Điểm tên những quốc gia đã cấm ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc
Một số quốc gia và khu vực đã cấm ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek của Trung Quốc do lo ngại về an ninh và do ứng dụng này không rõ ràng trong cách xử lý dữ liệu người dùng.
DeepSeek là gì?
DeepSeek là một công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc, có trụ sở tại thành phố Hàng Châu. Công ty được doanh nhân Liang Feng thành lập vào năm 2023. Người này đã sáng lập quỹ đầu tư phòng hộ High-Flyer trị giá 7 tỷ USD vào năm 2016.
Vào tháng 1/2025, DeepSeek ra mắt DeepSeek R1, một chatbot AI miễn phí có giao diện và cách hoạt động tương tự như ChatGPT của OpenAI (Mỹ). Chatbot này có thể giải toán, soạn thảo văn bản, viết email, dịch thuật và lập trình.
DeepSeek khác gì so với ChatGPT và các chương trình tương tự?
Điểm nổi bật của DeepSeek là chi phí phát triển thấp hơn nhiều so với các đối thủ.
DeepSeek tuyên bố trong một báo cáo hồi tháng 12/2024 rằng công việc huấn luyện mô hình AI của họ chỉ tốn chưa đến 6 triệu USD, sử dụng chip Nvidia H800.
Trong khi đó, OpenAI phải chi hơn 100 triệu USD để huấn luyện mô hình GPT-4.
Sau khi ra mắt vào ngày 20/1/2025, ứng dụng DeepSeek nhanh chóng đứng đầu bảng xếp hạng App Store của Apple vào ngày 27/1.
Tin tức này đã khiến cổ phiếu Nvidia mất gần 600 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường do giá cổ phiếu giảm 17%.
Những quốc gia nào đã cấm DeepSeek?
Một số cơ quan chính phủ ở nhiều quốc gia đã chặn hoặc đang xem xét chặn DeepSeek trên thiết bị của nhân viên chính phủ.
Mỹ
Ngày 6/2, tờ Wall Street Journal đưa tin các nghị sĩ Mỹ đang lên kế hoạch đưa ra dự luật cấm DeepSeek trên các thiết bị chính phủ.
Video đang HOT
Ngày 31/1, Cơ quan Hàng không – Vũ trụ Mỹ (NASA) chặn DeepSeek khỏi hệ thống và thiết bị của nhân viên.
Trước đó, Hải quân Mỹ cảnh báo binh sĩ không sử dụng DeepSeek do lo ngại về an ninh và đạo đức..
Hàn Quốc
Ngày 7/2, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tuyên bố tạm thời cấm DeepSeek trên thiết bị của nhân viên do lo ngại về an ninh.
Chính phủ Hàn Quốc đã cảnh báo các bộ ngành cẩn trọng khi sử dụng các chương trình AI nói chung, bao gồm cả ChatGPT và DeepSeek.
Trước đó, ngày 31/1, Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân Hàn Quốc cho biết họ sẽ gửi yêu cầu bằng văn bản tới DeepSeek để làm rõ cách công ty xử lý dữ liệu người dùng.
Korea Hydro & Nuclear Power, công ty vận hành điện hạt nhân của Hàn Quốc, cũng đã chặn DeepSeek từ tháng 1.
Australia
Ngày 6/2, chính phủ Australia cấm DeepSeek trên tất cả thiết bị của nhân viên chính phủ, viện dẫn rủi ro an ninh.
Lệnh cấm này đã được áp dụng cho tất cả các cơ quan chính phủ Australia. Bộ Nội vụ Australia ra tuyên bố yêu cầu tất cả các cơ quan chính phủ ngăn chặn sử dụng hoặc cài đặt các sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ web của DeepSeek, đồng thời gỡ bỏ ứng dụng DeepSeek đã được cài đặt khỏi toàn bộ hệ thống và thiết bị của chính phủ Australia.
Bộ trưởng Nội vụ Tony Burke nói rằng lệnh cấm nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích quốc gia của Australia.
Italy
Ngày 30/1, Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Italy (Garante) yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu của người dùng Italy trên DeepSeek do thiếu minh bạch về quyền riêng tư.
Hai ngày trước đó, cơ quan này đã yêu cầu DeepSeek làm rõ cách lưu trữ và sử dụng dữ liệu người dùng.
Đài Loan (Trung Quốc)
Ngày 5/2, chính quyền Đài Loan cấm các cơ quan nhà nước sử dụng DeepSeek, cũng với lý do lo ngại về an ninh.
Tại sao các nước cấm DeepSeek?
Hầu hết các quốc gia và khu vực đưa ra lệnh cấm DeepSeek đều viện dẫn lý do rủi ro an ninh và thiếu minh bạch về dữ liệu người dùng.
Theo chính sách quyền riêng tư của DeepSeek, công ty thu thập dữ liệu người dùng, bao gồm: thông tin cá nhân như email, số điện thoại, mật khẩu, ngày sinh; lịch sử trò chuyện như nội dung tin nhắn văn bản và âm thanh mà người dùng nhập vào; thông tin thiết bị gồm địa chỉ IP, kiểu gõ phím, hệ điều hành.
DeepSeek tuyên bố họ chia sẻ thông tin này với các nhà cung cấp dịch vụ và đối tác quảng cáo, đồng thời lưu trữ dữ liệu chừng nào còn cần thiết.
Theo chính sách quyền riêng tư của ChatGPT, OpenAI cũng thu thập thông tin cá nhân như tên và thông tin liên hệ được cung cấp khi đăng ký, thông tin thiết bị như địa chỉ IP và dữ liệu đầu vào mà người dùng nhập vào chatbot chỉ trong thời gian cần thiết. Thông tin này cũng có thể được chia sẻ với các công ty liên kết của OpenAI.
DeepSeek có gửi dữ liệu về Trung Quốc?
Ngày 7/2, kênh ABC News dẫn báo cáo của Feroot Security, một công ty an ninh mạng tại Canada, cho biết DeepSeek có mã lập trình ẩn có thể gửi dữ liệu người dùng trực tiếp đến chính phủ Trung Quốc.
Giám đốc điều hành Ivan Tsarynny của Feroot Security khẳng định DeepSeek có thể gửi dữ liệu tới CMPassport.com, cổng đăng ký trực tuyến của China Mobile, một công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc.
Việc thu thập dữ liệu này có bình thường không?
Ông Eddy Borges-Rey, Phó giáo sư tại Đại học Northwestern ở Qatar, cho biết tất cả các công ty công nghệ lớn như Meta, Google hay OpenAI đều khai thác dữ liệu người dùng cho quảng cáo, cải tiến thuật toán và huấn luyện AI.
Tuy nhiên, theo ông, DeepSeek bị phương Tây đối xử khác biệt do là công ty Trung Quốc. Các chính phủ lo ngại rằng theo Luật Tình báo Quốc gia của Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc có thể yêu cầu DeepSeek chia sẻ dữ liệu.
Ông nói thêm: “Các chính phủ phương Tây lo ngại rằng dữ liệu người dùng do các nền tảng Trung Quốc thu thập có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp, can thiệp hoặc giám sát. Việc này có thực sự diễn ra hay không vẫn còn tranh cãi, nhưng chỉ riêng khả năng đó cũng đủ để giải thích cho các lệnh cấm từ góc độ an ninh quốc gia”.
Ngược lại, các ứng dụng phương Tây không bị các chính phủ phương Tây coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. Theo ông Borges-Rey, các công ty phương Tây thường bị xem là có vấn đề nhưng có thể khắc phục thông qua quy định, trong khi các công ty Trung Quốc bị coi là mối đe dọa an ninh trực tiếp, cần phải bị cấm.
Năm 2023, ChatGPT gây lo ngại về việc vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh châu Âu. Ngày 1/4, Italy tạm thời chặn dịch vụ này đối với tất cả người dùng trong nước. Đến ngày 28/4/2023, ChatGPT được khôi phục tại Italy và OpenAI cho biết họ đã giải quyết hoặc làm rõ các vấn đề do Cơ quan bảo vệ dữ liệu Italy (Garante) nêu ra. Garante nói rằng họ hoan nghênh các biện pháp mà OpenAI đã thực hiện.
Trung Quốc cấm hoàn toàn các nền tảng phương Tây như Facebook, X và ChatGPT đối với tất cả người dùng trong nước.
Kiểm soát xuất khẩu từ Mỹ không thể kiềm chế sự tiến bộ AI của Trung Quốc
Trong khi thế giới tập trung vào các hành động của chính quyền Trump trong tuần đầu tiên, một công ty khởi nghiệp Trung Quốc đã làm dậy sóng ngành công nghệ toàn cầu với công cụ AI nguồn mở vượt trội, chỉ tốn một phần nhỏ chi phí so với đối thủ Mỹ như ChatGPT.
Thành công này đặt ra thách thức lớn đối với biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ của Mỹ.
Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước bối cảnh căng thẳng công nghệ Mỹ-Trung ngày càng leo thang, một startup công nghệ Trung Quốc vừa tạo ra bước đột phá đáng chú ý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), đặt ra thách thức lớn đối với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ của Mỹ.
DeepSeek, một công ty khởi nghiệp còn khá mới mẻ của Trung Quốc, đã gây chấn động giới công nghệ toàn cầu khi cho ra mắt công cụ AI nguồn mở với chi phí và nguồn lực chỉ bằng một phần nhỏ so với các đối thủ ở Mỹ như ChatGPT. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp, công cụ này còn cho thấy hiệu suất vượt trội hơn so với các sản phẩm tương tự đến từ Mỹ.
Đặc biệt, DeepSeek còn mạnh dạn cung cấp miễn phí công cụ của mình cho người dùng. Chỉ những ai muốn sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API) - công cụ giúp kết nối dễ dàng với các chương trình hiện có - mới phải trả phí. Mức phí này chỉ bằng khoảng 3% so với các công cụ khác trên thị trường, một con số cực kỳ cạnh tranh.
Thành công của DeepSeek đã làm nổi bật vấn đề quan trọng: Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với công nghệ máy tính tiên tiến, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, dường như không mấy hiệu quả trước một quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao như Trung Quốc.
Nghịch lý là chính việc thiếu nguồn lực đã buộc đội ngũ DeepSeek phải tập trung giải quyết các vấn đề về hiệu suất - điều mà họ có thể đã không quan tâm nếu được tiếp cận công nghệ Mỹ. Kết quả là họ đã tạo ra một sản phẩm không chỉ hiệu quả hơn mà còn tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
Có thể nói, Trung Quốc có tất cả cơ sở hạ tầng trí tuệ để đào tạo ra các kỹ sư và nhà khoa học hàng đầu, một ngành sản xuất chip máy tính rộng lớn và các mỏ và năng lực tinh chế lớn cho các kim loại quan trọng liên quan đến công nghệ cao. Việc không tiếp cận được với thiết bị sản xuất chip, phần mềm và chip tiên tiến của Mỹ sẽ chỉ là một trở ngại trên con đường phát triển AI của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI cũng đặt ra những thách thức đáng lo ngại. Khi công nghệ AI trở nên dễ tiếp cận hơn với cá nhân, nguy cơ lạm dụng và gây ra những tác động tiêu cực quy mô lớn cũng tăng theo. Điều này đòi hỏi cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc thúc đẩy tiến bộ công nghệ và đảm bảo an toàn xã hội cũng như những thách thức lớn trong việc kiểm soát và ngăn chặn việc sử dụng sai mục đích.
Để giải quyết những thách thức này, xã hội đứng trước hai lựa chọn khó khăn: hoặc là áp đặt lệnh cấm nghiêm ngặt đối với các công nghệ này - điều có thể không khả thi trong thực tế, hoặc là thiết lập hệ thống giám sát và kiểm soát toàn diện - điều có thể ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân.
Bài học từ trường hợp DeepSeek cho thấy, trong kỷ nguyên số hiện nay, việc kiểm soát sự phát triển công nghệ thông qua các biện pháp hạn chế xuất khẩu có thể không còn phù hợp.
Thay vào đó, cần có cách tiếp cận mới, cân bằng giữa thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đảm bảo an toàn cho xã hội. Điều này đòi hỏi sự hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn trong việc xây dựng khung pháp lý và các tiêu chuẩn đạo đức cho việc phát triển và ứng dụng công nghệ AI.
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc? Thị trường chứng khoán Mỹ đã lao dốc mạnh sau sự ra mắt của một tiến bộ bất ngờ từ công ty trí tuệ nhân tạo Trung Quốc, DeepSeek, đe dọa đến hào quang bất khả chiến bại bao quanh ngành công nghệ của Mỹ. Trợ lý AI của DeepSeek gần đây đã đứng đầu danh sách các ứng dụng iPhone miễn phí...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du châu Á vào tuần tới

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga sau tối hậu thư đầu hàng ở Kursk

Mỹ tung tiêm kích thế hệ 6: "Át chủ bài" mới của lực lượng không quân

Ông Trump nói đang đàm phán phân chia lãnh thổ Nga, Ukraine

Ông Trump: Sẽ sớm có lệnh ngừng bắn toàn diện cho xung đột Nga - Ukraine

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Thủ đô Tokyo, Nhật Bản bắt đầu bước vào mùa hoa anh đào

Nhật - Trung - Hàn khẳng định tầm quan trọng của tăng cường hợp tác với ASEAN

Mỹ nhập khẩu trứng để giải quyết khủng hoảng do dịch cúm gia cầm gây ra

Nhật - Hàn nỗ lực thúc đẩy quan hệ, giải quyết các vấn đề lịch sử còn tồn đọng

Bộ An ninh Nội địa Mỹ cắt giảm trên 100 nhân viên của các cơ quan giám sát

Đặc phái viên Mỹ: Ukraine 'về cơ bản' chấp nhận từ bỏ gia nhập NATO
Có thể bạn quan tâm

1 sao nam Vbiz gây hoang mang khi phải thở bình oxy trong hậu trường concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
Sao việt
23:46:17 22/03/2025
NewJeans bị toà án cấm hoạt động độc lập
Nhạc quốc tế
23:36:10 22/03/2025
Lý do diễn viên phim "Âm dương lộ" từ chối quay trong phim trường
Hậu trường phim
23:32:21 22/03/2025
Con trai mất khi chữa cháy rừng, mẹ đau đớn nhớ khoảnh khắc cuối cùng
Tin nổi bật
23:29:46 22/03/2025
Bước ngoặt "đáng ghét" của Kang Ha Neul
Phim châu á
23:24:59 22/03/2025
Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai mở màn đỉnh nóc kịch trần, dàn Anh Tài quá "chiến" bùng nổ MXH
Nhạc việt
23:14:27 22/03/2025
Ông Park gửi tặng hoa cưới cho Văn Toản
Sao thể thao
22:54:54 22/03/2025
Anh em sinh 3 được cả làng ngưỡng mộ, cùng đỗ đại học, cưới cùng 1 ngày
Netizen
22:54:01 22/03/2025
Mẹo luộc cua, ghẹ không rụng càng
Ẩm thực
22:52:40 22/03/2025
Minh Tú 'đáp trả' khi Á hậu Quỳnh Châu đôi co, chất vấn giám khảo
Tv show
22:46:24 22/03/2025