một đến hai tách cà phê mỗi ngày (3-5mg mỗi kg trọng lượng cơ thể)
- Tránh đổ đầy sữa, kem hoặc đường, khi đó cà phê sẽ không mang lại lợi ích gì nữa.
- Nếu bạn là người chuyển hóa chậm, hãy giảm lượng tiêu thụ xuống còn một cốc mỗi ngày, tốt nhất uống vào buổi sáng.
- Hãy uống khi bạn thực sự cần.
- Tránh dùng đồ uống chứa caffeine cùng lúc với thức ăn vì có thể ức chế hấp thu một số vitamin và khoáng chất.
Nếu muốn uống cà phê trước khi tập luyện, hãy dùng trước đó 30 đến 60 phút. Nồng độ caffeine trong máu đạt mức cao nhất vào 1 tiếng sau khi uống nhưng tác dụng bắt đầu bộc lộ trong vòng 30 phút.
Cây gia vị thơm lừng có vô số tác dụng nhưng không nên ăn nhiều Cây sả được sử dụng phổ biến trong các món ăn của Việt Nam, tốt cho đường ruột, miễn dịch nhưng ăn nhiều có thể gây tác dụng phụ. Có nguồn gốc từ châu Á, sả (tên khoa học là Cymbopogon citratus) còn được trồng ở các môi trường nhiệt đới khác như châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ. Cây gia vị này...