Rối loạn mỡ máu, bệnh chết người thầm lặng
Kết quả khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho thấy hơn 29% người Việt Nam trưởng thành bị rối loạn mỡ máu, trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%.
Cuộc khảo sát trên 4.800 người, công bố vào năm 2010, cho thấy cứ khoảng 2 người dân thành thị thì một người có cholesterol cao.
Mỡ trong máu bao gồm các chất cholesterol, triglycerid, phospholipid và acid béo tự do, trong đó cholesterol chiếm 60-70%. Trong máu lúc nào cũng có mỡ, chúng luôn chiếm một tỷ lệ nhất định, nhưng khi chúng cao hay thấp bất thường thì bị gọi là 1″rối loạn”. Việc rối loạn mỡ máu tiến triển rất âm thầm do lượng cholesterol tăng cao hơn mức cần thiết của cơ thể gây nên chứng xơ vữa, tắc mạch máu.
Ngay cả những người có thể trạng không béo vẫn rối loạn chuyển hóa mỡ. Khảo sát gần đây của các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM trên 700 người có độ tuổi từ 30-69 có chỉ số cơ thể BMI (tính bằng trọng lượng cơ thể chia bình phương chiều cao) nằm trong khoảng trung bình (từ 18,5 đến 25) cũng cho thấy có đến 77,8% bị rối loạn mỡ máu.
PGS.TS Lê Bạch Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc cho biết, rất khó để nhận biết những dấu hiệu đầu tiên khi rối loạn mỡ máu hay dư thừa cholesterol. Chính vì thế, đây được phong là kẻ giết người thầm lặng nhất. “Nó vô cùng âm thầm ‘đánh lén’ chúng ta từ từ. Đến một lúc nào đó khi cảm thấy mệt, đau ngực thì ta mới biết đã bị nhồi máu mất rồi. Vì thế yếu tố phòng bệnh cực kỳ quan trọng”, PGS Mai nhận xét.
Rối loạn mỡ máu là một trong những thủ phạm nguy hiểm gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tai biến mạch não, suy thận, mù mắt…
Cơ thể không thể tồn tại nếu thiếu cholesterol. Cholesterol được cơ thể tự sản xuất từ gan chiếm 80%. Phần còn lại 20% có từ những thực phẩm chứa cholesterol (trứng, hải sản, mỡ động vật, sữa…) được con người ăn vào. Hàm lượng cholesterol cao thường do lối sống thừa dinh dưỡng lại thiếu vận động, chế độ ăn uống mất cân bằng, không hợp lý, ăn quá nhiều chất đạm, béo nhưng lại thiếu hụt chất xơ và vitamin… Cholesterol cao sẽ khiến rối loạn mỡ máu, làm mạch máu tắc nghẽn dẫn đến những bệnh lý chết người như bệnh tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, béo phì, viêm tụy cấp và cả những khối u nguyên bào xốp ở não.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp TP HCM cũng cho biết, cần phải hiểu rằng chất béo không đồng nghĩa với chất có hại, miễn là hàm lượng chất béo trong máu, trong gan, trong mô dưới da đừng vượt quá định mức bình thường. Nhiều người cũng cho rằng những ai béo phì không cần chất béo vì đã có thừa dưới da bụng, mông, đùi… Trên thực tế, dù gầy hay mập, cơ thể lúc nào cũng cần được tiếp tế chất béo.
“Không ít người muốn sụt cân, muốn ổn định thể trọng đã tìm cách giới hạn ăn chất béo đến mức tối đa. Tuy nhiên, nếu đã bị rối loạn mỡ máu thì chất mỡ trong máu vẫn có thể tăng cao cho dù có nhịn ăn thịt mỡ vì cơ thể tự tổng hợp chất béo từ chất đường thặng dư trong máu, như trong trường hợp của người tiểu đường”, bác sĩ Hoàng nhận định.
WHO ước tính, mỡ máu cao có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 28 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu (chiếm hơn 50% ca tử vong). Theo Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, có 200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do nhiễm mỡ máu.
Video đang HOT
Theo PGS Mai , hiện nay hầu hết các bệnh nhân đều chưa hiểu mối tương quan giữa rối loạn máu mỡ và cao huyết áp. Thực tế hai bệnh này liên quan đến ít nhất 45% các ca tử vong vì bệnh tim mạch và 51% các ca tử vong do đột quỵ. Nếu rối loạn mỡ máu “sánh duyên” cùng cao huyết áp sẽ càng làm gia tăng biến chứng nguy hiểm trên người bệnh.
“Rối loạn mỡ máu, cao huyết áp là bệnh không thể chữa khỏi, người bệnh phải sống chung với nó đến hết cuộc đời. Vì vậy, bệnh nhân cần được kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ để bảo vệ và duy trì sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng và nguy cơ tử vong”, PGS Mai nhấn mạnh.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo để phòng và điều trị rối loạn mỡ máu, cao huyết áp cần phải thay đổi thói quen ăn uống, lối sống, tăng cường tập thể dục, cai thuốc lá, hạn chế rượu bia. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu y khoa cũng đang cố gắng tìm những nhân tố có thể điều hòa tổng thể bộ mỡ máu từ receptor tế bào mà không gây ra tác dụng phụ.
Thay đổi thói quen ăn uống, lối sống và hỗ trợ tế bào hấp thu cholesterol để giúp phòng ngừa rối loạn mỡ máu.
PGS Mai cũng cho biết việc điều trị nhiễm mỡ máu đã có bước tiến mới khi các nhà khoa học Mỹ vừa công bố một sản phẩm có thành phần chính là GDL-5 giúp điều hòa cholesterol, kiểm soát hiệu quả và an toàn bộ mỡ máu của những người có rối loạn chuyển hóa.
“Cơ chế tác động của GDL-5 là cải thiện hoạt động của các receptor tế bào, từ đó thúc đẩy LDL thành ra HDL. Vì thế, GDL-5 vừa có tác dụng phòng ngừa vừa giúp điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả”, PGS Mai phân tích.
Theo VNE
Rối loạn mỡ máu: bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người
Nếu như trước đây rối loạn mỡ máu chỉ xuất hiện ở người béo phì, người lớn tuổi... thì nay người trẻ tuổi, vóc dáng bình thường cũng gặp rắc rối với chứng rối loạn mỡ máu.
Rối loạn mỡ máu dễ béo bụng
Rối loạn mỡ trong máu, còn gọi là tăng mỡ trong máu hay tăng cholesterol máu và là bệnh khá phổ biến hiện nay.
Bệnh này thường xảy ra ở những người dư cân, béo phì. Tuy nhiên có nhiều người gầy, những người không ăn nhiều mỡ, trứng vẫn bị rối loạn mỡ máu.
Anh Phan Văn Hoàn ở Quảng Ninh mới ngoài 30 tuổi đã phải nhận kết quả rối loạn mỡ máu sau khi khám sức khỏe định kỳ.
Là nhân viên kinh doanh của một công ty nước ngoài, anh Hoàn thường xuyên phải giao lưu với khách hàng trên bàn nhậu, vì thế chỉ sau hơn 1 năm đi làm anh đã tăng cân nhanh chóng, nhất là phần bụng trông như phụ nữ có bầu vài tháng.
Thế nhưng, chưa bao giờ anh Hoàn cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình vì anh rất ít khi ốm đau. Chỉ đến dịp hè vừa rồi, anh đưa vợ con đi khám sức khỏe tổng thể thì mới nhận được "tin dữ" là mình bị rối loạn mỡ máu phải thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Thừa mỡ máu dễ tăng huyết áp, tai biến đột ngột
Sau khi nghỉ hưu, ông Nguyễn Xuân Hạnh ở Thạch Thất, Hà Nội béo lên trông thấy cho dù ông đã ngoài 60 tuổi. Chỉ trong khoảng 4 tháng mà ông từ 67 lên 78kg. Ban đầu mọi người trong nhà thấy mừng vì ông tăng cân đều, ăn uống ngon miệng hẳn lên. Nhưng trọng lượng tăng không ngừng khiến mọi người bắt đầu lo lắng.
Cùng với việc tăng cân, ông luôn thấy trong người mệt mỏi, hay bị tăng huyết áp đột ngột khiến người thân trong gia đình nhiều phen hú vía. Ông cho rằng đó là triệu chứng sức khỏe tuổi già, nhưng các con ông thì nhất quyết khuyên ông lên đi khám.
Lần gần đây nhất, ông lên cơn tai biến nhẹ đi viện cấp cứu, làm xét nghiệm máu chỉ số cholesterol trong máu cao 7,3mmol/l. Bác sĩ kết luận, ông Hạnh bị rối loạn mỡ máu cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện,... kết hợp điều trị bằng thuốc.
Không phải ai cũng may mắn như ông Hạnh, thực tế nhiều bệnh nhân rối loạn mỡ máu bị tai biến đột ngột, nhồi máu cơ tim để lại di chứng đáng sợ, người thi bị liệt nửa người, người thì mất khả năng nói...
Ảnh minh họa
Đề phòng chứng rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ trong máu là nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như xơ mỡ động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp...
Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là chứng rối loạn lipit máu. Các loại lipit trong cơ thể bao gồm: triglyceride, phospholipid và cholesterol.
Cholesterol có hai nguồn gốc, 30% ngoại sinh từ các thức ăn có nguồn gốc động vật và 70% nội sinh do gan tổng hợp.
Những mảng cholesterol khi trôi lơ lửng trong mạch máu, gặp nơi thích hợp sẽ lắng đọng, bám vào thành của các mạch máu tạo thành mảng xơ vữa mạch máu. Những mảng xơ vữa này tích tụ nhiều làm gây hẹp lòng mạch máu, làm dòng máu chảy yếu, giảm nuôi dưỡng các bộ phận cơ thể, thành mạch máu trở nên cứng, giòn, mất tính đàn hồi ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các cơ quan như não, tim, thận... Máu chảy yếu làm tim phải cố gắng co bóp để thắng sức cản của mạch máu bị xơ vữa, lâu dần có thể dẫn đến cao huyết áp và suy tim.
Mạch máu não bị xơ vữa trở nên giòn và dễ vỡ trong cơn cao huyết áp, dễ bị tắc nghẽn bởi mảng xơ vữa làm não thiếu máu nuôi, gây những cơn tai biến đột ngột. Mạch vành nuôi tim nếu bị xơ vữa sẽ gây những cơn thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim rất dễ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, mỡ máu cao cũng là một triệu chứng trong hội chứng chuyển hoá với nguy cơ cao huyết áp, béo bụng và tăng đường huyết.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng quốc gia, rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa các lipoprotein có chức năng chuyên chở chất béo trong máu khiến mỡ bị thừa không thể tiêu hóa. Bệnh rối loạn mỡ máu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch và thường xuất hiện ở người trưởng thành tuy nhiên vẫn có thể phòng ngừa.
Để đề phòng chứng rối loạn mỡ máu trước tiên cần duy trì cân nặng phù hợp chiều cao, ăn ít mỡ (lipit), hạn chế liphit bão hòa. Đặc biệt, người thừa cân béo phì, cao huyết áp, tăng mỡ máu... nên chú ý lượng mỡ trong khẩu phần ăn như uống sữa tách béo, hạn chế ăn thức ăn chiên, xào; dùng ít bơ, margarine, dầu; tránh ăn thức ăn mua tại nhà hàng; tăng khẩu phần trái cây, rau củ, hạn chế rượu bia; tăng cường vận động, tập thể dục 30 phút/ngày, ít nhất bốn lần/tuần, đi bộ khoảng 30-45 phút/ngày.
Tiến sĩ Lâm cho biết, để đánh giá cholesterol cao hay thấp tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả dưới 5,2mmol/l, tức dưới 200mg/100ml là bình thường. Nếu kết quả cao hơn, từ 5,2- 6,2 mmol/l, tức là từ 200-240mg/100ml là hơi cao. Nếu kết quả xét nghiệm trên 6,2mmol/l tức là vượt quá ngưỡng 240mg/100ml thì là tăng cholesterol rõ ràng, có nguy cơ cao vữa xơ động mạch. Vì vậy, bệnh nhân nên chú ý khám sức khỏe định kỳ.
Theo VNE
Đừng lơ là với cholesterol Cholesterol cao, gây rối loạn mỡ máu, làm các mạch máu bị tắc nghẽn dẫn đến những bệnh lý chết người như tim mạch, huyết áp, đột quỵ... Một năm sau cái chết của đồng nghiệp, anh N.M.C (ngụ quận 10, TP HCM) vẫn không thể quên thời khắc người bạn anh gục xuống bàn ăn trưa. Dù được đưa ngay đến bệnh...