Phụ nữ ở độ tuổi nhất định cần bổ sung dinh dưỡng khác nhau, bạn đã biết chưa?
Bổ sung dinh dưỡng cần đa dạng và cân bằng nhưng với phụ nữ ở các giai đoạn khác nhau nên đặc biệt chú ý tăng cường một số dưỡng chất nhất định.
Phụ nữ dưới 20 tuổi: Bổ sung dinh dưỡng nên chú trọng protein và vitamin
Ở độ tuổi thanh xuân và đang trong giai đoạn dậy thì hoàn thiện này, các cô gái nên tăng cường thành phần protein và vitamin trong khẩu phần ăn hằng ngày. Lựa chọn lý tưởng để bạn bổ sung dinh dưỡng an toàn chính là ăn cá và thịt nạc, cũng như các thực phẩm chế biến từ đậu.
Đương nhiên, ăn nhiều rau xanh và trái cây cũng không thể thiếu để giúp cơ thể hấp thu đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, trong đó cải thảo và các loại cải lá xanh nên được ưu tiên.
Đối với một số bạn gái có thể chất suy nhược thì có thể kết hợp thêm các món làm từ thảo mộc như đương quy, cẩu kỉ tử, thục địa v.v… Nhìn chung, độ tuổi này cần đảm bảo đủ protein, vitamin và muối vô cơ, giúp cơ thể phát triển tốt và tăng sức đề kháng bệnh tật.
Phụ nữ từ 20 tuổi đến 30 tuổi: Bổ sung dinh dưỡng nên chú trọng axit folic và hạn chế ăn muối
Đây là giai đoạn phụ nữ thường phải tập trung sinh lực cho học hành, công việc và phát triển sự nghiệp. Chính vì tình trạng bận rộn mà dễ chủ quan sức khỏe như việc qua loa trong ăn uống, nghỉ ngơi và lười tập thể dục, gây mất cân bằng dinh dưỡng và đặc biệt rất dễ thiếu hụt thành phần axit folic.
Axit folic là một thành phần rất quan trọng đối với phái đẹp, nhất là khi mang thai, nó có tác dụng làm giảm tỷ lệ dị dạng thai nhi. Bạn nên ưu tiên các loại ngũ cốc, một số loại rau có màu xanh đậm và trái cây họ cam quýt… các nhóm này đều giàu axit folic tự nhiên. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều muối để tránh các bệnh tật, ảnh hưởng sự phát triển trong tương lai.
Phụ nữ từ 30 tuổi đến 40 tuổi: Bổ sung dinh dưỡng nên chú trọng sắt, vitamin C và B
Độ tuổi này, ngoài bận rộn công việc thì chị em còn thêm áp lực lo toan cho gia đình, cơ thể vì vậy luôn ở trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, khả năng đề kháng suy yếu nên cũng dễ bệnh tật hơn.
Lúc này, bạn nên chú ý bổ sung sắt để nâng cao hệ miễn dịch, kết hợp với vận động vừa sức giúp bạn luôn tươi trẻ và đầy năng lượng, chậm lão hóa. Bổ sung dinh dưỡng ở giai đoạn này có thể lựa chọn thịt nạc và gan động vật với hàm lượng sắt khá cao.
Bên cạnh đó, khi bắt đầu bước vào tuổi trung niên, phụ nữ cũng cần kịp thời bổ sung vitamin C và vitamin B từ các loại rau, cà chua, cà rốt, khoai lang v.v… Mỗi ngày có thể uống thêm sữa bò và một lượng ngũ cốc vừa phải giúp đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Hạn chế đồ dầu mỡ để ít bị mụn, nếp nhăn và các bệnh phổ biến như béo phì, mỡ máu cao v.v…
Phụ nữ từ 40 tuổi đến 50 tuổi: Bổ sung dinh dưỡng nên chú trọng thực phẩm ít béo và nhiệt lượng thấp
Video đang HOT
Giai đoạn này, con người càng dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường cho nên cần chú ý điều chỉnh thực đơn ăn uống sao cho giảm bớt các món nhiều muối, nhiều dầu mỡ và quá nhiều nhiệt lượng.
Bạn nên ăn nhiều các loại ngũ cốc và rau củ quả, tăng cường chất xơ cũng như bổ sung các dưỡng chất có tác dụng kháng oxi hóa như tiêu xanh, chanh, cải thảo, cà chua. Đồng thời bạn có thể kết hợp với các loại thực vật có màu đen như gạo nếp than và mè đen, mộc nhĩ đen để tăng hiệu quả điều chỉnh chức năng thần kinh thực vật, ổn định huyết áp và làm chậm lão hóa da.
Phụ nữ trên 50 tuổi: Bổ sung dinh dưỡng nên chú trọng tăng cường các loại vitamin
Ở độ tuổi này, khả năng hấp thu và tận dụng vitamin, khoáng chất trong cơ thể phụ nữ sẽ kém đi, nếu thêm vấn đề thường xuyên phải dùng thuốc trị bệnh thì càng dễ bị thiếu hụt chất, đặc biệt là các nhóm vitamin cần thiết.
Bổ sung dinh dưỡng cho người trên 50 tuổi cần ưu tiên vitamin, giảm muối và các chất phụ gia khác. Bạn có thể ăn nhiều rau quả tươi, vừa tăng cường dinh dưỡng vừa hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, đừng quên tập thể dục vừa sức và tắm nắng để hấp thu vitamin D, phòng ngừa loãng xương.
Mẹ bầu nên và không nên làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?
Để mẹ bầu vượt qua giai đoạn 9 tháng 10 ngày và sinh hạ bé yêu thành công, mẹ bầu nên lưu ý những điều nên và không nên làm để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Những điều mẹ bầu nên làm trong thời gian mang thai
Uống axit folic và vitamin D
Axit folic có tác dụng làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của bé về mức xấp xỉ 0%. Thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu bổ sung axit folic là 03 tháng trước khi thụ thai, nhưng nếu mẹ bầu bắt đầu bổ sung axit folic vào thời điểm muộn hơn, đừng lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu về lượng axit folic nên dùng hàng ngày và mẹ bầu nên tiếp tục bổ sung axit folic cho đến khi kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 12 của thai kỳ).
Vitamin D không chỉ giúp mẹ và bé phát triển xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh mà còn giúp mẹ điều chỉnh lượng canxi và phosphate trong cơ thể. Nếu mẹ bầu có nguy cơ thiếu vitamin D thì việc bổ sung vitamin D hàng ngày cực kỳ quan trọng. Khi mẹ có làn da tối hoặc mẹ ít nhận được ánh sáng mặt trời (ở nhà nhiều), hãy lưu ý kỹ về việc bổ sung chất này.
Ảnh minh họa
Vận động khi mang thai
Nhiều mẹ bầu cho rằng không nên đi lại nhiều khi thai đã to để tránh bị sảy thai. Tuy nhiên việc ít vận động (ngồi nhiều) khi mang thai không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé vì mẹ bầu sẽ có nguy cơ tăng cân mất kiểm soát, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, giãn tĩnh mạch và mẹ bầu có nguy cơ cao bị khó thở và đau thắt lưng.
Thời gian hoạt động được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là 30 phút mỗi ngày và 4 lần/tuần. Một trong những bài tập được ưu tiên đó là đi tản bộ sau bữa ăn.
Theo dõi cử động của bé
Vào tuần thứ 24, bé bắt đầu có những chuyển động rõ ràng và quy luật hơn (máy thai). Khi bé chuyển động, mẹ sẽ biết được bé đang khỏe mạnh. Mẹ cần theo dõi xem bé chuyển động mạnh hay yếu và với tần suất như thế nào. Nếu mẹ bầu nhận thấy bé ít máy hơn thì nhanh chóng đến gặp bác sỹ để xem xét cụ thể tình hình.
Luôn nằm nghiêng trong ta m cá nguyệt thứ ba
Mẹ bầu đi ngủ với tư thế nằm ngửa trong tam cá nguyệt thứ ba có nguy cơ thai chết lưu cao gấp đôi so với tư thế nằm nghiêng người về một bên. Đặc biệt tư thế nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng và lưu lượng máu đến nhau thai.
Ảnh minh họa
Tiêm chủng
Trước khi mang thai, mẹ nên tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, viêm gan B, cúm, bạch hầu - ho gà - uốn ván. Mẹ bầu nên đến bệnh viện hoặc trạm tiêm phòng gần nhất để được tư vấn về các mũi tiêm cần thiết cũng như thời gian tiêm phòng để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Mang theo kết quả khám thai khi đi khám
Bạn nên lưu trữ cẩn thận tất cả những bệnh án, hồ sơ siêu âm trong suốt thai kỳ và luôn mang theo khi đi ra ngoài để tiện theo dõi khi có xảy ra bất cứ vấn đề gì. Đây là một trong những điều mẹ bầu cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho cả bé và mẹ
Những điều mẹ bầu không nên làm trong thai kỳ
Bổ sung quá nhiều Vitamin A
Tuy vitamin A có nhiều ích lợi với cơ thể, nhưng việc bổ sung quá nhiều vitamin A có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là về hệ thần kinh.
Lượng vitamin A mà mẹ bầu nên bổ sung là 600g/ngày. Nếu mẹ bầu có chế độ ăn đa dạng, dinh dưỡng đầy đủ thì không nên uống thuốc để bổ sung vitamin A.
Ảnh minh họa
Không hút thuốc, uống rượu và dùng các chất kích thích
Việc hút thuốc, uống rượu và dùng các chất kích thích trong thời kỳ mang thai là cực kỳ có hại. Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tác hại của chúng đối với thai nhi:
Lượng oxy thai nhi nhận được sẽ giảm khi mẹ hút thuốc, và bé sẽ không thể cử động được trong ít nhất 1 tiếng sau đó.
Hút thuốc làm giảm lượng dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi thông qua nhau thai.
Chất nicotin có trong thuốc lá sẽ làm suy giảm chuyển động hô hấp của bé.
Uống rượu sẽ khiến não của bé chậm phát triển, đặc biệt 3 tháng đầu tiên là giai đoạn não bé phát triển mạnh mẽ nhất.
Vận động hay tập thể dục mạnh
Tuy việc tập thể dục và vận động khi mang thai là rất tốt, nhưng không phải môn thể dục nào cũng an toàn cho mẹ và bé.
Hạn chế caffein
Caffein không chỉ có trong cà phê, mà còn có trong sô cô la, trà đen, kem và cả nước tăng lực. Mẹ bầu cần chú ý đến lượng caffeine nạp vào vì khi lượng caffein cao có thể dẫn đến việc trẻ sơ sinh nhẹ cân, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe trong cuộc sống sau này. Nguy hiểm nhất, việc ăn uống quá nhiều caffein cũng sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Ảnh minh họa
Đừng ăn kiêng trong thai kỳ
Một số mẹ bầu có tâm lý muốn giữ gìn vóc dáng ngay cả khi mang thai nên đã cắt giảm khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên việc cắt giảm thực phẩm có thể khiến bé không đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Thay vì ăn kiêng, tốt nhất là mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.
Tại sao bà bầu không nên uống trà xanh? Trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng trà xanh trong thời gian mang thai sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu nhất định. Lý do trà xanh không tốt cho phụ nữ có thai Mặc dù, hiện vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy việc dùng trà xanh đối với phụ nữ...