Phòng dịch COVID-19: 4 thói quen ăn uống làm suy giảm sức đề kháng nhanh chóng cần bỏ ngay
Dưới đây là bài viết của Phó Giáo sư Phạm Chí Hồng, Khoa Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, Trường Khoa học Thực phẩm, thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc.
Từ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, chưa bao giờ thấy mọi người lại coi trọng sức đề kháng của bản thân như bây giờ. Ai cũng quan tâm tới việc phải ăn nhiều, uống nhiều thực phẩm tốt để sức đề kháng tự nhiên tăng lên. Tuy nhiên, một số phương pháp ăn uống tăng sức đề kháng sai lầm sẽ gây nguy hại cho bản thân, rất nhiều người không nhận thức được những tác hại đó.
Dưới đây là những thói quen ăn uống có thể làm giảm khả năng miễn dịch của bạn.
1. Thích ăn thực phẩm có hương vị mặn
Trong số những món ăn đặc biệt hấp dẫn, 8,9 phần là vị mặn rất nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều muối có hại cho khả năng miễn dịch. Trong trường hợp không đổ mồ hôi quá nhiều, 3-5 gram muối mỗi ngày có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể con người, nếu lượng muối cao vượt quá tiêu chuẩn cũng sẽ phá vỡ hệ thực vật đường ruột, thậm chí gây hại cho chức năng hệ thống miễn dịch.
Gần đây, tờ Science News đã báo cáo về nghiên cứu của một nhà khoa học y tế người Đức. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong các thí nghiệm trên động vật là chuột, những con chuột thí nghiệm ăn thức ăn có lượng muối cao, sau khi tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh như E. coli và Listeria monocytogenes gây bệnh, rất dễ xuất hiện nhiễm trùng nghiêm trọng.
Trong các thử nghiệm tiếp theo trên người, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người khỏe mạnh ăn hơn 6 gram muối mỗi ngày. Kết quả là sau một tuần, cơ thể của những người này cũng xuất hiện tương tự như thí nghiệm ở chuột và khả năng tiêu diệt vi khuẩn trung tính cũng giảm đáng kể.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi ăn chế độ ăn nhiều muối, lượng muối vượt xa nhu cầu của cơ thể, cơ thể muốn loại bỏ lượng muối lớn, cần phải tăng hàm lượng urê trong thận. Tuy nhiên, quá nhiều urê sẽ làm giảm chức năng kháng khuẩn của tế bào trung tính (một loại tế bào miễn dịch, thuộc loại tế bào bạch cầu), và tác dụng kháng khuẩn này của tế bào trung tính là rất quan trọng để ngăn ngừa viêm bể thận. Nói một cách đơn giản, ăn quá nhiều muối sẽ gây ra khả năng kháng khuẩn kém của tế bào trung tính, và rất dễ bị viêm thận do vi khuẩn gây bệnh. Do đó ăn nhiều muối làm tổn thương thận.
2. Ăn nhiều thực phẩm ngọt và đồ uống có đường
Video đang HOT
Ăn nhiều đường có hại cho khả năng miễn dịch, đó không còn là tin tức mới nữa. Đường được đề cập ở đây là đường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm và không bao gồm đường trong trái cây tự nhiên. Từ lâu, người ta đã phát hiện ra rằng, bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu cao, làm giảm đáng kể khả năng kháng khuẩn và kháng virus của cơ thể, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư.
Một cuộc điều tra dịch tễ học dinh dưỡng tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng những người trưởng thành uống nhiều đồ uống ngọt có nguy cơ mắc hen suyễn và viêm phế quản mãn tính cao hơn, và những bệnh này đều có nghĩa là rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch. Các nghiên cứu đã được tìm thấy cách đây nhiều thập kỷ cũng cho thấy rằng ăn quá nhiều đường làm giảm chức năng của các tế bào bạch cầu như tế bào bạch cầu trung tính, làm giảm khả năng chống lại các vi sinh vật gây hại.
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều đường cũng có thể phá vỡ hệ vi khuẩn đường ruột, và sự cân bằng của các vi khuẩn đường ruột có liên quan mật thiết đến chức năng miễn dịch bình thường. Mặc dù ăn cơm cũng làm tăng lượng đường trong máu, nhưng ăn đồ ngọt có nhiều tác hại hơn vì nó sẽ làm giảm mật độ dinh dưỡng của thực phẩm. Ngay cả khi lượng calo không vượt quá tiêu chuẩn, nó sẽ gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất, tình trạng này sẽ làm cho chức năng hệ thống miễn dịch tồi tệ hơn.
3. Kết hợp rau quả và các loại thịt không cân bằng
Quá ít hoặc quá nhiều protein cũng có hại cho khả năng miễn dịch. Protein là nguyên liệu chính cho các hoạt chất khác nhau trong kháng thể và các phản ứng miễn dịch khác nhau, vì vậy khi cơ thể không đủ protein, khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể sẽ suy giảm. Chỉ ăn lượng lớn rau củ, ăn ít thịt cá, trứng, sữa, sẽ dẫn đến lượng protein đi vào cơ thể quá ít. Ăn quá ít thực phẩm chủ yếu chứa tinh bột sẽ khiến protein bị tiêu thụ như một nguồn năng lượng, nên không đóng vai trò dinh dưỡng.
Tuy nhiên, ăn thịt, trứng, cá, tôm quá nhiều cũng sẽ gây bất lợi cho chức năng bình thường của hệ thống miễn dịch. Như đã đề cập trước đó, quá nhiều urê trong thận không có lợi cho tác dụng kháng khuẩn của các tế bào miễn dịch, việc hấp thụ một lượng lớn protein cũng sẽ khiến nồng độ urê của thận tăng lên. Ăn quá nhiều protein động vật và quá ít thực phẩm từ thực vật sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng của cơ thể, không đủ chất chống oxy hóa và không đủ chất xơ, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ vi khuẩn đường ruột và chức năng của hệ thống miễn dịch.
4. Ăn bữa đói, bữa no không đúng quy luật
Ăn ít hoặc bỏ bữa cũng gây hại cho khả năng miễn dịch. Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc đã phát hiện ra rằng chức năng miễn dịch đường ruột của cơ thể có nhịp sinh học, mô hình này có liên quan đến quy luật và thời gian ăn uống. Khi nói đến bữa ăn, nếu bạn ăn kịp thời, chức năng miễn dịch sẽ được tăng cường, điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột.
Điều này là do thực phẩm mọi người ăn hàng ngày không phải là vô trùng. Để đối phó với vi khuẩn có hại, cơ thể con người tiết ra axit dạ dày để tiêu diệt vi sinh vật. Đồng thời, nó được trang bị một lực lượng miễn dịch mạnh trong ruột để ngăn ngừa và ngăn chặn rối loạn vi khuẩn, bảo vệ sự toàn vẹn của niêm mạc ruột và ngăn ngừa viêm ruột. Những lực lượng miễn dịch này không có gì để làm khi chúng ta không ăn, và chúng duy trì ở trạng thái hoạt động thấp. Nếu không có vi sinh vật để tấn công, nếu các tế bào miễn dịch này hoạt động quá mức, nó có thể gây viêm ruột mãn tính và tự làm tổn thương.
Do đó, nếu bạn ăn đúng giờ mỗi ngày và có quy luật, cơ thể sẽ biết khi nào nên kích hoạt hệ thống miễn dịch của ruột và khi nào nên để chúng nghỉ ngơi. Nếu thời gian bữa ăn là không thể dự đoán được, thì hệ thống miễn dịch đường ruột sẽ bị mất. Một khi bệnh xảy ra ở ruột, chức năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều
Hà Vũ
Sử dụng nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột
Các nhà nghiên cứu chỉ ra chỉ trong 2 ngày áp dụng chế độ ăn uống nhiều đường và ít chất xơ, sức khỏe đường ruột đã xuất hiện những dấu hiệu không tốt.
Không có một điều nào tốt khi nhắc đến đường. Danh sách các vấn đề mà nó gây ra ngày càng dài hơn và viêm ruột đã được thêm vào danh sách đó.
Tăng tiêu thụ đường trong thời gian ngắn, chẳng hạn như sô cô la, kem, đồ uống có đường, như caramel latte thêm kem (tương đương 25 muỗng đường đầy) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của con người, theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Alberta ở Canada.
Nghiên cứu được thực hiện trên chuột và nó rất thú vị. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chuột có sự nhạy cảm với đại tràng do hóa chất (viêm đại tràng) và các triệu chứng nghiêm trọng chỉ sau 2 ngày ăn nhiều đường so với những con ăn chế độ cân bằng.
Nhóm nghiên cứu Đại học Alberta cho thấy chỉ 2 ngày với chế độ ăn nhiều đường và thiếu axit béo chuỗi ngắn đã gây ra sự gia tăng tính thấm ruột. (Ảnh minh họa)
Karen Madsen, thuộc Khoa Y của trường đại học, chuyên nghiên cứu về chế độ ăn uống và ảnh hưởng của nó đối với bệnh viêm ruột. Bà nói rằng kết quả song song với nhiều bệnh nhân bị viêm đại tràng đã nói từ lâu, rằng những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống của họ có thể khiến các triệu chứng của họ bùng phát.
Bà cho biết: "Trước đây, người ta đã chứng minh rằng chế độ ăn uống mà mọi người đang thực hiện có thể thay đổi khả năng mắc bệnh.
Chúng tôi muốn biết phải mất bao lâu trước khi thay đổi chế độ ăn uống có tác động đến sức khỏe. Trong trường hợp đường với viêm đại tràng, chỉ mất 2 ngày, điều này thực sự đáng ngạc nhiên. Chúng tôi đã không nghĩ rằng nó sẽ xảy ra nhanh như vậy".
Điều gì có thể mang lại một sự thay đổi nghiêm trọng như vậy trong một thời gian ngắn như vậy? Chính là do microbiome (Microbiome là một trong những chất bảo vệ hiệu quả nhất trên cơ thể). Vi khuẩn có lợi cho đường ruột của con người không hề thích đường. còn vi khuẩn xấu thì ngược lại.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ đóng vai trò là nhiên liệu cho các loại vi khuẩn có chất lượng tốt, rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch hiệu quả. Nhưng chế độ ăn nhiều đường, ít chất xơ cung cấp cho các loại vi khuẩn xấu, chẳng hạn như E. coli, có liên quan đến tình trạng viêm và phản ứng miễn dịch bị khiếm khuyết.
Nghiên cứu của Madsen cho thấy những con chuột ăn chế độ ăn nhiều đường có tổn thương mô ruột lớn hơn và phản ứng miễn dịch bị khiếm khuyết. Những vấn đề này giảm đi khi chế độ ăn uống của chúng được bổ sung các axit béo thường được sản xuất bởi vi khuẩn tốt.
Madsen và nhóm của bà cũng cho thấy chỉ 2 ngày với chế độ ăn nhiều đường và thiếu axit béo chuỗi ngắn đã gây ra sự gia tăng tính thấm ruột. Phát hiện đó có thể dẫn đến nghiên cứu về chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của con người, vi khuẩn trong đường tiêu hóa và sức khỏe của não.
Có một bằng chứng ngày càng được củng cố cho thấy có một mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson, Madsen giải thích.
Hương Giang
Theo Mirror/vietQ
Chuyên gia chỉ rõ những "thời điểm vàng" cần phải uống nước trong ngày để tăng sức đề kháng "đánh bại" dịch Covid-19 Theo BS. TS. Từ Ngữ: Nhiều người chỉ có thói quen sử dụng nước khi cảm thấy khát nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm, chúng ta nên chia đều lượng nước cần uống trong một ngày cho những thời điểm: sáng - trưa - chiều - tối. Trong công cuộc phòng ngừa Covid-19, việc tăng sức đề kháng bằng cách uống...